Trang chủKinh tếNông nghiệpXây dựng lộ trình sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng

Xây dựng lộ trình sản xuất nông nghiệp không gây mất rừng

Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU.

Bên lề Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm lần thứ 4, sự kiện “Sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng” đã được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.





xay dung lo trinh san xuat nong nghiep khong gay mat rung
Sản xuất nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị

Bà Kin Yii Young – Cố vấn kỹ thuật cao cấp khu vực UNDP – chia sẻ, Chính phủ và khu vực tư nhân đang phát triển các khuôn khổ và quy định mới để thúc đẩy sản xuất bền vững hơn và tuân thủ các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu.

Ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu, số lượng người áp dụng lối sống bền vững hơn đã tăng mạnh trong 5 năm qua. Người tiêu dùng ngày càng tập trung vào việc mua những gì họ cần, giảm tiêu thụ thịt, các mô hình ít carbon, không lãng phí khi đóng gói…

Theo bà Kin Yii Young, bất chấp tất cả các thỏa thuận, hành động và quy định này, sản xuất hàng hóa toàn cầu vẫn là nguyên nhân hàng đầu của nạn mất rừng. Các nhà sản xuất, công ty, chính phủ và người tiêu dùng gặp khó khăn để hiểu vai trò và trách nhiệm của họ trong việc mất rừng và cách vận hành những thay đổi mang lại các tác động đáng kể.

Ông Rui Ludovino – Tham tán thứ nhất, phụ trách Chính sách về khí hậu, môi trường, việc làm và các vấn đề xã hội – Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho biết Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng. Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025, dự luật này sẽ có hiệu lực, riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được trì hoãn thêm 6 tháng sau thời hạn này.

Việt Nam đang thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản với EU (Hiệp định VPA/FLEGT) nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này, trong đó có quy định về pháp lý, về phát triển bền vững ngành gỗ. Hiệp định VPA/FLEGT là điểm mạnh của Việt Nam, cho phép Việt Nam có quy trình quản trị về rừng. Đây là cơ sở quan trọng của ngành gỗ Việt Nam mà các ngành khác có thể noi theo như cao su, cà phê…

Theo ông Rui Ludovino, ngành gỗ và cà phê sẽ bị tác động lớn bởi quy định của EU. Do đó, cần có hệ thống theo dõi để đảm bảo nông sản được sản xuất không gây mất rừng.

Ông Rui Ludovino cho hay: “EU sẽ ban hành một số hướng dẫn, nhưng các quốc gia cũng phải chuẩn bị để kiểm soát trong chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam là quốc gia không có nguy cơ quá cao về mất rừng nhờ các chính sách bảo vệ rừng. Nhưng, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để nông sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU”.

Trong bối cảnh mở rộng nông nghiệp gây ra gần 90% diện tích rừng bị mất trên toàn cầu, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế. UNDP đã và đang hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng và cảnh quan bền vững thông qua nhiều chương trình và dự án trong hơn 20 năm qua.

Theo ông Patrick Haverman – Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP Việt Nam: “Chúng tôi cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng và cập nhật đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), kế hoạch hành động quốc gia thực hiện thỏa thuận Paris, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động REDD”.

Ông Patrick Haverman cho rằng, thay vì đưa ra các chính sách, luật, quy định và chương trình hoàn toàn mới để đáp ứng các yêu cầu quốc tế mới và đang được quan tâm như quy định không mất rừng của Liên minh châu Âu, bước tiếp theo cần làm là xem các hệ thống và khuôn khổ chính sách hiện có có thể kết nối được với các quy định này như thế nào, và làm thế nào để cải thiện các hệ thống này, hướng tới những thay đổi trực tiếp nhằm chuyển đổi sáng tạo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Hơn bao giờ hết, các bên liên quan như người tiêu dùng, công ty thương mại và các tổ chức tài chính có vai trò nổi bật hơn trong việc định hình thị trường cũng như tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm, từ đó sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng và sản xuất bền vững.

Các nông hộ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất nếu các quy định về không gây mất rừng và bền vững được áp dụng do quá trình thẩm định nghiêm ngặt và tốn kém. Vì vậy, cần kết hợp các biện pháp để hỗ trợ và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương này.

Ông Patrick Haverman cho rằng: “Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng nông sản không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng, vì lợi ích của môi trường và con người, đặc biệt là nông hộ nhỏ và các cộng đồng dễ bị tổn thương”.

Theo ông Trần Quang Bảo, Phó Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, canh tác nông nghiệp được nhận định là một trong những ngành sử dụng đất ở quy mô lớn. Việc mở rộng diện tích đất nhằm phát triển nông nghiệp hiện nay trên thế giới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng, thu hẹp diện tích đất rừng. Vì vậy, sản xuất và thương mại nông sản cần phải được định hướng phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, không mở rộng diện tích nhưng tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng như tăng cường sinh kế cho cộng đồng.

Để cụ thể hóa các cam kết “ngăn chặn và đảo ngược” tình trạng mất rừng và suy thoái đất, châu Âu thông qua các dự luật nhằm cấm nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng. Theo đó, các công ty xuất, nhập khẩu sẽ phải truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nhập khẩu bán trên thị trường châu Âu có sản xuất tại các khu vực bị mất rừng hay không.





Source link

Cùng chủ đề

Giá nông sản ngày 30/3/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu vẫn duy trì mức cao

DNVN - Ngày 30/3/2025, thị trường nông sản ghi nhận giá cà phê giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước đó, với mức giảm 100 đồng/kg tùy khu vực. Trong khi đó, hồ tiêu vẫn duy trì ở mức cao, giá thu mua trung bình tại các địa phương trọng điểm đạt 159.400...

Giá nông sản ngày 29/3/2025: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu duy trì mức cao

DNVN - Giá cà phê trong nước tiếp tục đi xuống trong phiên giao dịch ngày 29/3/2025, mức giảm dao động từ 1.000 - 1.100 đồng/kg tùy theo khu vực. Trong khi đó, giá hồ tiêu không thay đổi so với hôm qua và vẫn duy trì ở ngưỡng cao. ...

Giá nông sản ngày 28/3/2025: Cà phê giảm mạnh bất ngờ, hồ tiêu tiếp tục ổn định

DNVN - Thị trường nông sản ngày 28/3/2025 ghi nhận giá cà phê sụt giảm đáng kể so với phiên giao dịch trước, mức giảm lên đến 2.000 đồng/kg tại tất cả các khu vực. Trong khi đó, giá hồ tiêu vẫn duy trì ổn định so với hôm qua và tiếp tục giữ...

Hyundai công bố đầu tư 20 tỉ USD vào Mỹ

Hyundai Motor vừa công bố đầu tư khoảng 20 tỉ USD để mở rộng sản xuất tại Mỹ và nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Trump. Theo Reuters, ngày 24-3, Tập đoàn ô tô Hyundai của Hàn Quốc đã công bố khoản...

Mô hình liên kết sản xuất: Đột phá từ hợp tác công tư

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững, mô hình liên kết sản xuất là tiêu thụ khoai tây theo hướng giảm phát thải, ứng dụng công nghệ cao đã chứng minh hiệu quả vượt trội ngay từ vụ đầu triển khai. Thành công này không chỉ giúp nông dân tăng thu nhập, mà còn mở ra cơ hội giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dữ liệu – “nguồn tài nguyên mới”để Việt Nam vươn lên mạnh

Trong dòng chảy chuyển đổi số toàn cầu, dữ liệu đang trở thành “nguồn tài nguyên mới”, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới mô hình phát triển. Đối với Việt Nam, đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là “cơ hội vàng” để bứt phá, xây dựng nền kinh tế tri thức, sáng tạo và có giá trị gia tăng cao.Dữ liệu - “huyết mạch” của nền kinh tế...

Bốn nhóm rào cản “kìm hãm” dòng vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3/2025, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) chính thức công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2024 với chủ đề "Huy động đầu tư cho phát triển bền vững". Dù là vùng sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp chủ lực, nhưng ĐBSCL...

Thành lập Tổ công tác về phát triển Trung tâm tài chính TP. Đà Nẵng

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 945/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) TP. Đà Nẵng. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển TTTC quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần tạo nền tảng để biến Đà Nẵng trở thành một TTTC khu vực.Tổ công tác do Giám đốc...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng trong 2 tuần liên tiếp

Gạo thơm và gạo chất lượng cao vẫn đang là lợi thế cho Việt Nam để giữ giá xuất khẩu cao, không bị áp lực cạnh tranh. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp Từ cuối năm 2024 đến cuối tháng 2/2025, giá lúa trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Tuy nhiên đến nửa đầu tháng 3/2025, giá gạo xuất khẩu của Việt...

Xuất khẩu rau quả giảm trong 3 tháng liên tiếp

Trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt với xu hướng giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm 2025. Xuất khẩu 2025 - Khó khăn và kỳ vọng Giá tiêu ổn định ở vùng đỉnh, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương xây dựng tiêu chí, chức danh, vị trí, việc làm phù hợp với công việc của từng cục, vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ mới sau khi hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự Tết trồng cây đầu xuân Ất Tỵ của tỉnh Quảng Ninh

Sáng ngày 7/2/2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. ...

Xử phạt hơn 900 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Theo Bộ NN&PTNT, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo tổ chức triển khai tương đối hiệu quả 2 đề án về “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021 - 2030”, và “Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025”, nhằm xây dựng và phát triển chuỗi giá trị...

Một huyện ở Kon Tum xuất hiện ổ dịch bệnh lở mồm long móng

63 con bò và 10 con trâu của 33 hộ dân tại 2 xã Đăk Nhoong và xã Xốp (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) mắc các triệu chứng như đi lại không bình thường, mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn,... ...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Giám khảo “áp lực” trước dàn thí sinh bước vào chung kết Dalat Best Dance Crew 2025

Giám khảo Viết Thành và Việt Max bất ngờ trước chất lượng thí sinh...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng...

Mới nhất