Trang chủNewsThời sựXây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo,...

Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực

Sáng 12/2, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Thủ tướng: Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nguyên tắc trong sửa đổi, hoàn thiện các luật, một số điểm mới trong các dự thảo luật được trình Quốc hội – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thảo luận tại Tổ 8 (gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Cần Thơ, Kon Tum), Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nguyên tắc trong sửa đổi, hoàn thiện các luật, một số điểm mới trong các dự thảo luật được trình Quốc hội.

Thủ tướng cho rằng theo quy luật, trong quá trình phát triển luôn sinh ra các mâu thuẫn mới, chúng ta phải giải quyết mâu thuẫn mới thì mới tiếp tục phát triển được. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các luật là bình thường; yêu cầu đặt ra là làm sao quy định đơn giản, dễ hiểu và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Lần này, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng về tổ chức, bộ máy, để bộ máy tinh gọn mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức… Đây là chủ trương lớn của Đảng mà chúng ta làm sắp xong, trong tháng 2 cố gắng hoàn thành các công việc để tháng 3 tổ chức, cơ cấu mới bắt đầu vận hành và chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp. Tất nhiên, khi bộ máy, tổ chức, cơ cấu mới đưa vào vận hành sẽ có sự trơn tru, thuận lợi, nhưng cũng có những vướng mắc, trục trặc, khó khăn thì chúng ta phải giải quyết.

Theo Thủ tướng, việc vận hành bộ máy phải “đúng vai thuộc bài”. Ai làm tốt nhất, sát nhất thì giao cho người đó, phân định rõ chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp; càng rõ thì càng dễ đánh giá, xác định trách nhiệm. Đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, từ thực tiễn thấy cái gì vướng mắc phải sửa.

Thủ tướng: Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực- Ảnh 2.
Thủ tướng khẳng định, hiện quy trình phối hợp giữa các cơ quan đang rất tốt, chặt chẽ, hiệu quả, song khi trình một đề án, dự án luật ra Quốc hội thì phải làm rõ hơn nữa cơ quan trình Quốc hội và cơ quan thẩm tra – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đi vào cụ thể hơn, Thủ tướng khẳng định, hiện quy trình phối hợp giữa các cơ quan đang rất tốt, chặt chẽ, hiệu quả, song khi trình một đề án, dự án luật ra Quốc hội thì phải làm rõ hơn nữa cơ quan trình Quốc hội và cơ quan thẩm tra. Thủ tướng lấy ví dụ, một bộ trưởng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ trình Quốc hội một dự án luật, một ủy ban của Quốc hội là cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thẩm tra.

Khi cơ quan trình và cơ quan thẩm tra có ý kiến khác nhau thì xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, theo quy chế của Đảng. Phải phân định rõ cơ quan xây dựng chính sách và quy trình xây dựng để rõ trách nhiệm và chịu trách nhiệm đến cùng nhưng vẫn phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.

Vấn đề thứ hai được Thủ tướng đề cập là xây dựng, ban hành chính sách như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh diễn biến cuộc sống rất nhanh, như trong chưa đầy một tháng qua, tình hình thế giới đã có nhiều đảo lộn. Thực tiễn cũng đặt ra nhiều bài học, kinh nghiệm như trong phòng chống dịch COVID-19, cơn bão Yagi (bão số 3 năm 2024) với nhiều quyết sách rất khó khăn, cân não.

Vì vậy, những gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số ý kiến đồng tình thì chúng ta luật hóa, tiếp tục thực hiện. Còn những gì còn biến động, nhất là những vấn đề kinh tế thì trao quyền cho cơ quan hành pháp, trên cơ sở đó mới xử lý linh hoạt, kịp thời và báo cáo lại Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thủ tướng: Xây dựng luật cần tạo không gian cho đổi mới sáng tạo, miễn là không tham nhũng, tiêu cực- Ảnh 3.
Thảo luận tại Tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Long, Điện Biên, Cần Thơ, Kon Tum – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trao đổi thêm, Thủ tướng cho biết, trước đây, nghị quyết của Chính phủ có giá trị là văn bản quy phạm pháp luật, nhưng sau đó luật quy định nghị quyết của Chính phủ không có tính pháp quy, thay vào đó là các nghị định được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi có những vấn đề cá biệt, đặc biệt, phải xử lý ngay, Chính phủ có thể họp trong 1 tiếng, ngay trong đêm để quyết định, nhưng ban hành văn bản ra mà không có tính pháp quy thì không ai dám làm, như trong thời gian phòng chống dịch COVID-19. Trong khi đó, nghị định dù ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn vẫn phải mất nhiều thời gian, quy trình hơn trong lấy ý kiến.

Thực tiễn đặt ra những vấn đề cụ thể, cấp bách trong một thời gian ngắn thì chúng ta phải giải quyết, xử lý ngay, do đó quy định nghị quyết của Chính phủ có giá trị pháp quy là rất cần thiết, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng dẫn ra hàng loạt ví dụ cụ thể, sinh động từ thực tiễn “muôn hình muôn vẻ” như phòng chống dịch COVID-19, trong công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt trong siêu bão Yagi, cho thấy nhiều vấn đề không dự báo hết được khi xây dựng luật, khi ban hành điều luật mới cần đánh giá tác động nhưng đó cũng chỉ là dự báo.

Vì vậy, quy định trong luật cần mang tính khung, tính nguyên tắc; nếu cần thì cho thí điểm và trên cơ sở thí điểm thì nghiên cứu đưa vào luật; để dư địa cho cơ quan hành pháp thực hiện linh hoạt, hiệu quả, để không gian cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, người dân, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Chúng ta chấp nhận rủi ro, vừa khuyến khích và bảo vệ người đổi mới, sáng tạo, vừa phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; vừa đề cao trách nhiệm cá nhân, đồng thời không xử lý, truy tố những người không có động cơ cá nhân, vụ lợi.

Một vấn đề khác được Thủ tướng đề cập là các quy trình ra quyết định phải nhanh trên tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc là những yếu tố quyết định thành công. Do đó, cùng với việc lấy ý kiến nhân dân, đối tượng tác động khi xây dựng các dự án luật, cần coi trọng việc tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn.

Thủ tướng đơn cử, trong bão Yagi tại Lào Cai, khi nhận thấy nguy cơ khẩn cấp, người dân có thể gặp nguy hiểm do sạt lở đất, trưởng thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã quyết định di dời người dân. “Người dân an toàn thì không sao, nhưng nếu không may trong quá trình di chuyển lại vào chỗ sạt lở mà người dân bị vùi lấp thì trưởng thôn thành tội đồ. Nhưng cách làm của ông rất sáng tạo, rất vô tư và ông sẵn sàng chịu trách nhiệm. Thế thì luật pháp phải bảo vệ những người như ông ấy”, người đứng đầu Chính phủ phát biểu.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-xay-dung-luat-can-tao-khong-gian-cho-doi-moi-sang-tao-mien-la-khong-tham-nhung-tieu-cuc-386580.html

Cùng chủ đề

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án...

Bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Báo cáo tại phiên họp, ông Trần...

Sự cần thiết và cấp thiết khi xây dựng và ban hành Luật PCCC&CNCH

(Dân trí) - Việc ban hành Luật PCCC&CNCH là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về PCCC& CNCH phục vụ đổi mới, phát triển đất nước và cuộc sống bình yên của người dân. Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộTheo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), trước đòi hỏi khách quan cần tăng cường công tác PCCC&CNCH bảo vệ sản...

Tiền lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo và những vấn đề căn cốt cần ưu tiên giải quyết

5 vấn đề căn cốt cần phải được ưu tiên giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo là: Tiền lương và chế độ đãi ngộ; định danh và quản lý nhà giáo; phát triển công bằng giữa...

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra. Là một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, TS. Thái Doãn Hoàng Cầu (tiến sĩ về hành vi kinh tế trong thị trường điện và có hơn 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thị trường điện Australia) cho rằng, Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương

(TN&MT) - Chiều 12/2, Thẩm tra dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với sự cần thiết sửa đổi, phạm vi, tên gọi và bố cục của dự thảo Luật nhằm thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền...

Ông Trần Văn Huyến được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang

(TN&MT) - Chiều 12/02, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) thông qua các Tờ trình về công tác cán bộ. Tân Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trần Văn Huyến cũng...

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy Chính phủ kiến tạo phát triển

(TN&MT) - Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 12/2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Về...

Hơn 26.000 tỷ đồng mở rộng quốc lộ 1 và quốc lộ 22

(TN&MT) - Sở Giao thông Vận tải vừa trình UBND TP.HCM xem xét việc mở rộng Quốc lộ 1 và 22 ở cửa ngõ hướng Bắc - Tây thành phố, với tổng mức đầu tư hơn 26.600 tỷ đồng để giải quyết nạn ùn tắc. Hai dự án...

Hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển

(TN&MT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 12/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Dức Duy dự và phát biểu tại Tổ 16. ...

Bài đọc nhiều

Tài xế không có bằng lái xe khách

(NLĐO) - Tài xế Phạm Quốc Huy chỉ có bằng lái hạng C, trong khi để điều khiển xe khách từ 10-30 chỗ thì phải có bằng D cũ hoặc giấy phép lái xe hạng D2 mới. ...

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2, miền Bắc sẽ có nhiều biến động, với mưa phùn và sương mù kéo dài do ảnh hưởng của áp...

79 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Giữ vững lời thề lịch sử

Đội tiêu binh danh dự duyệt đội ngũ qua trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN) Bản Tuyên ngôn độc lập thể hiện mạnh mẽ khát vọng của Việt Nam về vấn đề độc lập dân tộc và ý chí “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.” Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh...

50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại Di tích Lịch sử Quốc gia Trụ sở Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở (6/6/1973-6/6/2023). Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài; lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Trị, các địa phương và hàng ngàn người dân...

Ngày thơ Việt Nam “Tổ quốc bay lên” lần đầu tiên tổ chức tại Ninh Bình

(Dân trí) - Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 có chủ đề "Tổ quốc bay lên" và lần đầu tiên được tổ chức tại TP Hoa Lư (Ninh Bình) với nhiều đổi mới. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 135 năm...

Cùng chuyên mục

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy mô "khủng" ...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông đấm ...

3 xe tải tông liên hoàn trên đường Đỗ Mười, tài xế mắc kẹt trong xe

(NLĐO) - Vụ tai nạn liên hoàn trên đường Đỗ Mười khiến 1 xe tải leo con lươn, 1 xe tải lật ngang giữa đường, tài xế bị mắc kẹt trong cabin ...

Làm gì để GDP tăng 8% trong năm 2025?

Sáng 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội Đề án bổ sung về phát triển KT - XH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế,...

Dự báo thời tiết ngày mai 13/2/2025: Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Dự báo thời tiết ngày mai 13/2/2025, miền Bắc tiếp tục rét đậm, rét hại do không khí lạnh tăng cường. Đồng thời, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông, gây mưa giông mạnh và gió giật mạnh trên vùng biển phía Tây. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày mai 13/2, một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng...

Mới nhất

Giải bài toán ‘khát’ nhân lực AI ở Việt Nam

DNVN - Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá có nhiều bước tiến và phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này...

“Cò” đất thành “trùm” buôn dữ liệu

(NLĐO) - Từ môi giới bất động sản, một thanh niên 9X trở thành kẻ cầm đầu đường dây mua bán dữ liệu cá nhân với quy...

Công an thông tin vụ người đàn ông trung niên đấm tài xế trên phố

(NLĐO)- Theo công an, tài xế điều khiển ô tô nhãn hiệu KIA Carnival màu đen đỗ trước cửa rạp đám cưới nên bị người đàn ông...

Mới nhất