Trang chủChính trịNgoại giaoVụt sáng trở thành 'ngôi sao' trong thu hút FDI của thế...

Vụt sáng trở thành ‘ngôi sao’ trong thu hút FDI của thế giới, Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm gì từ Ấn Độ?

Thời gian qua, chính phủ Ấn Độ, với chương trình “Make in India” đã công bố rất nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư và đưa Ấn Độ trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới. Các chính sách này đã mang lại hiệu ứng tích cực, khi đầu tư nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất của Ấn Độ không ngừng tăng cao.

Vụt sáng trở thành 'ngôi sao' trong thu hút FDI của thế giới, Việt Nam có thể học hỏi được kinh nghiệm gì từ Ấn Độ?
Chính phủ Ấn Độ, với chương trình “Make in India” đã công bố rất nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư và đưa nước này trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao của thế giới. (Nguồn: Reuters)

Mục tiêu thu hút ít nhất 100 tỷ USD vốn FDI mỗi năm

Trả lời Bloomberg trong cuộc phỏng vấn ở New Delhi tháng 4/2024, ông Rajesh Kumar Singh, Giám đốc Cơ quan xúc tiến công nghiệp và thương mại nội địa, Bộ Công thương Ấn Độ khẳng định, quốc gia Nam Á này đặt mục tiêu thu hút ít nhất 100 tỷ USD vốn FDI mỗi năm, nhắm vào các nhà đầu tư muốn đa dạng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc.

“Mục tiêu của chúng tôi là đạt trung bình ít nhất 100 tỷ USD trong 5 năm tới. Xu hướng này rất tích cực và khả quan”, ông Singh nhấn mạnh.

Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tham vọng của Ấn Độ là hoàn toàn có cơ sở khi quốc gia này đang thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp muốn phòng ngừa nguy cơ căng thẳng địa chính trị, bằng cách mở rộng hơn nữa hoạt động của họ – đôi khi được gọi là chiến lược “Trung Quốc +1″.

Từ năm 2019, Ấn Độ đã gây chấn động với các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài quy mô lớn và vô cùng hấp dẫn. Tháng 3/2019, Chương trình Khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) đã được công bố, theo đó, các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ sẽ nhận được 4 – 6% doanh thu tăng thêm từ các sản phẩm được sản xuất tại Ấn Độ dưới hình thức trợ cấp. Quy mô tổng gói hỗ trợ khoảng trên 7,33 tỷ USD. Các công ty toàn cầu thuộc đối tượng hỗ trợ bao gồm Samsung Electronics, Foxconn Hong Hai, Rising Star, Wistron, Pegatron…

Trong công cuộc đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư trong khu vực, Ấn Độ cũng nhanh chóng đưa ra các gói hỗ trợ mạnh tay. Năm 2020, nước này đã chi 20 tỷ USD để chiêu dụ các công ty nước ngoài chuyển sản xuất sang Ấn Độ.

Vào tháng 10/2022, Thủ tướng Modi còn phê duyệt đề án “Pradhan Mantri Gati Shakti” với ngân sách 1.200 tỷ USD để đầu tư hạ tầng đón đầu các nhà máy dịch chuyển từ Trung Quốc.

Các “ông lớn” công nghệ như Apple và Samsung Electronics, Google đã đẩy mạnh sản xuất ở Ấn Độ, tận dụng các ưu đãi do chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi đưa ra.

Ông Sundar Picha, Giám đốc điều hành của Google đánh giá cao chương trình “Make in India” với chính sách hàng đầu của Thủ tướng Narendra Modi, trong việc cung cấp thông tin kinh doanh nhanh hơn và khuyến khích tài chính thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa trên lãnh thổ Ấn Độ.

Ngoài những nỗ lực thu hút Apple hay Google, trên thực tế, dù các công ty lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Hyundai, Kia… đều đang vận hành nhà máy của mình tại Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng Modi vẫn không ngừng nghiên cứu và đưa ra các chính sách hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư hơn nữa.

Học hỏi kinh nghiệm từ Ấn Độ

Việt Nam và Ấn Độ hiện đang ráo riết trên đường đua thu hút dòng vốn FDI trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Cả hai đều có lợi thế về môi trường kinh doanh ổn định, lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng cải thiện và tiến bộ trong thiết kế sáng tạo.

Theo các chuyên gia, từ kết quả thu hút đầu tư “ngoạn mục” của Ấn Độ, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá:

Thứ nhất, muốn hấp dẫn được “đại bàng” về làm tổ phải có chiến lược cụ thể cho từng đối tác, không nên đưa ra mục tiêu chung chung, tràn lan và thành quả thu hút FDI không chỉ được đánh giá bằng tổng số vốn đăng ký.

Thứ hai, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, nhất là rà soát, bổ sung quỹ đất “sạch”. Để thu hút các “đại bàng” về làm tổ thành công, một trong những yếu tố được chính phủ Ấn Độ coi trọng còn là thiết lập quỹ đất “sạch” trên 460.000 ha rộng lớn (tương đương bằng 6 lần diện tích Singapore và gấp đôi diện tích Luxembourg).

Việt Nam sẽ học hỏi được gì từ kinh nghiệm thu hút đầu tư từ Ấn Độ?
Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ nguồn nhân lực để thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao. (Nguồn: PLO)

Thứ ba, mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư, như khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ… nhưng thực tế cho thấy, việc thực thi còn nhiều hạn chế, chưa đem lại hiệu quả. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách liên quan đến thuế nhập khẩu, các chính sách quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cũng như nâng cao năng suất lao động, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc tiếp nhận dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển vào Việt Nam.

Hay nói cách khác, phải đổi mới cơ bản toàn bộ hoạt động, từ xúc tiến đầu tư, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và có tính cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, nhìn từ Ấn Độ, cũng để biết thêm cách để “chơi” với nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi Việt Nam cũng đang thực thi chiến lược “Make in Vietnam”.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung, với vị trí địa lý thuận lợi cho các nhà đầu nước ngoài, Chính phủ Việt Nam quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chíp. Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, đầu tư kinh doanh trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn tại Việt Nam.

TS. Bùi Duy Tùng, Đại học RMIT Việt Nam nhận định, sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút FDI hiện tại vẫn mạnh mẽ. Những yếu tố hấp dẫn chính của Việt Nam bao gồm ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, dân số trẻ và ngày càng đô thị hóa, chi phí lao động cạnh tranh, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và nguồn cung cấp điện ổn định với giá cả phải chăng.

Để duy trì sức hấp dẫn và cạnh tranh, Việt Nam cần cải cách chính sách thuế, thành lập các quỹ hỗ trợ đầu tư trực tiếp, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều chỉnh các luật thuế để phù hợp với thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo rằng, Việt Nam có thể giữ lại phần thuế bổ sung thay vì để nó chuyển đến một quốc gia khác.

Ngày 31/7, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Liên đoàn các phòng Thương mại và công nghiệp Ấn Độ tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao như: Công nghệ cao, điện tử, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), xây dựng kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, năng lượng mới (hydrogen), công nghệ sinh học, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…

Ấn Độ hiện có 410 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,03 tỷ USD, đứng thứ 25/146 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam đã đầu tư sang Ấn Độ 16 dự án với tổng số vốn đầu tư là hơn 14 triệu USD, chưa tính đầu tư của Tập đoàn Vingroup tại Ấn Độ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/vut-sang-tro-thanh-ngoi-sao-trong-thu-hut-fdi-cua-the-gioi-viet-nam-co-the-hoc-hoi-duoc-kinh-nghiem-gi-tu-an-do-280812.html

Cùng chủ đề

Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USD

Ngoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394 dự án FDI với tổng vốn đạt 10.203 triệu USD. Tháng 1/2025, Tây Ninh thu hút 3 dự án FDI với tổng vốn hơn 100 triệu USDNgoài ra, tỉnh Tây Ninh còn có 3 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị tăng thêm là 20,98 triệu USD. Hiện tỉnh có 394...

LynkiD được vinh danh giải vàng make in Vietnam

LynkiD - nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm - vừa được trao giải thưởng Make in Vietnam 2024 với giải vàng ‘Sản phẩm công nghệ tiềm năng’ và Top 10 Sản phẩm công nghệ số.   Đại diện phía LynkiD được Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình trao tặng hoa, bằng khen và cúp - Ảnh: CTV Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam là một giải thưởng uy tín do Bộ Thông tin...

Doanh nghiệp Make in Viet Nam trở thành ‘đầu tàu’ cho kinh tế số Việt

Từ lời hiệu triệu Make in Viet Nam, các doanh nghiệp công nghệ số Việt đang từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ lõi. Doanh nghiệp công nghệ số hiện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tính đến hết năm 2024, cả nước hiện có 73.788 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, tăng 10,12%...

Trao Kỷ lục Việt Nam cho Wolfoo Game – sản phẩm giáo dục “make in Vietnam”

NDO - Mới đây, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao Kỷ lục Việt Nam cho Wolfoo Game, sản phẩm game (trò chơi điện tử) phát triển từ bộ nhân vật hoạt hình nổi tiếng Wolfoo với nội dung giáo dục và hướng dẫn kỹ năng cho trẻ em dưới 10 tuổi. Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh và xác lập Kỷ lục Việt Nam cho Wolfoo Game. (Ảnh: BẢO CHÂU) Trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 10...

Việt Nam tiếp tục có cơ hội trở thành điểm đến yêu thích của dòng vốn FDI

Tại Diễn đàn kịch bản kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 diễn ra vào ngày 7/1, các chuyên gia quốc tế đã có những nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội lớn trong giai đoạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

“Cha đẻ” của Namibia, cựu Tổng thống Sam Nujoma qua đời

Cựu Tổng thống Sam Nujoma, người được tôn kính vì đã lãnh đạo Namibia giành độc lập từ Nam Phi vào năm 1990, đã qua đời ở tuổi 95 vào ngày 8/2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ khai hội chùa Tam Chúc

Ngày 9/2, chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng (Hà Nam) long trọng tổ chức Lễ khai hội Xuân Tam Chúc 2025 với chủ đề "Tam Chúc - Linh thiêng hội tụ."

Bài đọc nhiều

Văn phòng Trung ương Đảng cần tiên phong gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ công tác của Chánh văn phòng Trung ương Đảng.

Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Nguyễn Duy Ngọc.

Đức cân nhắc để Dòng chảy phương Bắc 2 “tái sinh”, vì không muốn phụ thuộc vào may rủi

Chính quyền Đức đang cân nhắc tái khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) để vận chuyển hydro xanh hoặc khí đốt tự nhiên từ Phần Lan.

Cơ hội vàng cho các nhà khởi nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới

Cuộc thi khởi nghiệp GVB Prize 2025 là nơi để các ý tưởng sáng tạo của Việt Nam có thể vươn ra thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh các xu hướng chuyển đổi xanh và số hóa ngày càng được chú trọng.

Việt Nam-Pakistan hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương vượt 1 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri trong việc thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pakistan kể từ khi nhận nhiệm vụ, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Thủ tướng Chính phủ nhắc lại những kết quả đạt được trong cuộc gặp với Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Bài toán an ninh năng lượng cùng “cuộc chia tay giằng xé” giữa EU và khí đốt Nga

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tăng cường an ninh năng lượng, nhưng dường như "cuộc chia tay" với khí đốt Nga chẳng mấy dễ dàng.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng

Kết quả tăng trưởng kinh tế đáng phấn khởi, tự hào năm 2024 góp phần tạo đà, tạo lực, tạo thế, tạo niềm tin và hy vọng để Việt Nam đạt được thành tựu cao hơn trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Liên tục giảm trước bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc tiềm tàng

Giá xăng dầu hôm nay 9/2, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm trong bối cảnh cuộc chiến thương mại tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giá cà phê đi xuống vào phiên cuối tuần, áp lực chốt lời ngăn cản robusta, thị phần hàng Việt tại Mỹ giảm

Giá cước vận tải là một trong những lý do khiến cà phê toàn cầu tăng giá. Theo dữ liệu từ Chính phủ Brazil, xuất khẩu cà phê của quốc gia này trong tháng 12/2024 đạt 200.000 tấn giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tình trạng tắc cảng nghiêm trọng tại Brazil khiến hoạt động logistics gặp nhiều khó khăn tại các cảng xuất khẩu, cũng khiến giá cà phê tăng.

Mới nhất

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Mới nhất