Trang chủNewsNhân quyềnVươn lên thoát nghèo nhờ trồng sầu riêng

Vươn lên thoát nghèo nhờ trồng sầu riêng


Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Từ khi thương hiệu “Sầu riêng Khánh Sơn – cơm vàng, hạt lép” được khẳng định, loại quả này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là chìa khóa giúp nhiều hộ gia đình tại địa phương vươn lên thoát nghèo, phát triển bền vững.

Vợ chồng anh Bo Bo Thương – Mấu Thị Tâm thuộc dân tộc Rắc Lay ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đã thoát khỏi hộ nghèo vào cuối năm 2021. Anh Thương tâm sự, trước đây mới lập gia đình kinh tế khó khăn do không có vốn làm ăn. Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào trồng khoảng 1 héc-ta cây mì, nhưng giá mì rất thấp, khoảng 2.500 đồng/ký nên thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình. Năm 2014, gia đình chuyển sang trồng thêm 1 sào mía tím. Lúc này cây mía cũng bán được giá ổn định. Có nguồn thu anh mở rộng trồng thêm 1 sào mía nữa, mỗi năm thu nhập được khoảng 45 triệu đồng.Đến năm 2016 địa phương có chủ trương chuyển đổi cây trồng sầu riêng theo “chương trình 1609”, nhà nước hỗ trợ đối ứng theo tỷ lệ nhà nước đầu tư không hoàn lại 70% gồm giống cây trồng, phân bón, hệ thống tưới tiêu, còn hộ sản xuất bỏ vốn 30%. Gia đình anh Thương được địa phương hỗ trợ trông 200 cây sầu riêng, anh đã cố gắng đầu tư trồng thêm 400 cây sầu riêng nữa, tất cả là 600 cây sầu riêng (khoảng 3 héc-ta, đất do anh làm tích lũy mua từ trồng mía và cha mẹ để lại).

Nguồn vốn đầu tư thêm của gia đình trồng sầu riêng là từ nguồn anh Thương tích lũy từ trồng mía và vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho đối tượng là hộ nghèo tổng cộng 3 đợt, từ 15 triệu đồng, 50 triệu đồng và 100 triệu đồng (giai đoạn 2022-2025).  Đến nay, vườn sầu riêng của gia đình anh Thương đã thu hoạch được 3 năm. Mỗi năm thu hoạch khoảng 2-3 tấn, sau khi đã trừ các khoảng chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, gia đình lãi khoảng 100 triệu đồng/năm. Anh Thương chia sẻ, cán bộ thôn, xã ở đây rất quan tâm đến hộ nghèo, nhất là các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số vì đời sống đồng bào ở đây còn khó khăn, từ vốn đến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Nên mỗi hộ nghèo ở đây đều có cán bộ thôn, xã được phân công phụ trách hỗ trợ sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Cụ thể là gia đình được tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, được hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, được đi tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức về cách thức trồng, chăm sóc cây sầu riêng. Nhờ vậy mà đến nay gia đình tôi đã có được vườn cây sầu riêng thu nhập ổn định, gia đình đã thoát nghèo vào cuối năm 2022, dự kiến gia đình tôi cũng thoát khỏi hộ cận nghèo vào cuối năm nay.

Anh Bo Bo Thương ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đang bón phân chăm sóc vườn sầu riêng.

Anh Bo Bo Thương ở thôn Liên Hòa, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn đang bón phân chăm sóc vườn sầu riêng.

Cũng như gia đình anh Bo Bo Thương, gia đình chị Cao Thị Dinh cũng đã thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2021. Chị Dinh chia sẻ, trước đây gia đình lâm vào cảnh nghèo khó là do chồng bị bệnh mất sớm, một mình chị phải nuôi ba đứa con. Thêm nữa, kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào 6 sào mì và cà phê. Mà mì và cà phê giá cả có lúc rất thấp, năng suất lại không đạt nên thu nhập không đủ chi phí sinh hoạt gia đình. Thấy hộ gia đình chị là hộ nghèo có đất sản xuất mà thu nhập bấp bênh, cán bộ thôn, xã đã đến vận động gia đình chuyển đổi cây trồng sang trồng sầu riêng. Chị được mời tham gia khóa tập huấn trồng và chăm sóc cây sầu riêng do địa phương tổ chức. Với kiến thức, kỹ năng tiếp thu được cũng với sự hỗ trợ vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho hộ nghèo, cho hai đợt vay 30 triệu đồng đợt 1 và 50 triệu đồng đợt 2, chị Dinh đã sẵn sàng chuyển dần cây trồng sang trồng sầu riêng. Đến nay, trong 1 héc-ta sầu riêng của gia đình chi Dinh có lứa đã cho thu hoạch, có lứa vừa cho thu bói. Lứa cho thu hoạch đầu vào tháng 7/2023 vừa rồi nhà chị cũng thu nhập được 50 triệu đồng.

Chị Cao Thị Dinh đang bên vườn cây sầu riêng cho quả bói, hy vọng sang năm sẽ cho nguồn thu nhập cao.

Chị Cao Thị Dinh đang bên vườn cây sầu riêng cho quả bói, hy vọng sang năm sẽ cho nguồn thu nhập cao.

Chị Dinh tâm sự, tuy hiện nay nguồn thu nhập từ sầu riêng chưa nhiều, nhưng năm tới chắc chắn thu nhập sẽ cao hơn vì số cây vào thu hoạch chính năm tới gấp đôi năm nay. Nếu giá cả ổn định như hiện tại thì mức thu nhập mỗi năm 100 triệu đồng từ vườn sầu riêng trong tầm tay. Chính vì với nền tảng phát triển sản xuất ổn định từ nguồn thu nhập sầu riêng mà gia đình chị dinh đã thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2021. Gia đình hiện vẫn còn đang là hộ cận nghèo nên vẫn còn được sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, cùng với nghị lực vươn lên của gia đình để tiến đến thoát nghèo bền vững. Chị Mấu Thị Thúy, cán bộ LĐ-TB&XH xã Sơn Bình cho biết, xã hiện có 1.023 hộ, 3.635 khấu gồm 6 dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Chăm và Raglay cùng sinh sống, trong đó dân tộc Raglay chiếm 75% dân số toànxã.Đối với công tác giảm nghèo, qua kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022 của xã hiện nay hộ nghèo còn 307 hộ, chiếm tỷ lệ 30,01%, hộ cận nghèo xã là: 202 hộ, chiếm tỷ lệ 19,75%. UBND xã cũng đã chỉ đạo các ban ngành phối hợp với các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân sử dụng các nguồn vốn vay đúng mục đích, tích cực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sơn Bình phấn đấu cuối năm 2023 có 127 hộ thoát nghèo:

Ông Tạ Quốc Phong-Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cũng cho biết, được sự chỉ đạo, quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Khánh Sơn cho đến nay UBND xã Sơn Bình đã có sự chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, nổi bật trên các mặt: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu là trồng cây ăn quả, tiêu biểu là cây sầu riêng, bưởi, quýt đường,.. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội đáp ứng cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đời sống của nhân dân, nhất là hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình có công với cách mạng. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay ở xã còn 307 hộ, chiếm tỷ lệ 30,01%, xã phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 127 hộ nghèo (giảm 12,64%), còn 180 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 17,37%. Từ đầu năm đến nay, xã rất chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất. Như hỗ trợ chính sách tín dụng ưu đãi để hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng được cho vay có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Có 17 hộ nghèo được vay ưu đãi với số tiền 750 triệu đồng, 7 hộ cận nghèo vay với số tiền 420 triệu đồng, cho vay các đối tượng chính sách khác 22 hộ với số tiền 890 triệu đồng. Ngoài ra, có 58 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới nhà ở với số tiền 3,98 tỷ đồng, trong đó có 50 hộ nguồn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và 8 hộ nguồn Ngân hàng Vietcombank. Hỗ trợ tiền điện cho 307 hộ nghèo với số tiền gần 102 triệu đồng.

Cây sầu riêng được xem là thế mạnh, là chìa khóa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

Cây sầu riêng được xem là thế mạnh, là chìa khóa giúp nhiều hộ dân thoát nghèo

“Có thể nói, việc triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội luôn được xã quan tâm, tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể thực hiện, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm và huy động các nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng xã hội. Với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, nhiều người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đã được hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua khó khăn để hòa nhập cộng đồng. Nhìn chung các hộ nghèo được UBND xã phân công theo dõi giúp đỡ để thoát nghèo đa số có nhiều hộ chịu khó làm ăn, các mô hình sản xuất cấp cho hộ nghèo đa số các hộ đều chăm sóc tốt. Xã chú trọng tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp, cho vay đúng đối tượng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Giúp cho các đối tượng cần vay vốn có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế, đẩy mạnh mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.Các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức tuyên truyền rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và giám sát chặt chẽ trong quá trình tổ chức rà soát hộ tại địa phương”- Chủ tịch UBND xã Sơn Bình Tạ Quốc Phong chia sẻ.

                                                                                 

NGỌC MINH



Source link

Cùng chủ đề

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...

Trồng sầu riêng công nghệ sinh học là trồng kiểu gì mà một ông nông dân Khánh Hòa lãi 600 triệu?

Mô hình trồng sầu riêng công nghệ sinh học của anh Lê Văn Hùng ở xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã mang lại hiệu quả bất ngờ so với cách làm truyền thống. Vụ sầu riêng này sau khi thu hoạch trừ chi phí anh lãi...

Đây là các loại cây đặc sản ra quả ngon đang mang tiền tỷ về cho nông dân của một xã ở Khánh Hòa

Trồng cây đặc sản ra quả ngon, nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi nămNhững năm qua, tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" luôn thu...

Vùng núi Khánh Sơn đón du khách về dự Lễ hội Trái cây năm 2024

Tối 10-8, tại thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Trái cây Khánh Sơn năm 2024. Lễ hội diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 10-8 đến ngày 13-8-2024, tại Quảng trường 20/11, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn. Với mục đích giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp, du lịch của huyện. Ông Nguyễn Tấn...

Một huyện ở Khánh Hòa hễ ra vườn là đụng cây tiền tỷ ra ngõ đụng tỷ phú nông dân nhờ trồng sầu riêng

Những ngày này bà con nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch sầu riêng. So với mọi năm, giá sầu riêng năm nay hiện ở mức cao nên hầu hết bà con có chung tâm trạng rất vui. Ông Lê Quang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa đưa Việt Nam tới thịnh vượng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa đưa Việt Nam tới thịnh vượng. Trong đó, nâng cao chất lượng GDNN, thu hút đồng hành của doanh nghiệp sẽ tạo nên đột phá. Kỹ năng được coi là đơn vị tiền tệ mới của thị trường lao động toàn cầu Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, nâng cao kỹ năng của lao động là chìa khóa để đưa Việt Nam tới...

Đen Vâu, Hoa hậu Ngọc Hân: Những nghệ sĩ tuổi rắn tài năng

(LĐXH) - Tài năng và quyết đoán, nhiều nghệ sĩ tuổi rắn trong showbiz Việt đã đi lên bằng những tác phẩm nghệ thuật của mình, đồng thời khẳng định vị thế trong làng giải trí. Đen Vâu - nghệ sĩ vì cộng đồngĐược mệnh danh là “người đàn bà đẹp” màn ảnh Việt, Hồng Ánh (SN 1977) luôn là cái tên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ công chúng. Không chỉ đẹp mà chị còn được đánh...

Tết Nguyên đán và giá trị bền vững của gia đình Việt

(VTE) - Mỗi dịp Tết đến, xuân về là “cơ hội vàng” để khẳng định giá trị gia đình và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Người Việt vươn xa trong thời kỳ toàn cầu hóaTuy nhiên, đối với người Việt sống ở nước ngoài, việc đón Tết đôi khi gặp không ít trở ngại. Nhiều quốc gia không công nhận Tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ, khiến cộng đồng người Việt phải cân đối giữa công...

Thế giới năm 2024: Nỗ lực cứu trợ nhân đạo tại các vùng xung đột

(LĐXH) - Năm 2024, thế giới tiếp tục đối mặt với những cuộc xung đột lan rộng chưa có hồi kết cùng những nỗ lực cứu trợ nhân đạo tích cực từ các bên. Bạo lực và xung đột gia tăngTheo báo cáo Chỉ số cường độ xung đột (CII) do các nhà phân tích rủi ro từ Công ty Verisk Maplecroft (Anh), diện tích các khu vực trên thế giới bị nhấn chìm trong xung đột đã tăng 65%...

TPHCM sụt giảm hơn một nửa dân nhập cư: Tín hiệu vừa đáng mừng vừa đáng lo

(LĐXH) - Số liệu thống kê cho thấy, lần đầu tiên TPHCM không còn là điểm đến lý tưởng của dân nhập cư khi năm 2023 chỉ có khoảng 65.000 người đến lập nghiệp, giảm hơn một nửa so với những năm trước. Tình trạng sụt giảm dân nhập cư đặt thành phố trước những vấn đề nan giải.TPHCM có còn là “miền đất hứa”?Thực tế, lượng người nhập cư vào TPHCM trong năm 2024 cũng không hơn gì so...

Bài đọc nhiều

Hàng loạt người lao động nhà máy xử lý rác thải ở Huế bị nợ bảo hiểm xã hội kéo dài

Do khó khăn, nhà máy đóng cửa ngừng hoạt động nên công nhân, người lao động của Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương, chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa (phường Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế) phải nghỉ việc và bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài,ảnh hưởng đến quyền lợi. Thừa Thiên Huế: Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm...

Dấu ấn sâu đậm về tiếng nói, vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam

Cùng với đó, hỗ trợ Việt Nam gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực trong lĩnh vực phân phối, chế biến; thúc đẩy thủ tục và phối hợp thời điểm sớm công bố quả nho Nhật Bản vào...

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu

Số hóa hệ sinh thái dữ liệu phục vụ quản trị dữ liệu và cuộc sống người dân là nội dung trọng tâm được các học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế cùng trao đổi và chia sẻ tại Hội thảo về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị và giám hộ dữ liệu.

Lào Cai: các em học sinh khó khăn có thêm “mẹ đỡ đầu” yêu thương chăm sóc

Đồn Biên phòng Y Tý, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai vừa ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn, là đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk dành nhiều phần quà gửi tặng hộ gia đình khó khăn ...

Cùng chuyên mục

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo có quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng

Ngày 3/2, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng. Quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả...

Đạo luật mới trao cho một ngọn núi tất cả các quyền và trách nhiệm của một con người

Ngọn núi Taranaki - hiện được gọi là Taranaki Maunga theo tên của người Māori, là vật thể tự nhiên mới nhất được công nhận là một cá nhân ở New Zealand.

Thái Lan và 15 quốc gia chung tay đẩy lùi nạn di cư bất hợp pháp qua biên giới

Thái Lan đã thảo luận với đại diện từ 15 quốc gia để tìm biện pháp ngăn chặn tình trạng di cư bất hợp pháp qua biên giới và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề này.

WVI hỗ trợ người dân Quảng Trị cải thiện nước sạch, vệ sinh và môi trường

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 215/QĐ-UBND phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện nước sạch - vệ sinh cá nhân và môi trường tại Chương trình vùng Hướng Hóa” trên địa bàn 06 xã: Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập do tổ chức World Vision International (WVI) tài trợ. Với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại 46.920 USD, tương đương hơn 1,14 tỷ...

Tết Nguyên đán ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

Khi mai vàng thi nhau khoe sắc thì ở các phum, sóc Khmer cũng rộn ràng không khí chuẩn bị đón Xuân sang.

Mới nhất

Hết cảnh chen lấn, xô đẩy vào chùa Hương

TPO - Trái ngược với cảnh đông đúc như mọi năm, ngày khai hội chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) vắng vẻ lạ thường, người dân và du khách thảnh thơi xuống đò, lên cáp treo mà không cần xếp hàng.  TPO - Trái ngược với cảnh đông đúc như mọi năm, ngày khai hội chùa Hương...

Tuổi xế chiều muốn nhàn phải nhớ 1 điều

Có lẽ ông Kim cũng không bao giờ ngờ được rằng mình nuôi dạy con cháu cả một cuộc đời, cuối cùng lại bị chính con trai ruột và cháu trai ruột của mình đuổi ra khỏi nhà, chỉ...

Ông Trump đe dọa dùng ‘biện pháp mạnh’: Vị thế đặc biệt của kênh đào Panama

Ông Donald Trump một lần nữa tuyên bố “sẽ lấy lại kênh đào Panama”, đồng thời cảnh báo về “biện pháp mạnh” cho dù Tổng thống Panama Mulino nói sẽ xem xét các thỏa thuận liên quan tới Trung Quốc. Theo CNN, Tổng thống Donald Trump hôm 2/2 nhắc lại lời thề "lấy lại" kênh đào Panama, đồng thời cảnh báo...

Tự xưng ‘cú đấm hủy diệt’, cao thủ hàng đầu Thái Lan bị đàn em đấm ngã ngửa

Tự xưng 'cú đấm hủy diệt', cao thủ hàng đầu Thái Lan bị đấm ngã ngửa.Yodlekpet Or.Atchariya sinh năm 1994 là một trong những võ sĩ muay hàng đầu Thái Lan ở hạng ruồi (flyweight). Trong suốt sự nghiệp 10 năm, Yodlekpet từng thua 27 trận nhưng phải đến cuối tuần trước, anh mới lần đầu tiên nếm...

Mới nhất