Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVướng vấn đề học phí

Vướng vấn đề học phí


Như Báo Thanh Niên đưa tin, ngày 15.6, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT (được ban hành từ năm 2014) quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học (ĐH).

Nhiều cơ sở đào tạo ĐH cho biết với sự ra đời của luật Giáo dục ĐH (GDĐH) bổ sung, sửa đổi năm 2018, việc xây dựng và phát triển các chương trình chất lượng cao và các loại chương trình khác nhau thuộc quyền tự chủ của các trường ĐH. Các trường ĐH có thể dùng khái niệm “chất lượng cao” để đặt tên cho chương trình của mình, mà không còn bị ràng buộc bởi các điều kiện quy định trong Thông tư 23. Điều quan trọng là trường ĐH phải khẳng định được chất lượng của chương trình, giải trình được với các bên liên quan và toàn xã hội về những gì trường đã cam kết về chuẩn đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng để tương xứng với cái tên đó.

NHIỀU TRƯỜNG KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG

Theo PGS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, việc bãi bỏ Thông tư 23 không ảnh hưởng đến công tác đào tạo cũng như tuyển sinh, đào tạo trong năm 2023 và những năm tới của các chương trình chất lượng cao tại trường.

Bỏ quy định chương trình chất lượng cao: Vướng vấn đề học phí - Ảnh 1.

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội. Đây là một trong những cơ sở đào tạo có chương trình chất lượng cao

Các chương trình chất lượng cao của trường được xây dựng với chuẩn đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng cao hơn so với chương trình tiêu chuẩn, và đáp ứng ở mức độ cao vượt trội so với các chuẩn quy định tại Thông tư 23. Nhà trường sẽ liên tục cải tiến, cập nhật các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tích hợp các chuẩn quốc tế vào các trụ cột chuyên môn của chương trình, tăng tính linh hoạt, lồng ghép các mô hình khai phá năng lực sáng tạo và kỹ năng làm việc thực chiến trong môi trường quốc tế của sinh viên (SV). Trường cũng đã định vị rõ ràng các chương trình chất lượng cao và sẽ đẩy mạnh công nhận lẫn nhau với các trường ĐH/tổ chức nước ngoài có uy tín trên thế giới.

PGS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết các chương trình chất lượng cao của trường đã có SV tốt nghiệp đều thực hiện kiểm định quốc tế, và đáp ứng các yêu cầu của một chương trình đào tạo theo quy định. Vì thế, trong thời gian tới, nhà trường vẫn tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao và thực hiện cải tiến liên tục, kiểm định quốc tế định kỳ theo quy định.

Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, trước khi có luật GDĐH sửa đổi năm 2018, ĐH này cũng có chương trình chất lượng cao nhưng được gọi tên bằng khái niệm ELITECH (viết tắt của cụm từ Elite Technology Program). Đây là chương trình đào tạo có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên cho phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời trở thành hình mẫu trong hệ thống đào tạo của trường về nội dung, phương pháp đào tạo tiên tiến và ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đại. ELITECH bao gồm các chương trình có bề dày lịch sử như chương trình tài năng, chương trình Việt Pháp, chương trình tiên tiến.

Việc thu học phí của chương trình ELITECH chủ yếu dựa vào đề án chương trình tiên tiến (được thực hiện trong giai đoạn 2006 – 2016), trường được phép tự xác định chi phí đào tạo, từ đó công bố mức học phí (trên cơ sở mức thu được xã hội chấp nhận) trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển. Sau đó trường thực hiện đề án thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP (do Chính phủ ban hành ngày 24.10.2014, về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014 – 2017).

Khi thực hiện luật, ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn tiếp tục thực hiện chương trình ELITECH. “Trên phạm vi toàn quốc, Thông tư 23 định nghĩa thế nào là chất lượng cao, để từ đó được thu học phí cao. ĐH Bách khoa Hà Nội cũng dựa vào một số nội dung cốt lõi để đưa ra quy định về chương trình ELITECH. ĐH Bách khoa Hà Nội là đơn vị tự chủ, nên được tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo kèm theo các mức học phí phù hợp với từng chương trình. Vì thế, việc Bộ bãi bỏ Thông tư 23 không ảnh hưởng tới hoạt động tuyển sinh, đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội”, PGS Điền chia sẻ.

Bỏ quy định chương trình chất lượng cao: Vướng vấn đề học phí - Ảnh 2.

Với các trường ĐH công lập chưa tự chủ hoặc mới tự chủ một phần thì việc Bộ GD-ĐT bãi bỏ Thông tư 23 sẽ nảy sinh vấn đề về xác định mức thu học phí

XÁC ĐỊNH HỌC PHÍ RA SAO ?

Theo quy định của Nghị định 81, các trường ĐH tự chủ về chi thường xuyên sẽ được thu học phí với mức tối đa bằng 2 lần mức trần học phí so với trường chưa tự chủ; còn trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư được thu mức gấp 2,5 lần. Đây là một quy định giúp các trường tự chủ thuận lợi trong việc quy định mức học phí với các chương trình chất lượng cao, khi mà nhiều trường áp dụng mức thu với các chương trình đại trà dưới trần khá nhiều so với Nghị định 81. Như vậy, một trường tự chủ có thể đặt ra các mức thu cao thấp khác nhau, phù hợp với chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao, mà vẫn hoàn toàn nằm trong quy định của Nghị định 81.

Tuy nhiên, với các trường ĐH công lập chưa tự chủ hoặc mới tự chủ một phần thì việc Bộ GD-ĐT bãi bỏ Thông tư 23 sẽ nảy sinh vấn đề về xác định mức thu học phí. Thông tư 23 cho phép trường ĐH được phép tự xác định mức học phí cho chương trình chất lượng cao trên nguyên tắc “tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo cho toàn khóa học”; trường ĐH được phép xây dựng lộ trình điều chỉnh mức học phí cho những khóa học tiếp theo (nếu cần thiết)… Giờ bãi bỏ Thông tư 23, trường phải thu học phí theo Nghị định 81. Theo đó, các trường chưa tự chủ sẽ phải thu học phí theo quy định khung của Chính phủ. Nếu chương trình đào tạo nào đã đạt kiểm định thì trường ĐH mới tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do trường mình ban hành.

TS Phạm Thanh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải, cho biết hiện nay trường có 10 chương trình chất lượng cao, nhưng mới một nửa trong số này đã được kiểm định. Một nửa số chương trình chất lượng cao còn lại mới mở được 2 – 3 năm nay. Trong khi đó, theo quy định, với những chương trình đào tạo mới mở thì sau khi có SV tốt nghiệp mới đủ điều kiện để được kiểm định.

“Theo lộ trình, Trường ĐH Giao thông vận tải đến tháng 12 sẽ được giao quyền tự chủ, trong khi việc bãi bỏ Thông tư 23 đến tháng 12 mới có hiệu lực. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch, Trường ĐH Giao thông vận tải vẫn duy trì được tất cả các chương trình chất lượng cao hiện nay. Còn nếu không thì phải nghỉ tuyển sinh cho đến khi được tự chủ, vì đây là những chương trình được đầu tư cao, trường không thể duy trì nếu không có nguồn kinh phí”, TS Thanh Hà chia sẻ. 

Gỡ khó cho các đơn vị còn vướng quy định

PGS Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng dù việc bãi bỏ Thông tư 23 là đúng luật, nhưng một số cơ sở đào tạo ĐH sẽ gặp khó khăn do chưa có các quy định phù hợp. Đặc biệt với các ĐH quốc gia, là các đơn vị có nhiệm vụ đào tạo thí điểm các ngành đào tạo mới. Vì thế phải sau một thời gian nhất định thì các chương trình này mới được kiểm định.

“Có nhiều cách xác định chất lượng chương trình của một đơn vị đào tạo, để từ đó cho thấy họ có được tự xác định mức thu học phí theo Nghị định 81 hay không. Đạt kiểm định cũng là một cách. Nhưng theo tôi, có nhiều cách khác, thậm chí còn khó hơn, chẳng hạn như xếp hạng ĐH. Thứ 2, với các chương trình mới mở, thì cho phép trường tham gia kiểm định chương trình đào tạo với các cơ sở kiểm định nước ngoài tuy rất có chất lượng nhưng không yêu cầu phải có SV tốt nghiệp rồi mới kiểm định. Họ kiểm định chương trình dựa trên tổng thể các chương trình khác của cơ sở đào tạo, và họ có phương pháp để xác định chương trình mới mở đó có tốt hay không”, PGS Hoàng Hải đề xuất.



Source link

Cùng chủ đề

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. ...

Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo Nghị định quy định chức...

TP Thủ Đức công bố sớm kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 của 3 trường “hot”

(NLĐO)- TP Thủ Đức là địa phương sớm nhất tại TP HCM công bố kế hoạch khảo sát vào lớp 6 ở 3 trường "hot" nhất TP ...

Tài liệu, hồ sơ nào trong lĩnh vực giáo dục được lưu trữ vĩnh viễn?

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thay thế cho thông tư quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp...

Cần Thơ: Nhân rộng mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp nâng cao giá trị sản xuất cho nông dân

Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng sản xuất lúa chuyên canh CLC và PTT, với quy mô diện tích 38.000ha. Đây là các mô hình triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa CLC...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Váy denim, slip… trở lại thịnh hành với phiên bản trang nhã hơn

Những bộ váy của những năm 2000 sẽ trở lại vào mùa xuân năm 2025, với vẻ quyến rũ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Cùng chuyên mục

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á năm 2025. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô bạn xinh xắn ơi. Được biết và học cùng lớp với bạn là một trong những điều tuyệt vời trong...

Cô giáo Hà Nội ‘mất ăn mất ngủ’ tìm cách đưa tranh dân gian Hàng Trống tới học sinh

Cho trẻ mầm non sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc tích cực ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hơn 22 năm công tác, cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc luôn tận tụy với công việc. Sống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cô cảm nhận được sự lãng quên của xã hội hiện đại...

Nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị ung thư được Bộ GD-ĐT phê duyệt năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt Danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT năm 2025 với 25 đề tài nghiên cứu của giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH. ...

Mới nhất

Sau bữa cơm cá kho, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Nữ bệnh nhân trú tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn do hóc xương cá.

Mẹo nhỏ ‘đối phó’ thực phẩm giàu chất béo ngày Tết cho người đau dạ dày, thực quản

Những người mắc bệnh lý về dạ dày, thực quản, những thức ăn giàu chất béo ngày Tết trở thành nỗi ám ảnh. Có...

Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông quốc tế Indonesia

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thuỳ Linh đã có những trận đấu xuất sắc để lọt vào tứ kết Giải cầu lông Super 500 Indonesia Masters 2025. ...

Người dân Greenland muốn theo Mỹ; nếu có thể cứu TikTok là điều tốt

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên thuộc nhóm báo chí Nhà Trắng trên chuyên cơ Không lực Một (Air Force One), ông Trump cho rằng, người dân Greenland muốn theo Mỹ.

Công ty may có ‘bố là chủ tịch, con làm tổng giám đốc’ báo lãi kỷ lục

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG vừa công bố báo cáo tài chính quý 4-2024 với lãi sau thuế 315 tỉ đồng, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. ...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump