Trang chủKinh tếNông nghiệpXây dựng nông thôn mới đi vào thực chất

Xây dựng nông thôn mới đi vào thực chất


Huy động hơn 8.300 tỷ đồng

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết, giai đoạn 2021-2023, tỉnh đã huy động 8.323 tỷ đồng để thực hiện chương tình xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách Trung ương là 284,9 tỷ đồng, ngân sách địa phương 255,7 tỷ đồng, vốn lồng ghép 3.709 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 417,6 tỷ đồng và nhân dân đóng góp gần 500 tỷ đồng.

Tính đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đạt trung bình 18,53/19 tiêu chí NTM trong tổng số 80 xã. Trong đó, hiện có 64/80 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 80%), dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM; 3/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NMT (Ngã Năm, Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên), đến cuối năm 2023 có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM.

Là huyện đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng được công nhận huyện NTM (năm 2020), ông Đặng Văn Phương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên, cho biết, 3 năm qua, toàn huyện đã huy động được hơn 1.116 tỷ đồng để xây dựng NTM. Kết quả, diện mạo nông thôn có sự chuyển biến tích cực, rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên (tổng số hộ nghèo toàn huyện chỉ còn 481 hộ, tỷ lệ 1,17%).

Bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng khang trang ảnh 1
Bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ngày càng khang trang

Đến nay, huyện đã có 7/10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ có 10/10 xã đạt chuẩn để trở thành huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng.

Trong 3 năm 2021-2023, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ xây dựng gần 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở, với tổng kinh phí 241,5 tỷ đồng, nâng tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố, bán kiên cố đạt 87,23%. Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo ở địa bàn nông thôn chỉ còn 4,75% (11.146 hộ), giảm 5.772 hộ so với đầu năm.

Bên cạnh đó, Sóc Trăng tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), và đến nay có 235 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP. Trong đó, sản phẩm gạo ST24 được Bộ NN-PTNT công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao, 11 sản phẩm OCOP 4 sao và 172 sản phẩm OCOP 3 sao…

Tỉnh đã thiết lập hệ thống điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP với 8 cửa hàng trên khắp các huyện, thị xã, thành phố; giới thiệu, quảng bá 114 sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử; đặc biệt sàn thương mại điện tử của tỉnh (soctrangtrade.vn) đã được ra mắt để đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Nâng cao đời sống người dân

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế của địa phương, công cuộc xây dựng NTM tại Sóc Trăng đã tạo ra sự đột phá, làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn. Điều dễ dàng nhận thấy nhất là cơ sở hạ tầng tại các xóm ấp, phum sóc, vùng sâu vùng xa ngày càng khang trang, xanh, sạch đẹp và an toàn.

Chứng kiến sự thay da đổi thịt của quê hương, anh Lâm Hòa Tha (dân tộc Khmer, ngụ ấp KoKô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú) cho biết, 10 năm trước, người dân trong sóc đi lại chủ yếu men theo con đường đất lầy lội hoặc chèo ghe, xuồng. Mấy năm nay, Nhà nước quan tâm xây dựng đường sá rộng rãi nên bà con rất vui mừng, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa đều rất tiện lợi.

Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 96% tuyến đường xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 78% đường ấp và đường liên ấp được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Ngoài ra, 100% ấp đã có lưới điện quốc gia, 99,3% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn; gần 100% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh. Hệ thống trường lớp các cấp đạt chuẩn quốc gia là 82,21%; 80/80 xã có trạm y tế đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 61,9%.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển mạnh. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 7,71%, mang về giá trị xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD. Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng đạt bình quân 224 triệu đồng/ha.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trưởng ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cho biết, từ những kết quả đã đạt được, tỉnh đang đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo hướng thực chất, không chạy theo chỉ tiêu, thành tích, kết quả xây dựng phải mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững.

Trong đó, hướng đến mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đang phát động phong trào thi đua xây dựng NTM như một cuộc “cách mạng” về nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhằm hướng đến thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, viên chức.





Nguồn

Cùng chủ đề

Sóc Trăng: Chủ động chuẩn bị các điều kiện tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030

Cùng với cả nước, hiện Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng đang tích cực triển khai thực hiện các bước chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2025, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng xung quanh...

Sóc Trăng mở cửa trụ sở ủy ban tỉnh xuyên Tết cho người dân vào vui xuân

(Dân trí) - Tỉnh Sóc Trăng trang trí nhiều tiểu cảnh đẹp và mở cửa trụ sở UBND tỉnh để phục vụ người dân tham quan, vui xuân dịp Tết. Ngày 27/1, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết từ ngày 27/1 đến 2/2 (tức từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025), UBND tỉnh này mở cửa trụ sở cho người dân vào tham quan vui xuân.Thời gian mở...

Nỗi niềm thương hồ chợ nổi miền Tây

Những chuyến ghe ngày cuối năm không chỉ hối hả vì chở gánh nặng áo cơm, mà còn chất chứa tâm trạng bùi ngùi của cánh thương hồ. ...

Sóc Trăng mở cửa trụ sở UBND tỉnh đón người dân tham quan dịp Tết Nguyên đán

Trụ sở UBND tỉnh Sóc Trăng mở cửa đón khách tham quan dịp Tết Nguyên đán, góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, tạo sự gần gũi với người dân. Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, đây là năm thứ 3 tỉnh mở cửa trụ sở UBND tỉnh ở số 1, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, thành phố Sóc Trăng cho người dân vào tham quan trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trụ sở UBND tỉnh mở cửa...

Thanh Hóa dành hơn 375 tỷ đồng trao tặng cho gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn trong dịp Tết

Đây là số liệu được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nhân chuyến đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), thăm và tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động huyện Ngọc Lặc ngày 26/1. Tại Khu di tích lịch sử đặc biệt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Xuyên rừng lim xanh trăm tuổi là “báu vật” cả làng ở Phú Thọ

Ẩn mình trong rừng già Ba Hố (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), quần thể hơn 300 cây cổ thụ là loài cây lim xanh hàng trăm năm tuổi vài người ôm không xuể, luôn xanh tốt, là báu vật của dân làng. ...

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Hiện nay, ngôi làng này trở thành một điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách tại vùng đất Quảng Nam yên bình. ...

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Vườn trồng thứ cây cảnh đang hot, thơm khắp xóm, ông nông dân Cần Thơ nắm trong tay tiền tỷ

Với tuổi đời từ 30 - 50 năm, vườn nguyệt quế của ông Nguyễn Văn Dành (TP Cần Thơ) được uốn nắn theo dáng kiểng cổ độc đáo có tổng giá trị ước tính trên 1,5 tỷ đồng, nhiều người ngỏ ý mua nhưng không bán. ...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Cùng chuyên mục

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Đắk Lắk: 5 ngày nghỉ Tết đón 180 nghìn lượt khách, thu 60 tỷ đồng

Ngày 3/2, ông Nguyễn Thụy Phương Hiếu, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả tình hình hoạt động của ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Nhân kỷ...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sapoche, loại cây ra quả đặc sản, trái to bự, xuất xứ Mehico, tỷ phú Kiên Giang trồng thành công

Trang trại trồng sapohe xuất xứ từ Mehico (giống hồng xiêm Mehico) của nông dân Nguyễn Văn Thuần, 60 tuổi, ngụ ấp Phước Hảo, xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. ...

Mới nhất

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin,...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Mới nhất