Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXây dựng một tương lai cho phụ nữ trong khoa học

Xây dựng một tương lai cho phụ nữ trong khoa học


Để giải quyết những thách thức lớn được nêu trong Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, cần khai thác mọi tiềm năng, trong đó có tiềm năng của phụ nữ trong khoa học. Theo các nhà phân tích, việc đảm bảo đa dạng giới, mở rộng nhóm các nhà nghiên cứu tài năng sẽ mang lại góc nhìn mới và sự sáng tạo.

Vẫn tồn tại khoảng cách giới trong STEM

Mặc dù các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) được coi là quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia nhưng khoảng cách giới vẫn tồn tại ở mọi cấp độ của các ngành STEM. 

Trung bình phụ nữ chiếm khoảng 29% lực lượng lao động STEM trong số 146 quốc gia được đánh giá trong “Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu” của Liên hợp quốc. Con số này ở các ngành phi STEM là 49%. Thu nhập của phụ nữ trong lĩnh vực STEM ít hơn nam giới khoảng 15%-30%.

Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ), một nhân sự làm việc trong lĩnh vực STEM có thu nhập cao hơn khoảng 2/3 so với người làm ở lĩnh vực khác. Đáng chú ý, một số nghề STEM có mức lương cao như khoa học máy tính và kỹ thuật lại có tỷ lệ phụ nữ tham gia rất thấp. 

Cuộc khảo sát Global STEM Salary Survey cũng cho thấy, vẫn tồn tại khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ trong lĩnh vực STEM tại châu Âu và Bắc Mỹ. Thực tế này đáng lo ngại vì phụ nữ trong cùng lĩnh vực và cùng vị trí làm việc hoàn toàn xứng đáng được trả mức lương ngang bằng với nam giới.

Mặc dù phụ nữ hiện diện ngày càng nhiều ở bậc giáo dục đại học nhưng họ chỉ chiếm 28% số sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật; 40% số sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính và tin học. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khoảng cách này là định kiến cho rằng “STEM là lĩnh vực nam giới thống trị”. Điều này khiến nhiều bé gái và phụ nữ do dự, thậm chí nản lòng khi theo đuổi giáo dục và sự nghiệp trong lĩnh vực STEM. 

Xây dựng một tương lai cho phụ nữ trong khoa học- Ảnh 1.

Khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái theo đuổi STEM

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nữ có xu hướng có sự nghiệp ngắn hơn và lương ít hơn so với nam giới. Công trình của họ không được đại diện đầy đủ trên các tạp chí uy tín và họ thường ít có cơ hội thăng tiến. Phụ nữ thường được cấp các khoản tài trợ nghiên cứu ít hơn so với các đồng nghiệp nam. 

Mặc dù chiếm 33,3% tổng số các nhà nghiên cứu, chỉ có 12% thành viên của các viện hàn lâm khoa học quốc gia là nữ. Trong các lĩnh vực tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, chỉ có 1/5 số chuyên gia (tương đương 22%) là phụ nữ.

Niềm hy vọng cho tương lai

Khoa học trong thế kỷ 21 là năng động, hợp tác và đa dạng. Đây là công cụ mạnh mẽ để giải quyết các thách thức toàn cầu và mở ra cánh cửa cho các sự nghiệp vượt xa phòng thí nghiệm. Ngành khoa học cần mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ. 

Một phần giải pháp đòi hỏi các công ty phải cân nhắc kỹ hơn đến những ứng viên nữ đủ tiêu chuẩn – nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ thay đổi được thực trạng hiện tại. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần cung cấp chính sách hỗ trợ dành cho nhân viên nữ, để họ có cơ hội phát triển cả về cá nhân lẫn chuyên môn. 

Tuyển dụng chỉ là bước đầu, việc giữ chân, mở rộng cơ hội đào tạo, thăng tiến mới là những yếu tố quan trọng. Đảm bảo bình đẳng giới tại nơi làm việc không chỉ là việc cần làm mà còn giúp doanh nghiệp hưởng lợi. 

Xây dựng một tương lai cho phụ nữ trong khoa học- Ảnh 2.

Lydia Charles Moyo, doanh nhân người Tanzania, được trao Giải thưởng Global Citizen 2024

Theo một báo cáo của McKinsey, các công ty thuộc nhóm 25% dẫn đầu về đa dạng giới có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn trung vị ngành ở cấp quốc gia của họ đến 15%.

Lĩnh vực STEM đang có những cải thiện nhất định về môi trường làm việc cho phụ nữ như chế độ làm việc linh hoạt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để mang đến cơ hội và quyền tiếp cận bình đẳng cho phụ nữ ở mọi độ tuổi, từ bậc tiểu học, trung học đến lao động nữ mới gia nhập thị trường lao động và cả những người đang làm việc trong lĩnh vực STEM.

Các chương trình hỗ trợ chuyên biệt và cố vấn sẽ đóng vai trò then chốt để thúc đẩy sự thay đổi và xóa bỏ các rào cản giới hiện tại. Việc những phụ nữ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực STEM sẵn sàng trở thành người cố vấn và chủ động giúp đỡ thế hệ kế cận càng trở nên quan trọng hơn. 

Bên cạnh vai trò cố vấn của thế hệ đi trước, chúng ta cũng cần ghi nhớ tầm quan trọng của góc nhìn đa dạng (từ nam hay nữ) để giúp chị em phát triển.

Tại châu Phi, ngày càng có nhiều nỗ lực ưu tiên đầu tư vào giáo dục STEM dành cho trẻ em gái – đối tượng vẫn đang thiếu đại diện trong lĩnh vực này. Một ví dụ điển hình là Lydia Charles Moyo, doanh nhân người Tanzania, với tổ chức phi chính phủ Her Initiative chuyên thúc đẩy trao quyền cho trẻ em gái thông qua công nghệ. 

Thành lập năm 2019, tổ chức này cung cấp giáo dục và kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp và việc làm, đồng thời tận dụng công nghệ để thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực kỹ thuật số tại Tanzania. 

Sáng kiến của cô Moyo không chỉ định hình cách giải quyết tình trạng thiếu đại diện của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực STEM mà còn góp phần thúc đẩy hòa nhập số và phát triển các chiến lược lồng ghép công nghệ với mục tiêu bình đẳng giới tại Tanzania.

Công việc của cô Moyo đã được công nhận ở cấp quốc gia lẫn quốc tế. Tháng 4/2024, Moyo được trao Giải thưởng Global Citizen 2024 vì những đóng góp thúc đẩy quyền năng kinh tế cho trẻ em gái và phụ nữ trẻ. 

Đến tháng 6/2024, cô Moyo tiếp tục giành Giải thưởng KBF Africa 2023-2024 (bởi Quỹ Vua Baudouin), ghi nhận nỗ lực của Her Initiative trong việc khai mở tiềm năng kinh tế cho phụ nữ, giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở thanh niên và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực châu Phi hạ Sahara.

Ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em gái trong Khoa học (11/2) năm nay tôn vinh vai trò của phụ nữ trong khoa học và những đóng góp của lực lượng quan trọng này đối với phát triển bền vững. Chủ đề này nhằm nêu bật vai trò quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái trong khoa học, công nghệ; hỗ trợ các cơ hội để tăng cường sự tham gia của họ. Hiện nay, khoa học và bình đẳng giới đều rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững đã được quốc tế thống nhất, bao gồm Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Nguồn: Technology Networks, sdg.iisd.org



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/xay-dung-mot-tuong-lai-cho-phu-nu-trong-khoa-hoc-20250212110528324.htm

Cùng chủ đề

Vì một Thủ đô xanh – sạch

Hà Nội đang nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới một Thủ đô xanh - sạch - đẹp và phát triển bền vững. Việc này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của thành phố trong cam kết kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm. Ở đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp trên địa bàn. ...

Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ thành viên Hội đồng chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027

Ngày 10/2/2025, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại New York đã dự phiên họp thường niên của Hội đồng chấp hành Cơ quan bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ LHQ (UN Women) với tư cách là thành viên Hội đồng chấp hành nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là phiên họp đầu tiên của Hội đồng chấp hành UN Women trong năm 2025 nhằm trao đổi về...

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng ‘thuận thiên’

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã và đang là thách thức lớn đã, ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến một trong những vựa lúa lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong bối cảnh đó, An Giang đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn ứng dụng các giải pháp về công nghệ, sinh thái để nâng cao giá trị sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm tác...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chiều 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ...

Nữ sinh Việt công bố 5 bài báo khoa học trên tạp chí uy tín nhất toàn cầu

Trong 4 năm đại học, Nguyễn Thị Thu Hoài cùng nhóm nghiên cứu công bố 5 bài báo khoa học thuộc nhóm Q1 (nhóm cao nhất trong xếp hạng khoa học toàn cầu). Ngay từ những ngày đầu bước chân vào giảng đường, Nguyễn Thị Thu Hoài, khoa Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học FPT đã nổi bật khi lọt top 10 SchoolRank (công cụ xếp hạng học sinh THPT).Không dừng lại ở việc đạt kết quả cao trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Nhật. Bà đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho công bằng xã hội, hòa bình và bình...

Phụ huynh, học sinh cuống cuồng tìm lớp mới

Trước khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, hàng loạt trường học đã chấm dứt hoạt động này và gây ra không ít lo lắng đối với...

Khởi động cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất ngành Công nghệ Làm đẹp

L'Oréal vừa chính thức khởi động Cuộc thi "BIG BANG - Những Cải tiến ngành Công Nghệ Làm đẹp năm 2025" dành cho các nhà khởi nghiệp thuộc các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á -...

Bà Cự Chân – Tổ nghề dệt kim đất Cự Đà

Những năm 20 của thế kỷ trước, một nữ thương nhân làng Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã can đảm học hỏi, đầu tư để làm chủ công nghệ dệt kim vốn mới mẻ, xa lạ...

Truyền cảm hứng cho nữ sinh theo đuổi STEM

Khi tiếng động cơ máy bay không người lái nổi lên trong lớp, giáo viên môn khoa học Alfina Jackson hướng dẫn học sinh thực hiện các bước cần thiết để bay và đáp thiết bị. ...

Bài đọc nhiều

Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức dạy thêm học sinh cuối cấp

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh thành cấp kinh phí cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh hoàn cảnh khó khăn, học sinh cuối cấp. Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi đến các địa phương ngày 11/2, về việc tăng cường chỉ đạo giáo dục phổ thông.Theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các trường tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh,...

Hạn chế sử dụng điện thoại trong trường học, giúp học sinh chú tâm học tập

  Thông tư số 32 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về các hành vi học sinh không được làm. Thông tư này quy định “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”. Hiện nay, nhiều trường học đã áp dụng biện pháp hạn chế học sinh sử...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Diễn biến điểm chuẩn các trường công an nhân dân những năm gần đây

Dưới đây là điểm chuẩn của các trường công an nhân dân các năm gần đây:Học viện An ninh Nhân dân:Công tác tuyển sinh vào các trường khối ngành công an năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2023, phân chia theo khu vực. Các trường giữ nguyên 3 phương thức xét tuyển:Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của...

Cùng chuyên mục

Lên danh sách học sinh ôn tập, giáo viên dạy

Sở GD-ĐT Đắk Nông vừa chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29; đồng thời lập danh sách học sinh tham gia ôn...

Nơi nào không chọn Tiếng Anh?

Thêm nhiều địa phương chốt môn thứ 3 thi vào lớp 10, trong đó Hà giang không chọn tiếng Anh như một số tỉnh, thành khác mà là Lịch sử - Địa lý. ...

hàng trăm điểm trường học bỏ hoang gây lãng phí ở kon tum

Theo Sở GDĐT Kon Tum, toàn tỉnh Kon Tum có 918 điểm trường lẻ, trong năm học 2024-2025 có 717 điểm trường lẻ được sử dụng và 201 điểm trường lẻ không hoạt động. ...

Nhiều đại học không xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ của Việt Nam

Với ngoại ngữ, nhiều trường đại học chỉ chấp nhận chứng chỉ quốc tế khi xét tuyển. Chứng chỉ VSTEP của Việt Nam không được chấp nhận. Ở phía Nam, Trường đại học Ngân hàng chấp nhận 5 chứng chỉ tiếng Anh để xét...

Người phụ nữ trọn đời đấu tranh vì bình đẳng trong giáo dục

Aki Kurose (11/2/1925 - 24/5/1998) là một giáo viên và nhà hoạt động xã hội người Mỹ gốc Nhật. Bà đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho công bằng xã hội, hòa bình và bình...

Mới nhất

để thực hiện phân cấp, phân quyền, cần tăng quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kinhtedothi -Chiều 12/2, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội kiến nghị, để thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền, cần mạnh dạn tăng quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc...

Trung Quốc và Mỹ tiêu thụ mạnh trở lại, giá tiêu tăng chạm ngưỡng 165.000 đồng/kg

Thị trường giá tiêu nội địa ngày 12-2 tăng mạnh, với mức tăng 3.000 - 4.500 đồng/kg so với ngày trước, đẩy giá tiêu cao nhất lên đến 164.000 đồng/kg. ...

Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

Việc phân quyền, phân cấp phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo cũng như kiểm soát quyền lực và quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên. ...

Lên danh sách học sinh ôn tập, giáo viên dạy

Sở GD-ĐT Đắk Nông vừa chỉ đạo các đơn vị ngành giáo dục trên địa bàn thực hiện nghiêm các nội dung quy...

Đại biểu Quốc hội kiến nghị không gọi tên “kỳ họp bất thường”

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội kiến nghị gọi kỳ họp không thường lệ thay vì "kỳ họp bất thường" của Quốc hội ...

Mới nhất