Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới...

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật


Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo.

Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Tờ trình lần này, Chính phủ đã bổ sung, làm rõ về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo; phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, cập nhật cấu trúc và các nội dung chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo được chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; bổ sung nguồn lực về tài chính, ngân sách thực hiện.

Đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo Luật quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại phiên họp.

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa bảo đảm có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Bản chỉnh lý dự thảo Luật đến ngày 1/10/2024 có bố cục gồm 9 Chương 45 Điều (giảm 26 Điều so với dự thảo bản trình Quốc hội ngày 6/9/2024). Dự thảo Luật sau khi được chỉnh lý bảo đảm không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn hơn; chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định các nội dung đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành khác; đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo Luật.

Cho rằng hồ sơ dự án Luật sau khi chỉnh lý cơ bản đáp ứng điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, xung đột pháp lý; đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng, toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm thi hành Luật đối với từng chính sách.

Đánh giá tác động đến đâu, xác định phạm vi điều chỉnh đến đó

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tích cực, khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 để hoàn thiện dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, các nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo; chỉ quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định cụ thể, chi tiết, luật hóa nghị định, thông tư mà giao cho Chính phủ, bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến.

Về các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần chú ý bảo đảm đánh giá tác động đến đâu thì quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đến đó, không dàn trải. Trong đó, lưu ý đối tượng áp dụng của Luật Nhà giáo với ba nhóm chính gồm: nhà giáo công lập, nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đồng thời, tiếp tục rà soát, bảo đảm tính phù hợp, khả thi của từng chính sách áp dụng cho từng nhóm đối tượng này.

Đối với chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quy định tại Điều 6 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục rà soát, bảo đảm khung chính sách được cụ thể hóa đầy đủ, tránh quy định chính sách chung chung. Trong đó, với quy định tại khoản 1 “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng” thì cần liệt kê các chính sách cụ thể, không giữ quy định như hiện nay vì bao hàm quá rộng.

Dẫn số liệu về nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách với nhà giáo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách hỗ trợ miễn học phí từ Báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách nêu trên là tương đối lớn, nên phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để bảo đảm tính khả thi, tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác.

Nhấn mạnh đây là đạo luật được ngành giáo dục quan tâm, nhưng cũng là luật khó, với phạm vi tác động lớn, có nhiều nội dung phức tạp, với tinh thần khẩn trương, thận trọng và kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm; các bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần “gác cổng” về mặt kỹ thuật lập pháp cho dự án Luật để không sai về từ ngữ, các điều khoản không chồng chéo với quy định của các luật khác.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị cụ thể, thật kỹ, bảo đảm yêu cầu thì có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình hai kỳ họp; nếu sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội chưa cao, còn nhiều ý kiến thì có thể trình ra qua ba kỳ họp, bảo đảm luật có tuổi thọ cao.

Cho ý kiến với nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo, chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn.

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 3

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận.

Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo khung khổ pháp lý thuận lợi và thống nhất cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo cũng như bảo vệ, tôn vinh nghề giáo.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, bố cục và nội dung có sự thay đổi khá căn bản. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, theo hướng ngắn, gọn, rõ, bảo đảm đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.





Nguồn: https://nhandan.vn/xay-dung-luat-nha-giao-thanh-mot-luat-mau-ve-doi-moi-tu-duy-xay-dung-luat-post835474.html

Cùng chủ đề

Phân cấp cho hiệu trưởng quyền tuyển dụng nhà giáo?

Dự thảo luật Nhà giáo phân quyền cho ngành giáo dục, phân cấp triệt để theo hướng ủy quyền cho người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập chủ động trong tuyển dụng nhà giáo. ...

Bỏ đề xuất tăng 1 bậc lương nhà giáo khi xếp lương lần đầu

Dự thảo luật Nhà giáo mới nhất đã bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương nhà giáo đối với giáo viên được tuyển dụng, xếp lương lần đầu. ...

Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh thành, 52 tỉnh thành sáp nhập theo 6 tiêu chí

Tại tờ trình dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất giữ nguyên 11 đơn vị cấp tỉnh, còn 52 đơn vị thuộc diện sắp xếp. Bộ Nội vụ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Theo dự thảo Nghị quyết này, tiêu chí sắp xếp đối với đơn...

Đề nghị mở rộng đối tượng áp dụng trong dự thảo Luật Nhà giáo

Với một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết, dự thảo Luật bổ sung quyền của nhà giáo...

Phân quyền cho ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến, được chỉnh lý theo hướng phân quyền cho ngành Giáo dục chủ động trong tuyển dụng nhà giáo; đồng thời, phân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấu hiểu và đồng hành cùng cha mẹ có con tự kỷ

NDO - Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.  Sáng 30/3,...

Thứ trưởng y tế kiểm tra dịch sởi tại Đà Nẵng

NDO - Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thu dung điều trị và phòng, chống bệnh Sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết,...

Tỷ lệ trẻ đến khám vì tự kỷ gia tăng

NDO - Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.  Trung bình mỗi năm có khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ...

Hiệu quả của phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi với trẻ tự kỷ

NDO - Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh. Giá trị của vui chơi với trẻ tự kỷ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Bài đọc nhiều

Phản ứng trên mạng của phụ huynh và những hiệu trưởng không chọn cách tránh né

Tại nhiều trường học ở TPHCM, thay vì tránh né các phản ứng tiêu cực trên mạng của phụ huynh, hiệu trưởng tìm hướng giải quyết tích cực. Điều này thể hiện một phần văn hoá ứng xử của lãnh đạo trường. Cách đây chưa lâu, trên diễn đàn học sinh TPHCM lan truyền 2 đoạn tin nhắn trong nhóm Zalo giữa giáo viên có tên L. - Trường THPT Nguyễn Văn Linh và học sinh của lớp cô dạy.  Theo...

Vì sao đa số cán bộ y tế trường học ở Thanh Hóa không có chuyên môn y?

TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ kiêm nhiệm, không có chuyên môn y. TPO - Theo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học ở Thanh Hóa cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ...

Những lưu ý khi viết thư UPU lần thứ 54

Theo ban tổ chức, những bức thư UPU đoạt giải cao thường là bức thư ý có tưởng độc đáo, cách lập luận sáng rõ, hành văn vừa giản dị, vừa giàu tính biểu cảm. Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 có chủ đề “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất