Trang chủDi sảnVùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện...

Vùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện được cho là cổ xưa nhất lịch sử Kinh đô Việt Nam?

Những cuộc khai quật tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang dần lộ diện hình hài của một kinh đô, đặc biệt là việc tìm thấy chính điện thành nhà Hồ. Đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay.

Chỉ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) và được xem là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế nhưng triều nhà Hồ đã để lại cho nhân loại một tòa thành đá độc đáo bậc nhất Đông Nam Á. 

Để làm cơ sở bảo tồn và củng cố thêm những giá trị lịch sử to lớn của Thành nhà Hồ, trong nhiều năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện gần 20 cuộc khai quật, từ đó phát hiện thêm nhiều cứ liệu, dấu tích có ý nghĩa cực kỳ lớn cho nền khảo cổ học Việt Nam.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 1.

Khai quật thành nhà Hồ

Con đường Hoàng gia – Phát hiện mang tính bước ngoặt tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Kể từ khi Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm 2011), tại đây đã diễn ra 10 cuộc khai quật> Nếu tính rộng ra thì từ năm 2004 đến thời điểm này đã có tổng cộng 20 đợt khai quật lớn nhỏ được thực hiện.

Ông Trương Hoài Nam, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, cho biết các đợt khai quật đã phát hiện rất nhiều dấu tích quan trọng như: cụm kiến trúc trung tâm nền Vua; cụm kiến trúc phía Đông Nam thành Nội; dấu tích 4 hào thành; dấu tích con đường Hoàng Gia và dấu tích sân nền quảng trường Cửa Nam thời nhà Hồ; dấu tích đàn tế Nam Giao… 

“Hầu hết các đợt khai quật đều có những phát hiện rất quan trọng, minh chứng khẳng định sự nổi bật toàn cầu của di sản. Trong đó, dấu tích đường Hoàng gia là con đường gây ấn tượng lớn cho các chuyên gia Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) khi đi kiểm tra tính xác thực của khu di sản” – ông Nam cho hay.

Con đường Hoàng gia trong quá trình khai quật đã xuất lộ phía trước cổng Nam gồm 3 làn đường song song làn chính giữa, 2 làn bên. 

Làn đường chính giữa chạy xuyên qua cổng thành và chạy về phía Bắc và phía Nam. Đường được lát chủ yếu bởi các khối đá vôi có kích thước khá lớn có màu xám xanh với nhiều hình dáng khác nhau: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình thoi… 

Các khối đá lát phần lớn đều được chế tác cẩn thận tạo mặt phẳng cho mặt đường, bề mặt các khối đá đều có dấu vết đục khá rõ tương tự như những khối đá sử dụng để xây thành.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 2.

Con đường Hoàng gia trong quá trình khai quật đã xuất lộ tại di tích thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Theo ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, ngoài những phát hiện quan trọng trên, các nhà khảo cổ học còn nghiên cứu nhiều vị trí khác quanh khu vực Thành nhà Hồ như: tiến hành cắt tường thành Đông Bắc để nghiên cứu kỹ thuật xây thành, nghiên cứu kỹ thuật đắp La Thành, nghiên cứu kỹ thuật khai thác và chế tác đá tại bãi đá An Tôn, di tích Xuân Đài và thăm dò vị trí đền Trần Khát Chân, dấu tích Cồn Ngục, Gò Mả… để tìm lời giải cho quá trình xây tòa thành đá này.

“Thành Nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư, tòa thành đá này được xây dựng trong vòng 3 tháng. 

Qua các cuộc khai quật đã tìm thấy các công trường chế tác đá, hàng trăm viên bi đá lớn, nhỏ đã củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành khoảng 5 km). 

Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá hàng tấn lên cao để xây thành. Ngoài ra, các nhà sử học đã tìm thấy khoảng 300 địa danh trong cả nước góp gạch xây dựng kinh thành Tây Đô, từ đó phần nào minh chứng và lý giải cho câu hỏi lớn của lịch sử là tại sao Hồ Quý Ly có thể xây dựng kinh thành Tây Đô chỉ trong thời gian 3 tháng” – ông Linh nói.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 3.

Giếng vua trong di tích khảo cổ Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Khôi phục kinh đô cổ nhất Đông Nam Á

Trong số 10 cuộc khai quật lớn nhỏ kể từ khi thành nhà Hồ là di sản thế giới thì cuộc khai quật từ năm 2020-2021 được đánh giá là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất trong lịch sử khảo cổ Việt Nam với diện tích 25.000 m2. 

Đợt khai quật này đã phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần – Hồ; 2 cụm kiến trúc thời Lê sơ; 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng với trên 20 đơn nguyên kiến trúc.

PGS- TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam – người có tâm huyết, lăn lộn với di tích Thành nhà Hồ suốt 10 năm qua để đi tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí, chưa sáng tỏ – cũng khá bất ngờ trước những phát hiện được tìm thấy.

Theo PGS-TS Tống Trung Tín, cuộc khai quật từ năm 2020-2021 đã thu được những kết quả cực kỳ quan trọng là đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam ở khu vực trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là nền Vua). 

“Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh nền Vua, các nhà khảo cổ nhận định đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay”- PGS-TS Tống Trung Tín khẳng định.

GS-TS khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia, nhận định rằng việc phát hiện con đường Hoàng Gia cực kỳ quan trọng, nó là nền móng để từ đó những đợt khai quật tiếp theo đã phát lộ nhiều dấu tích có ý nghĩa rất lớn cho nền khảo cổ học.

Từ những đợt khai quật này, trung tâm sẽ từng bước xây dựng kế hoạch phục dựng, khôi phục và bảo vệ cảnh quan, đa dạng hóa các giải pháp bảo tồn như trường hợp Nara (Nhật Bản). 

Nếu làm tốt và khoa học, dần dần chúng ta có thể hiểu được và khôi phục được một Kinh đô cổ nhất ở Đông Nam Á, từng bước biến di sản trở thành một trong những di sản văn hóa có giá trị nổi bật nhất của Việt Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với công chúng trong nước và thế giới nhằm bảo tồn và bảo vệ toàn vẹn khu di sản theo đúng các Công ước Quốc tế đối với một khu di sản thế giới tầm vóc như Thành nhà Hồ.

Theo sử cũ ghi lại, vào những năm 1396-1398, nước ta đứng trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm lược từ hai đầu đất nước. Phía Bắc, giặc Minh cho quân đánh chiếm xâm lược bờ cõi. Phía Nam, quân Chiêm Thành cũng có âm mưu thôn tính nước ta.

Lúc này, Hồ Quý Ly đang là một tướng sĩ dưới triều nhà Trần, đã đứng ra dùng sách lược mềm mỏng ngoại giao để hoãn binh từ hai phía. Trong nước, ông đứng lên dẹp loạn những cuộc nổi dậy của các loạn thần, tham mưu cho vua tôi nhà Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa để đảm bảo an toàn lâu dài.

Khi vào Thanh Hóa, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng cung Bảo Thanh (tức Ly cung nhà Hồ, thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung ngày nay) trên một diện tích lớn. Công trình được đầu tư xây dựng công phu giống như một thành Thăng Long thu nhỏ để đón vua Trần vào Thanh Hóa, chuẩn bị cho việc xây dựng kinh đô mới là thành Tây Đô (Thành nhà Hồ ngày nay).

Vào năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất ngôi nhà Trần, thiết lập vương triều Hồ, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt. Triều đại nhà Hồ diệt vong. Dù chỉ tồn tại có 7 năm và được xem là triều đại phong kiến ngắn nhất lịch sử Việt Nam, song nhà Hồ đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, đặc biệt là cuộc cải cách toàn diện đất nước, được đánh giá có giá trị thực tiễn và đi trước thời đại.

Nguồn: https://danviet.vn/thanh-nha-ho-o-thanh-hoa-sao-chinh-dien-duoc-cho-la-co-xua-nhat-lich-su-kinh-do-viet-nam-20231023183346322.htm

Cùng chủ đề

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Cảnh báo ngộ độc và tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại đây đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột. Trong đó, phải kể đến 2 trường hợp bị ngộ độc thuốc diệt chuột rất hy hữu do sự chủ quan, bất cẩn của người lớn. Đó là hai anh...

Trường Đại học Thủ Dầu Một hoàn trả 21 tỷ đồng học phí thu sai

Trường Đại học Thủ Dầu Một ở Bình Dương đã trả lại số tiền khoảng 21 tỷ đồng học phí thu sai cho hơn 10.000 sinh viên, trong vụ thu sai 37 tỷ đồng. Hôm nay (24/1), Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cho biết đã hoàn tất các thủ tục và xác định danh sách sinh viên được hoàn trả phần học phí thu vượt liên quan đến tín chỉ thực hành. Theo nhà trường, đến nay hơn...

Bác sĩ mách cách bảo vệ đường tiêu hóa trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền

NDO - Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và lịch sinh hoạt trong dịp Tết Nguyên đán có thể bị đảo lộn, dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe đường tiêu hóa, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính và hội chứng ruột kích thích. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa trong dịp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NSND Thanh Lam hát cùng NSƯT Đăng Dương trong chương trình truyền hình trực tiếp “Ý Đảng lòng dân”

Chương trình "Ý Đảng lòng dân" kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có sự góp mặt của NSND Thanh Lam, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Hoàng Tùng, Oplus, Đông Hùng, Bảo Trâm, Ngọc Khuê, Hoàng Hồng Ngọc, Bùi Lê Mận... ...

Tết đến nơi mà mai vàng vẫn nở chậm, nhà vườn trồng mai ở Gia Lai chật vật, lo lắng

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, không khí lạnh kéo dài tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã khiến nhiều nhà vườn trồng mai lo lắng vì mai vàng nở chậm. Nhiều nhà vườn phải che gốc bằng nylon, chong đèn, che lưới để giữ ấm cho cây, với hy...

Bất ngờ giao thông xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 25 Tết

Giao thông tại các tuyến đường xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất thông thoáng lạ thường vào ngày 25 Tết (24/1) ...

La liệt cụ “lão mai”, cây mai vàng cổ thụ “ngồi” phát giá tiền tỷ tại một chợ Đà Nẵng, cảnh đìu hiu

Chợ hoa Tết Đà Nẵng quy tụ những cây mai vàng trăm tuổi giá tiền tỷ đến từ những nhà vườn tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. ...

Hà Nội thông xe tạm tuyến đường 700 tỷ đồng để phục vụ người dân đi lại ngày Tết

Đường Lê Quang Đạo kéo dài chính thức thông xe tạm đoạn tuyến dài 1,9 km, từ nút giao Đại lộ Thăng Long đến nút giao Đại Mỗ. Việc đưa vào khai thác tạm đoạn đường trên sẽ giảm ùn tắc trên các trục đường chính như Đại lộ Thăng Long, đường 70, Tố Hữu... đáp ứng nhu cầu...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Cách luộc gà cúng ngon và đẹp

Gà cúng giao thừa, cúng tổ tiên là lễ vật quan trọng dịp Tết. Dưới đây là cách luộc gà ngon, không bị nứt da trong các mâm cỗ cúng và đãi khách ngày tết Nguyên đán để một năm luôn may mắn, bình an. Xem nhanh: • 1. Chuẩn bị luộc gà • 2. Cách luộc gà cúng ngon...

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động...

Bộ Công an hướng dẫn người dân cách nhận diện website lừa đảo

Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) xây dựng trang thông tin tinnhiemmang.vn Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên...

Điều chỉnh hành vi ứng xử để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

‘Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ vừa được Bộ TT&TT ban hành. Bộ quy tắc sẽ góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của mọi người, từ đó kiến tạo môi trường mạng tích cực và lành mạnh cho trẻ em. Huy động sự chung tay bảo vệ trẻ em trên...

Mới nhất