Trang chủKinh tếNông nghiệpxây dựng nông dân số, nông nghiệp sạch, môi trường xanh

xây dựng nông dân số, nông nghiệp sạch, môi trường xanh


Chiều 7/1, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, 15 năm thực hiện Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 20/10/2009 của UBND TP; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phát động thi đua năm 2025. 

Dự hội nghị có Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn. 

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm trao Bằng khen của Trung ương Hội cho 3 tập thể
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm trao Bằng khen của Trung ương Hội cho 3 tập thể

Báo cáo của Hội Nông dân TP Hà Nội cho thấy, năm 2024, nông nghiệp Thủ đô từ đầu năm đến nay diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới vẫn có những biến động khó lường, trong nước biến đổi khí hậu, thiên tai, mưa lũ, đặc biệt là cơn bão số 3 (Yagi), song tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn đạt trên 2,47%.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 81/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 81/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Với sự tích cực vào cuộc của các cấp các ngành, DN, hợp tác xã, đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát triển được 29 chuỗi liên kết sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các chuỗi đã tạo ra diện mạo mới cho ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển biến tích cực cho nông nghiệp Thủ đô theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững và bắt kịp xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội  Lê Hồng Sơn trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội  Lê Hồng Sơn trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm đầu tư và chỉ đạo quyết liệt, sâu sát để phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. Đến nay, TP có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; 188/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (chiếm 49,2%); 76 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tổ chức thực hiện tốt với 2.711 sản phẩm đã được đánh giá công nhận. Đời sống nông dân được cải thiện và nâng cao. 

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành uỷ Vũ Hà; Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa trao Bằng khen cho 19 tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị 27 của UBND TP Hà Nội.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành uỷ Vũ Hà; Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa trao Bằng khen cho 19 tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị 27 của UBND TP Hà Nội.

TP đã kịp thời ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân.

HĐND TP đã ban hành 6 Nghị quyết về các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP, trong đó có Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 thông qua Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân TP Hà Nội với số vốn điều lệ 991 tỷ đồng. UBND TP đã chỉ đạo, ban hành các Chương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị. 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội nghị. 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đánh giá, Hội Nông dân TP đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, bám sát chỉ đạo của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và chủ trương của Thành ủy, chỉ đạo của UBND TP trong thực hiện nhiệm vụ được phân công, phát động các phong trào thi đua, dần hình thành các vùng sản xuất theo định hướng sản xuất hàng hóa, nhiều mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ được nhân lên hàng năm; kiện toàn tổ chức, tham gia giám sát, phản biện.

Hội Nông dân TP tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản Thủ đô được đẩy mạnh và có nhiều dấu ấn nổi bật, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, cụ thể hóa chủ trương “Hà Nội cùng cả nước, vì cả nước”; kết nạp bổ sung hội viên, đến nay TP có 447.580 hội viên Hội Nông dân các cấp.

Năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, năm cuối thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp khi TP Hà Nội tiếp tục thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội đề nghị Hội Nông dân TP phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, tập trung vào 6 nhiệm vụ quan trọng.

Cụ thể, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

Các đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Các đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2025.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân TP Hà Nội thực hiện công tác củng cố, kiện toàn tổ chức, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; triển khai thực hiện các Đề án về xây dựng các chi Hội, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp; kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Cùng với đó, Hội Nông dân TP đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với thực hiện chủ đề “Nông dân số – nông nghiệp sạch – môi trường xanh” hiệu quả, sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của TP; tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-xay-dung-nong-dan-so-nong-nghiep-sach-moi-truong-xanh.html

Cùng chủ đề

Chuyển mình mạnh mẽ kinh tế nông thôn Hà Nội

Thu nhập bình quân đạt 74,8 triệu đồng/người Xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) nổi tiếng cả nước với nghề sản xuất cơ kim khí, đa dạng các mặt hàng từ đơn giản (dây thép, cửa hoa, cửa xếp, bản lề, tôn ép) đến các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao (các chi tiết máy xẻ gỗ, máy đột dập, máy cán nóng, nồi hơi)… Bí thư Đảng ủy xã Phùng Xá Nguyễn Doãn Tuyến chia sẻ, Phùng Xá...

Hướng phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản Hà Nội

Rõ hiệu quả, nhiều lợi ích Hộ ông Đinh Đức Hòa ở xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) có 6ha diện tích mô hình nuôi cá - lúa với các loại cá trắm cỏ, cá chép, cá trôi... Ông Đinh Đức Hòa chia sẻ, áp dụng mô hình nuôi cá - lúa có thể tận dụng thức ăn dư thừa từ lúa, còn cây lúa sẽ đạt sản lượng cao hơn so với trồng 2 vụ thông thường. Ngoài ra,...

Báo chí góp sức vào sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Thủ đô

Chiều 14/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết công tác thông tin tuyên truyền năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Báo chí phản ánh kịp thời, toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Nội Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2024, sản xuất nông nghiệp của thành phố đã nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy các lợi thế với tốc độ tăng trưởng đạt 2,52% so...

hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Vẫn còn nhiều khó khăn Theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp thị trấn Phúc Thọ Nguyễn Văn Chương, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn nói riêng đã được đưa vào sử dụng hiệu quả. Dù vậy, có một khó khăn hiện nay là người dân còn bị động trong việc sử dụng những diện tích đất nông nghiệp đã...

Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội được nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT

Năm 2024, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tích cực tham mưu Sở NN&PTNT Hà Nội về kế hoạch sản xuất các vụ trong năm đảm bảo diện tích; đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất góp phần đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Chi cục cũng đã hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng chỉ đạo của UBND TP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chứa chan tình cảm, lắng đọng nghĩa tình

Kinhtedothi-Do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên đoàn công tác chỉ có thể trực tiếp ghé thăm, chúc Tết, tặng quà 2 nhà giàn. Quãng thời gian dù ngắn ngủi nhưng cũng đủ để trao gửi tình cảm, hơi ấm, nghĩa tình từ đất liền đến với nơi đầu sóng ngọn gió giữa trùng khơi bao la. Nhà giàn hiên ngang giữa biển khơi Trong suốt hải trình 16 ngày trên biển, đoàn công tác chỉ ghé chúc Tết...

MTTQ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo thêm động lực chiến thắng bệnh tật

Kinhtedothi- Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam với vai trò trung tâm khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sẽ hết lòng hết sức đồng hành, hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư nghèo, hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để quyết tâm chiến thắng bệnh tật"-Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khẳng định. Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 25/1 (tức 26 Tết), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

“Cưỡi sóng, vượt gió” mang hơi ấm đất liền đến với nhà giàn DKI

Kinhtedothi-Trải qua quãng đường hàng trăm hải lý với bao bất vả, khó khăn của sóng to, gió lớn, Đoàn công tác số 2 của Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân cùng các cán bộ, chiến sĩ trên tàu Trường Sa 21 vỡ òa hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ: trao quà Tết tới các nhà giàn DKI. Con tàu mang sứ mệnh đặc biệt Khác với những chuyến đi trước, trong lần khởi hành này, cán bộ, chiến...

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Để giao thông công cộng thực sự phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã quy định Điều 31 “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng”. Ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) quy định tại Điều 31. Nghị quyết số 15-NQ/TW đề ra phương hướng: “Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả...

Xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long Thành

Sáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu trụ sở Chính phủ, kết nối trực tuyến tới đầu cầu tỉnh Đồng Nai. Cùng dự có Phó Thủ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Đây là một thành phố của Quảng Nam đang phát triển manh về nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của TPTam Kỳ (Quảng Nam) đến năm 2030 phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thích ứng với biến đổi...

“Thủ phủ” cà phê Sơn La xuất hiện khu trải nghiệm 5 sao, khách nước ngoài nhìn thấy đều mê

“Con đường tới Sơn La cực lắm! Đi từ Sài Gòn, bay ra Hà Nội rồi lại đi ô tô 7-8 tiếng mới tới. Dân Thủ đô còn không biết Sơn La có cà phê, mà một người từ xa xôi như tôi lại mò tới. Rất may, chính quyền ở...

Hoa đào, hoa mai bán đầy, riêng loài hoa này chủ vườn Lào Cai phải “hãm”, nở sớm là thất bại

Khác với người trồng cây cảnh, thời điểm hiện tại, nông dân trồng hoa hồng, cúc, ly, lay ơn ở Lào Cai vẫn đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị những khâu cuối cùng để đưa hoa cúc, lay ơn xuống phố bán những ngày cận tết Nguyên đán. ...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Mới nhất

Người bệnh cao huyết áp ăn Tết cần biết điều này để bảo vệ sức khỏe

GĐXH - Trong mâm cỗ ngày Tết, "kẻ thù" đầu tiên của người bệnh cao huyết áp là chất béo đến từ thịt và da các loại gia cầm. Ngoài ra, các món ăn ngọt, bánh chưng, đồ ăn...

Món ngon đặc trưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Trung có những món ngon đặc trưng, được bày thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và bài trí trên mâm tròn. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, văn hóa ẩm thực của miền Trung chịu tác động rất lớn từ thời tiết khắc...

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 tôn vinh 17 đơn vị của Việt Nam

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch.Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim Việt Nam thắng lớn...

Mới nhất