Trang chủDi sảnXây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội”

Xây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội”


VHO – Sau khi chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, “Phở Hà Nội” không chỉ được ghi nhận về giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mở ra cơ hội bảo tồn và phát triển bền vững tinh hoa ẩm thực truyền thống của Thủ đô. Nhiều chuyên gia văn hóa, ẩm thực nhận định: “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”.

Xây dựng bản đồ di sản “Phở Hà Nội” - ảnh 1
Phở là món quà ăn quen thuộc của nhiều người dân, du khách

 Món ăn đặc trưng, mang hương vị tinh tế trên đất Hà thành sẽ được bảo vệ, phát huy giá trị như thế nào khi trở thành di sản, niềm tự hào của Hà Nội?

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản

Năm 2023, trong chuyến lưu diễn tại Việt Nam, khi đặt chân đến Hà Nội, nhóm nhạc BlackPink đã có trải nghiệm ấn tượng cùng phở. Thành viên Rosé của nhóm nhạc đặc biệt thích phở và miêu tả động tác “húp đến giọt nước cuối cùng” khi thưởng thức món ăn nổi tiếng này.

Phở trở thành món ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi đến Hà Nội của nhiều du khách. Thưởng thức phở mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, góp phần giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc của Thủ đô và tạo thêm nhiều ấn tượng cho du khách khi đến với Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển của món phở gắn với thăng trầm của Thủ đô, sống trọn vẹn trong ký ức của nhiều người Hà Nội. Phở đã nương theo những biến động lịch sử trong nửa cuối thế kỷ XX của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, phát triển rất sôi động với tốc độ nhanh và mở rộng địa bàn, trở thành món ăn phổ biến được ưa chuộng tại Hà Nội. Đằng sau mỗi quán phở lại có một câu chuyện lịch sử riêng, tạo thành những mảnh ghép để du khách hiểu hơn về ẩm thực, văn hóa và con người Hà Nội.

Giám đốc Sở VHTTDL Đỗ Đình Hồng cho biết, sau khi “Phở Hà Nội” chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

“Hà Nội sẽ đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu về di sản, đồng thời huy động sự đóng góp, hỗ trợ của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, có ý thức tổ chức và giữ gìn, phát triển nghề nấu phở bền vững, xây dựng thương hiệu Phở Hà Nội…”, ông Đỗ Đình Hồng nhấn mạnh. Loạt giải pháp sẽ được triển khai nhằm phát huy giá trị di sản “Phở Hà Nội”, trong đó có vấn đề nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hoá. Những vấn đề về nguồn gốc, quá trình hình thành của Phở hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành nghề nấu phở nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Theo Sở VHTT Hà Nội, sẽ triển khai việc tư liệu hóa di sản qua phỏng vấn, ghi âm, ghi hình quy trình thực hành di sản của những chủ quán phở là nghệ nhân nấu phở lâu năm, trong gia đình nhiều đời thực hành nghề, có uy tín được cộng đồng bình chọn. Đồng thời, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về Phở, tại đây các chuyên gia sẽ bàn luận những vấn đề nhằm bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề nấu Phở và tập quán sử dụng Phở ở Hà Nội.

Về các hoạt động truyền dạy, duy trì và giáo dục di sản, giải pháp được đưa ra là hỗ trợ các nghệ nhân nắm giữ, thực hành nghề nấu phở truyền dạy kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng cho thế hệ kế cận; lồng ghép giáo dục di sản vào các môn học… Đặc biệt, sẽ có các chính sách tôn vinh, khen thưởng những nghệ nhân có công trong việc gìn giữ và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ. Đề xuất xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đối với chủ thể nắm giữ những tri thức, kỹ năng nấu phở, làm bánh phở. Một giải pháp quan trọng thu hút sự quan tâm của công chúng là xây dựng bản đồ “Phở Hà Nội”, từ đó đưa ra gợi ý, chỉ dẫn cụ thể về những cửa hàng phở ngon. Đồng thời, nghiên cứu quy hoạch không gian văn hóa thực hành di sản, góp phần thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của thủ đô, lĩnh vực văn hóa ẩm thực.

Hành trình đưa di sản ra thế giới

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc Bộ VHTTDL ghi danh tri thức dân gian phở, món ăn tinh túy của ẩm thực Hà Nội vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ đối với Thủ đô mà còn với cả đất nước. Đây không chỉ là sự công nhận những giá trị văn hóa và lịch sử của một món ăn, mà còn là lời khẳng định về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Quy trình chế biến và thưởng thức phở chứa đựng những nét tinh hoa đất Kinh kỳ, chứa đựng chiều dài văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Hà Nội. Giai đoạn mới hình thành, phở là món ăn dân dã hằng ngày, từ món quà vặt và đến nay Phở xuất hiện khắp các con đường, ngõ phố ở Hà Nội đến những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Du khách quốc tế đến Hà Nội, yêu Hà Nội cho biết, lâu nay Phở đã trở thành món ẩm thực nhất định phải thưởng thức khi đến Thủ đô. Thưởng thức phở mang đến những trải nghiệm vị giác khác lạ, góp phần giúp du khách cảm nhận được nét văn hóa đặc sắc đất kinh kỳ, tăng cường ấn tượng cho du khách khi đến với Hà Nội. Theo ông Bùi Hoài Sơn, tri thức dân gian “Phở Hà Nội” được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cũng mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch và kinh tế Thủ đô. Quan trọng hơn, ghi danh “Phở Hà Nội” còn là việc gìn giữ một phần hồn cốt, bản sắc của dân tộc, đảm bảo rằng những giá trị truyền thống được tiếp tục truyền lại cho thế hệ mai sau. “Việc ghi danh tri thức dân gian “Phở Hà Nội” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống trong tương lai…”, ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Dấu mốc ghi danh di sản phi vật thể này cũng tạo ra một động lực mạnh mẽ cho các đầu bếp, nghệ nhân ẩm thực và các cơ sở kinh doanh trong việc không ngừng nâng cao chất lượng và giữ gìn hương vị truyền thống. Khi phở được công nhận là di sản văn hóa, nó mang theo một trách nhiệm lớn lao, đó là duy trì sự chuẩn mực và tôn trọng các giá trị nguyên bản, đảm bảo rằng phở sẽ không bị biến tướng hay thương mại hóa mà luôn giữ được hồn cốt của ẩm thực Việt. Đặc biệt, việc ghi danh “Phở Hà Nội” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn góp phần quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Phở không chỉ là một món ăn, mà còn là một đại sứ văn hóa, mang theo câu chuyện về con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Sự công nhận này sẽ làm gia tăng sự quan tâm của du khách quốc tế đến ẩm thực Việt, từ đó tạo ra sự kết nối văn hóa sâu rộng hơn và góp phần vào việc bảo tồn các giá trị truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Trong lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ diễn ra từ 29.11- 1.12, Giám đốc Sở VHTT Đỗ Đình Hồng cho biết, sẽ có nhiều hoạt động được triển khai để quảng bá di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Phở Hà Nội”. “Lễ hội với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”, trong đó có điểm nhấn về di sản “Phở Hà Nội” với nhiều thông điệp nhằm quảng bá rộng rãi, phát huy giá trị di sản không chỉ ở trong nước mà còn ra thế giới, trong đó có việc xây dựng hồ sơ đưa “Phở Hà Nội” trình UESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…”, ông Đỗ Đình Hồng cho biết. Tại lễ khai mạc vào tối 29.11.2024 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), UBND TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức công bố Quyết định ghi danh “Phở Hà Nội” là Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.

Theo thống kê, tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Trong đó, những thương hiệu phở gia truyền tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/xay-dung-ban-do-di-san-pho-ha-noi-113366.html

Cùng chủ đề

Phở là kết nối

Phở là món ăn của sự kết hợp, kết nối tài tình: Kết hợp giữa các màu sắc, mùi vị, chất liệu, kết nối giữa các mùa, các không gian khác nhau, và cả kết nối giữa ký ức, hiện tại, tương lai. ...

Quán phở 3 đời ở Hà Nội bán vài giờ mỗi sáng, khách đến muộn tiếc nuối ra về

Quán phở truyền thống của gia đình anh Giang ở phố Hàng Giấy, Hà Nội mở bán từ 6-11h mỗi ngày. Tuy nhiên, cuối tuần, nhất là những ngày trời lạnh, quán có thể hết hàng từ 9h, khiến nhiều thực khách tiếc nuối. Lời tòa soạn Phở là món ăn gắn bó lâu đời với cuộc sống của người dân ở Hà Nội. Trong hàng trăm quán phở tại Thủ đô, có nhiều quán đã tồn tại qua...

Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục...

Phở Hà Nội – Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ những gánh phở thời tản cư, thời bao cấp, rồi hội nhập, câu chuyện của phở không chỉ dừng lại ở một món ăn mà nó là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt. Nhân ngày của phở mời quí vị cùng chúng tôi trải nghiệm chuỗi cửa hàng Phở sạch nổi tiếng...

Háo hức trải nghiệm “Phở số Hà thành”

(NLĐO)- Rất đông người dân và du khách đã tới Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội diễn ra tại Công viên Thống Nhất, trải nghiệm "Phở số Hà thành" ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Đà Nẵng: Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố

VHO - UBND phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đối với Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê theo Quyết định số 2318 của UBND TP Đà Nẵng.  Chùa làng và Nhà thờ Chư phái tộc Thanh Khê được UBND thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố là niềm vui, sự tự...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11, UBND TP. Phổ Yên tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ và tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), nằm trong quần thể Di tích lịch sử Lý Nam Đế gồm đền Mục, chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng tại phường Tiên Phong. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-di-tich-den-tho-ly-nam-de-110332.html

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Cùng chuyên mục

Ngày “mở cổng trời” tại Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Nưa – Am Tiên

VHO - Hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (tức ngày 6.2), hàng nghìn du khách lại hành hương về Quần thể di tích lịch sử, văn hóa đền Nưa - Am Tiên (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) trong ngày “mở cổng trời” để cầu tài lộc, may mắn. Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, địa phương long trọng tổ chức khai hội Đền Nưa - Am Tiên và lễ “mở cổng...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO - Sáng 7.2, Sở VHTT Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý. Cống hiến hết sức mình vì Lễ hộiSự kiện này là niềm tự hào, dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các...

Khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông Xuân Ất Tỵ 2025

VHO - Tối 2.2 (tức mùng 5 Tết), tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Đông Cuông với nhiều hoạt động đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Lễ hội Đền Đông Cuông 2025 là một trong những lễ hội đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa độc đáo và cổ kính, một...

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Mới nhất

Khai hội đền thờ Vua Lê Lợi tại Lai Châu

(CLO) Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi nhằm tri ân công ơn đức độ của vua Lê Thái Tổ - người đã thân chinh cầm quân dẹp loạn vùng Tây...

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Xử lý tài xế xe tải cố tình chạy “rùa bò”, ép xe phía sau

(NLĐO) – Tài xế cho xe chạy rùa bò là để "trả thù" người điều kiện xe tải trước đó không cho xe của mình vượt lên. ...

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025: Trong nước ổn định

Dự báo giá cà phê ngày mai 10/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 10/2/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 9/2/2025 giá cà phê...

Mới nhất