Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXác định mục tiêu để không... học đại đại học

Xác định mục tiêu để không… học đại đại học


Xác định mục tiêu để đại học không... học đại - Ảnh 1.

Học sinh THPT tìm hiểu về trường học, ngành học và cuộc sống sinh viên tại Ngày tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng 2024 ở TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Bước chân vào đại học, không ít tân sinh viên mông lung và bỡ ngỡ vì mọi thứ khác hẳn so với thời THPT. Nhiều chuyên gia tư vấn cần xác định mục tiêu ngay từ đầu năm nhất để tránh phải trả giá bằng việc thôi học giữa chừng hoặc chuyển đổi ngành học hoặc… học đại để ra trường.

Đời sống đại học thường phong phú với nhiều hoạt động ngoại khóa, vui chơi và các hoạt động xã hội khác. Vì thế, sinh viên dễ bị phân tán dẫn đến những hệ quả đáng lo ngại.

Bên cạnh việc học, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa để trải nghiệm, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Ngoài ra, cần phát triển các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ… trong suốt quá trình học nhằm đáp ứng những yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp khi ra trường.

ThS DƯƠNG TRẦN MINH ĐOÀN

Lãng phí thời gian

Vào đại học, N.C. (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) không còn bị gia đình kiểm soát. Không biết phải làm gì, cũng không có kế hoạch cụ thể, thói quen của C. là lướt Facebook, TikTok, Instagram.

C. kể bình thường vào buổi tối C. sẽ nằm và lướt mạng xã hội đến khoảng 3h sáng. Vì thức khuya dậy sớm nên hôm sau C. luôn mệt mỏi và thường cúp học, nếu đi học sẽ ngủ trong lớp.

Việc này lặp đi lặp lại trong cả một học kỳ khiến C. từ một học sinh giỏi năm cấp III giờ rớt nhiều môn. Ngoài ra, do liên tục thức khuya và ăn uống không lành mạnh, C. được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sỏi thận.

Tương tự, N.T. (sinh viên năm 4 Trường Du lịch – Đại học Huế) hối hận khi những năm đầu đại học đã lãng phí thời gian do không cân bằng được các hoạt động.

Ban đầu T. chỉ đi làm thêm để kiếm tiền chi tiêu cho các sở thích cá nhân. Rồi lâu dần bạn bị cuốn vào vòng xoay làm thêm, thời gian và công sức dành cho việc học bị giảm thiểu và coi nhẹ.

“Nhiều lúc việc đi làm chiếm nhiều thời gian hơn cả việc đi học trên lớp. Lúc đó tôi chưa nhận thức rõ ràng được tại sao mình lại học đại học, tôi bị rớt nhiều môn, liên tục stress vì cảm thấy bản thân yếu kém. Hiện tại tôi phải cố gắng dồn thời gian học lại các môn bị rớt để có thể tốt nghiệp đúng hạn”, T. bộc bạch.

Khác với hai sinh viên trên, xác định tốt nghiệp sớm so với chương trình đào tạo, Tôn Nữ Phiên Trân, cựu sinh viên Trường đại học Duy Tân, đã lên kế hoạch chi tiết từ sớm và tốt nghiệp trong 3,5 năm với điểm trung bình các môn học GPA 3.84.

Trân cho biết cũng như một số sinh viên khác, hồi năm nhất vì chưa biết cách quản lý thời gian và xác định mục tiêu chính của mình, Trân tham gia khá nhiều hoạt động bên ngoài và lơ là việc học.

Bắt đầu từ năm 2, Trân nhận ra những hoạt động đó không giúp ích cho mình nhiều nên quyết định tìm hiểu sâu chuyên ngành và định hướng con đường mình muốn đi sau khi tốt nghiệp.

Trân tìm kiếm nhiều thông tin và chia sẻ của các anh chị đi trước, bắt đầu xây dựng bản thân sát với công việc đang hướng tới. Hiện Trân đang làm việc tại một doanh nghiệp ở TP.HCM.

Xác định mục tiêu để đại học không... học đại - Ảnh 2.

Tân sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM trong buổi nhập học – Ảnh: HỒ THỊ NHƯỠNG

Tránh mông lung, sa đà

Theo ThS Đào Duy Duyên – giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Sư phạm TP.HCM, nhiều sinh viên sau khi đạt được mục tiêu lớn là đỗ đại học thì không xác định được mục tiêu tiếp theo của mình dẫn đến việc mất định hướng và động lực để tiếp tục cố gắng, theo đuổi việc học.

Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ bậc THPT sang bậc cao hơn, sinh viên giảm dần đi sự phụ thuộc và kiểm soát từ người lớn, có được nhiều cơ hội hơn để phát huy tính độc lập.

Nhưng nếu sự tự do và khả năng tự kiểm soát bản thân được nhìn nhận không đúng đắn và tận dụng không phù hợp sẽ khiến các bạn trẻ rơi vào bẫy buông lỏng kỷ luật bản thân và sống một cuộc sống thiếu tính tổ chức.

ThS Dương Trần Minh Đoàn – giảng viên khoa tâm lý học, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM – cho biết để tránh mông lung, quá sa đà hoạt động giải trí khác, sinh viên cần định hình rõ mục tiêu đại học ngay từ đầu năm nhất.

“Kế hoạch học tập và làm việc cần được xây dựng rõ ràng, phân chia thời gian hợp lý, tạo danh sách công việc hằng ngày, hằng tuần” – ông Đoàn tư vấn.

Để sinh sống và học tập thành công ở môi trường đại học

Việc chuyển từ môi trường học tập phổ thông sang đại học không chỉ đòi hỏi sự thay đổi về mặt kiến thức mà còn về tâm lý, cách học và khả năng thích nghi với cuộc sống mới.

Thực tế nhiều năm giảng dạy đại học và qua theo dõi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy khá nhiều tân sinh viên bỡ ngỡ khi bước chân vào cổng trường đại học. Một số em có thể thích nghi rất nhanh, nhưng khá nhiều em chuyển sang môi trường sống và học tập mới khá lúng túng và kết quả học tập thường bị sút kém do nhiều nguyên nhân tạo ra.

Có em chịu hậu quả nặng nề như bị stress, học hành không tiến bộ, trượt, thi lại, thậm chí phải “bật bãi” ra khỏi trường đại học. Con số này có trường lên đến hàng trăm em, nhất là ở những trường có danh tiếng, uy tín và có truyền thống thi kiểm tra đánh giá nghiêm túc.

Sự thay đổi lớn nhất khi bước vào đại học là sự tự lập và tự chủ. Không còn thầy cô hay phụ huynh nhắc nhở hằng ngày, các em phải tự quản lý thời gian, công việc học tập và cả cuộc sống cá nhân. Điều này đòi hỏi các em phải rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và đặt mục tiêu rõ ràng.

Thêm vào đó, tân sinh viên sẽ thấy cách học đại học khác xa so với phổ thông. Nếu ở phổ thông các em quen thuộc với việc thầy cô giảng dạy chi tiết từng câu chữ, thì ở đại học việc tự học và nghiên cứu, đọc thêm tài liệu tham khảo đóng vai trò quan trọng hơn.

Các em ít có cơ hội gặp gỡ thầy cô hơn so với khi học ở phổ thông. Các bài giảng tại đại học thường chỉ cung cấp những khái niệm cơ bản, còn việc hiểu sâu và mở rộng kiến thức phụ thuộc vào các em.

Nói chung học đại học sẽ khác xa học phổ thông về mục tiêu, nội dung, đặc biệt là cách dạy và học và thi kiểm tra đánh giá. Những chuyện quay cóp khi đi thi hay đạo văn sẽ bị trừng phạt nghiêm túc hơn nhiều lần so với học phổ thông.

Hãy tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ với mọi người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc hợp tác học tập và tham gia các hoạt động xã hội.

Ngay cả những điều nhỏ nhặt như các dịch vụ ăn, ở, các cửa hàng tiện lợi, an ninh trật tự, ở đâu có thể giúp bản thân mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống học tập như vay vốn tín dụng chẳng hạn… các em càng phải để ý và biết những thông tin này để giúp mình cảm thấy tự tin và thoải mái sống và học tập trong môi trường mới.

Nhiều em có thói quen bị động ở cùng cha mẹ, khi vào học đại học thường lãng phí thời gian và tiền vào nhiều chuyện vô ích.

Thay vì quản lý thời gian hiệu quả để sắp xếp việc tự học hoặc có thể đi làm thêm, một số em lại thường lang thang tìm giải trí nơi quán net, quán xá hoặc dành phần lớn thời gian lướt mạng trong khi bỏ bê việc học.

Tâm lý này khá phổ biến do sau một thời gian căng thẳng ôn thi, về tâm lý não con người luôn muốn được xả bớt sự căng thẳng và nếu không điều chỉnh kịp thời việc học sẽ dễ gặp thất bại trong học đại học.

Kỹ năng quản lý tiền bạc rất cần thiết, việc tiêu pha nên có kế hoạch và nên dành phần tiền để tiết kiệm và dự phòng cho những tình huống khẩn cấp. Hạn chế việc chi tiêu vào những thứ không cần thiết và luôn tìm cách tiết kiệm khi có thể làm sao để an tâm về tiền bạc, không vung tay quá trán để ảnh hưởng đến các mối quan hệ và ảnh hưởng đến việc học.

Ngoài ra những vấn đề khác cũng cần phải lưu ý như tự chăm sóc sức khỏe bản thân, tập thể dục thể thao đều đặn giúp cho các em thói quen tốt rèn luyện, giảm ốm đau bệnh tật khi xa nhà…

TS HOÀNG NGỌC VINH



Nguồn: https://tuoitre.vn/xac-dinh-muc-tieu-de-khong-hoc-dai-dai-hoc-20240925225146726.htm

Cùng chủ đề

Xuất hiện nhiều tổ hợp ‘lạ’

Việc xuất hiện các tổ hợp xét tuyển “lạ” trong mùa tuyển sinh năm 2025 khiến nhiều người bày tỏ ý kiến băn khoăn về chất lượng nguồn tuyển. Băn khoăn lựa chọn tổ hợp xét tuyểnMùa tuyển sinh năm...

Đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục Nghề nghiệp

Chiều 29/3, tại Hải Phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) và Luật Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN). Thực tế, sau nhiều năm triển...

Cả nước xét tuyển đại học theo lịch chung, từ 16.7 đăng ký nguyện vọng

Xét tuyển đại học 2025 sẽ có lịch chung cho tất cả các trường đại học trong cả nước, từ 16.7 thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển. ...

Từ 16/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học không giới hạn số lần

Dụ kiến, từ 16/7 đến 17h ngày 28/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Ngày 29/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, theo dự thảo hướng...

Điểm mới trong lịch xét tuyển đại học năm 2025 thí sinh cần lưu ý

(Dân trí) - Ngày 29/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, nêu các mốc thời gian xét tuyển đại học. Theo hướng dẫn, thí sinh dùng tài khoản được cấp trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra kết quả học bạ THPT, nếu sai cần phản ánh trước 17h ngày 6/6.Những em thuộc diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. Đến năm 2022, nhà toán...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. Uống sữa thông thường, bổ...

Vì sao ly hôn tập trung ở thành phố lớn?

Theo báo cáo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 của Tổng cục Thống kê vừa được công bố cho thấy TP.HCM có tỉ lệ ly hôn, ly thân cao nhất cả nước với 263.000 người, đứng sau là Hà Nội với hơn 146.000 người. ...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

Bài đọc nhiều

Phản ứng trên mạng của phụ huynh và những hiệu trưởng không chọn cách tránh né

Tại nhiều trường học ở TPHCM, thay vì tránh né các phản ứng tiêu cực trên mạng của phụ huynh, hiệu trưởng tìm hướng giải quyết tích cực. Điều này thể hiện một phần văn hoá ứng xử của lãnh đạo trường. Cách đây chưa lâu, trên diễn đàn học sinh TPHCM lan truyền 2 đoạn tin nhắn trong nhóm Zalo giữa giáo viên có tên L. - Trường THPT Nguyễn Văn Linh và học sinh của lớp cô dạy.  Theo...

Công thức quy đổi điểm IELTS xét tuyển vào các trường đại học top đầu 2024

Mức quy đổi chứng chỉ IELTS sang điểm môn tiếng Anh năm 2024 của một số trường đại học như sau:Trường đại học4.55.05.56.06.57.07.58.0 trở lênĐại học Ngoại thương       8,599,510Đại học Kinh tế quốc dân  88,599,51010Đại học Giao thông vận tải 88,599,5101010Đại học Thăng Long (Hà Nội)  88,599,51010Đại học Xây dựng Hà Nội 10101010101010Đại học Điện lực 8,599,510101010Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)  8,599,259,51010Học viện Tài chính  9,51010101010Đại học Thương mại  101010101010Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM7,588,599,510 1010Đại học Công nghệ thông tin...

Đề thi, đáp án 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025

(Dân trí) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố toàn bộ đề thi và đáp án của 13 môn thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 được tổ chức vào ngày 25-26/12/2024.Cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.Các thí sinh dự thi với 13 môn thi gồm: toán, lý, hóa, sinh,...

Nam sinh lớp 10 đạt 8.5 IELTS ngay lần đầu đi thi

Trần Gia Minh học sinh lớp 10E1 Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương), nhiều năm liền là học sinh giỏi và đạt chứng chỉ IELTS 8.5 ngay lần đầu đi thi. Kể về buổi thi IELTS vào ngày 5.8 vừa qua, Gia Minh cho biết đã rất căng thẳng trong lúc làm bài. Tuy vậy, nam sinh vẫn đạt được kết quả cao IELTS 8.5. Minh cho biết bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp lá, khi...

Cùng chuyên mục

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. Ngược lại, UBND huyện Ninh Phước cũng đã có thông...

Đừng tự nuốt ‘chén đắng’ do gian dối thi cử

Nhiều quảng cáo về chuyện thi hộ các chứng chỉ tiếng Anh, trong đó có nhiều chứng chỉ quốc tế uy tín đang công khai trên mạng. "Thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ. Thanh toán khi biết điểm. PTE-IELTS-TOEIC. Cam kết đạt mục tiêu,...

TP Hồ Chí Minh thông báo kế hoạch tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026

Học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2024 - 2025, tại TP Hồ Chí Minh trong độ tuổi quy định đều được tham gia dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo 2 phương thức  xét tuyển và thi tuyển. Phương thức xét tuyển chỉ dành riêng cho học sinh đã tốt nghiệp Trường THCS - THPT Thạnh...

TPHCM mở rộng đối tượng thi tuyển lớp 10 chuyên

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong và Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được phép tiếp nhận thí sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở ở các tỉnh, thành phố khác. ...

Danh sách học sinh các tỉnh lọt đội tuyển dự thi Olympic quốc tế năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, có 37 học sinh lọt vào danh sách này. Từ ngày 25 - 27/3, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất