Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVừa là giáo viên, vừa là người thân

Vừa là giáo viên, vừa là người thân


Cùng với sự nhân văn trong chương trình, chính sách giáo dục, hiện nay một số trường mầm non, tiểu học (công lập và ngoài công lập) tại TP.HCM đã phối hợp với các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, để các “shadow teacher” vào trường, tăng cường hỗ trợ học sinh đặc biệt, mang đến cho các em môi trường tốt nhất để học tập và phát triển.

Những thầy cô giáo 'shadow': Vừa là giáo viên, vừa là người thân- Ảnh 1.

“Shadow teacher” đi kèm học sinh trong các hoạt động tại một trường quốc tế ở TP.HCM

Việc đưa các “shadow teacher” vào trường được thực hiện trên tinh thần đồng thuận của các phụ huynh, giáo viên (GV); gia đình chi trả các kinh phí cho các “shadow teacher”.

Công việc của các GV này thường là toàn thời gian, từ lúc trẻ đến trường tới lúc trẻ tan học nhưng cũng có thể bán thời gian, tùy thỏa thuận của gia đình. Thu nhập của mỗi GV đi theo một học sinh (HS) toàn thời gian không dưới 15 triệu đồng/tháng. Thế nhưng công việc này không dễ dàng.

Một ngày dài

7 giờ 45, cô Phan Thị Trà My (25 tuổi, tốt nghiệp ngành tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đứng trước cổng trường, đợi xe phụ huynh chở bé Nam (tên nhân vật đã được thay đổi) đến và dắt bé vào lớp. Bé không nhìn cô, không có cử chỉ nào muốn hợp tác. Là một “shadow teacher”, cô My thấy việc này rất bình thường.

Cô My từng là GV can thiệp 1-1 cho trẻ hòa nhập. Tình cờ biết trung tâm hỗ trợ hòa nhập đang cần tuyển “shadow teacher” đi kèm HS tại một trường tiểu học ở H.Bình Chánh, TP.HCM, My đã đăng ký. Nhưng không phải các cô giáo đột ngột bước vào lớp, đi theo HS. Trước tiên cô My phải gặp gỡ HS và gia đình để làm quen với trẻ, thống nhất với gia đình mục tiêu, cách hỗ trợ của GV trên lớp.

“Tôi gặp bé Nam vào tháng 7.2023. Những ngày đầu Nam chưa hợp tác với cô giáo, coi như không biết cô, không nói chuyện với cô, bạn chưa có sự tin tưởng người đi cùng mình. Nhưng điều khiến tôi vững lòng đó là gia đình hiểu và chấp nhận Nam, ba mẹ còn đi học các khóa về chăm sóc, nuôi dạy các em bé đặc biệt, bạn cũng đã có quá trình can thiệp sớm từ trong thời gian mầm non. Do đó dần dần, khi đã quen cô My, hiểu cô rất yêu thương và quan tâm bạn, Nam đã hợp tác và có rất nhiều thay đổi tích cực”, cô My nói.

Mỗi ngày làm việc của cô My kéo dài hơn thời gian học tập trên trường của Nam. Bởi cô thường đến sớm hơn, để chuẩn bị đón Nam và về trễ hơn, sau khi hoàn thành các báo cáo về HS trong ngày, được gửi về trung tâm.

Những thầy cô giáo 'shadow': Vừa là giáo viên, vừa là người thân- Ảnh 2.

Không chỉ hỗ trợ trong học tập, cô My cho biết “shadow teacher” còn như người thân, là chiếc cầu nối để học sinh tham gia nhiều hơn các hoạt động nhóm, vui chơi với các bạn khác trong lớp, trong trường

Chiếc cầu nối

Theo cô My, nhiệm vụ của một “shadow teacher” là bên cạnh việc đi kèm HS trong xuyên suốt các hoạt động tại trường và hỗ trợ cá nhân cho HS khuyết tật. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng bạn, các thầy cô giáo “shadow” còn có những giờ hỗ trợ 1-1 tại phòng can thiệp cá nhân của trường hòa nhập nhằm giúp HS tiến bộ hơn.

“Mỗi HS hòa nhập có một giáo án cá nhân. Việc hỗ trợ của các “shadow teacher” giúp cho trường hòa nhập tối ưu hóa được quá trình học tập theo từng đặc điểm riêng của từng em. Tuy nhiên, “shadow teacher” không phải là người làm thay mọi điều cho HS mà là hỗ trợ để các em tự làm được. Đến một giai đoạn nào đó, tình hình của HS ổn, “shadow teacher” sẽ rút đi”, cô My cho hay.

Không chỉ hỗ trợ trong học tập, cô My còn như người thân, là chiếc cầu nối để Nam tham gia nhiều hơn các hoạt động nhóm, vui chơi với các bạn khác trong lớp, trong trường. “Có những ngày Nam rất ngoan, nhưng cũng có lúc tính bạn đột ngột thay đổi. Những lúc khó khăn nhất với tôi là bạn quá mất tập trung, phải mất rất nhiều thời gian để nhắc nhở. Hay có lúc bạn không muốn viết bài, không muốn làm gì. Khi mất kiểm soát, bạn nằm trên sàn, la hét. Với những bạn nhỏ đặc biệt, người thầy càng cần kiên nhẫn. Ba mẹ của Nam hiểu con và không đặt kỳ vọng gì cho cô giáo hay bản thân Nam phải đạt thành tích này khác, đó cũng là một phần giúp giảm áp lực cho những “shadow teacher” như tôi”, cô My tâm sự.

Khó khăn lớn nhất không đến từ phía học sinh

Cô Hồng Thảo Trân, 25 tuổi, tốt nghiệp ngành tâm lý học giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM), đang là “shadow teacher” bán thời gian cho một HS tiểu học tại một trường quốc tế ở TP.HCM.

Bạn nhỏ tên Tuấn (tên nhân vật đã được thay đổi) có tư duy tốt, tuy nhiên khó khăn trong bộc lộ cảm xúc. Mỗi ngày cô Trân hỗ trợ Tuấn buổi sáng tại trường. Trong đó, cô ngồi cạnh Tuấn trong một tiết học với GV chủ nhiệm, hỗ trợ Tuấn biết cách tương tác, trả lời câu hỏi của thầy; cùng Tuấn tham gia giờ chơi. Sau đó, cô Trân có giờ can thiệp cá nhân 1-1 cho Tuấn tại trường. Vì là trường quốc tế, yêu cầu với một “shadow teacher” như cô Trân là sử dụng tiếng Anh tốt để có thể trao đổi với GV chủ nhiệm của Tuấn cũng như các thầy cô trong ban giám hiệu về việc học tập, sinh hoạt của HS tại trường.

“Tuấn nói tiếng Anh tốt hơn tiếng Việt, vốn từ vựng của bạn phong phú. Bạn còn gặp khó khăn trong diễn đạt, biểu đạt cảm xúc. Trong thời gian trên lớp, tôi cũng rèn cho bạn kỹ năng viết tiếng Việt, viết tiếng Anh, đọc hiểu các văn bản ngắn, phân tích các câu hỏi để cho bạn dễ hiểu, hướng dẫn bạn làm các bài toán”, cô Trân cho biết. Đồng thời, với cô Trân, Tuấn là HS hợp tác nhất, thích luyện tập cùng cô giáo nhất trong số các trẻ của cô.

Những thầy cô giáo 'shadow': Vừa là giáo viên, vừa là người thân- Ảnh 3.

Mỗi ngày, cô Trân bắt đầu ra khỏi nhà từ 8 giờ và thường trở về nhà lúc 20 giờ

Mỗi ngày cô Trân bắt đầu ra khỏi nhà từ 8 giờ và thường trở về nhà lúc 20 giờ, với công việc can thiệp cho 6 HS ở nhiều mức độ cần hỗ trợ khác nhau.

“Shadow teacher” 25 tuổi bộc bạch, với cô, khó khăn nhất mà cô đang gặp không phải đến từ phía HS mà tới từ phía cha mẹ HS. Câu hỏi quen thuộc mà phụ huynh hay đặt ra cho các “shadow teacher” như cô Trân là “bao giờ con của anh chị hết bệnh?”, “bao giờ cháu tự đi học được như các bạn khác?”. (còn tiếp)

Cú huých tay của học trò

Nếu như cô Trân làm “shadow teacher” bán thời gian, một ngày cô sẽ được thay đổi nhiều môi trường và tiếp xúc với nhiều em nhỏ hòa nhập khác nhau (dẫu chưa hẳn đã ít vất vả hơn) thì nhiều GV làm toàn thời gian như cô My phải gắn bó với một HS như hình với bóng trong suốt thời gian dài, bó buộc thời gian hơn.

“Có những khi tôi sốt cao, nhưng khó mà để học trò tự một mình ở trên lớp, tôi uống thuốc và ráng đến lớp. Khi mới bắt đầu làm “shadow teacher”, tôi mệt, áp lực, nhất là những lúc HS không hợp tác. Nhưng tôi ngẫm lại, mình đã chọn học ngành này, chọn con đường này thì không thể bỏ cuộc như thế”, cô My bộc bạch.

Niềm an ủi quý giá với cô My đó là những HS hòa nhập sống rất tình cảm, dù cách các bạn bày tỏ tình cảm đặc biệt hơn.

Hôm ấy trời mưa, cô My che dù cho bé Nam, HS của mình đứng trước cổng trường trong khi chờ xe của ba mẹ tới đón. Lúc đang đứng đợi, cô My cứ thấy bé Nam huých tay vào tay mình. My tưởng bé bị ướt nên đòi cô che dù. Nào ngờ khi quay sang, có chiếc xe máy đang đi từ phía dưới lên, Nam sợ cô My bị xe tông phải nên ra hiệu để cô đứng lùi lại. Khó khăn trong diễn đạt, cậu bé đã ra dấu cho cô giáo bằng cách của riêng mình.

Hay một lần khác, thấy cô My bị thương ở tay, trong cả buổi học, bé Nam thi thoảng chạm tay cô, thơm nhẹ lên gần vết thương. Cô My hiểu rằng cậu học trò đang cố gắng muốn hỏi thăm và động viên cô giáo của mình cố lên…



Source link

Cùng chủ đề

Vụ 154 học sinh không đến lớp sau Tết: Việc chuyển trường là bất đắc dĩ

(Dân trí) - Để phản đối việc chuyển trường, phụ huynh tại Quảng Bình không đưa 154 học sinh đến lớp. Theo lãnh đạo địa phương, việc chuyển trường là bất đắc dĩ, bởi phòng học đã xuống cấp nghiêm trọng. Vụ việc 154 học sinh Trường Tiểu học số 1 Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) chưa trở lại lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang thu hút sự chú ý của dư luận. Chính quyền...

Hàng nghìn giáo viên vẫn ngóng thưởng

TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đến nay, hàng nghìn giáo viên thuộc các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục của Hà Nội vẫn chưa nhận được khoản tiền này. TP - Trong khi nhiều giáo viên đã nhận được khoản tiền thưởng theo Nghị định 73 từ trước Tết Nguyên đán Ất...

Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?

Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường được pháp luật quản lý chặt chẽ và giáo viên dạy thêm phải đóng thuế theo đúng quy định. Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đều phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.Quy định đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trườngĐiều 6, Thông tư 29/2024 quy định,...

Bỏ đề xuất giáo viên được tăng 1 bậc khi xếp lương lần đầu

Dá»± thảo Luật Nhà giáo bỏ quy định tăng 1 bậc lÆ°Æ¡ng trong hệ thống thang bậc lÆ°Æ¡ng hành chính sá»± nghiệp với nhà giáo tuyển dụng, xếp lÆ°Æ¡ng lần đầu. Sáng 7/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh...

Lâm Đồng ra tối hậu thư về việc thưởng tết cho giáo viên theo Nghị định 73

TPO - Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm rõ việc giáo viên chưa được nhận thưởng theo Nghị định 73 và xử lý thưởng trước ngày 7/2. TPO - Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết đã chỉ đạo các đơn vị làm rõ việc giáo viên chưa được nhận thưởng theo Nghị định 73 và xử lý thưởng trước ngày 7/2. Ngày 6/2, trao đổi với Tiền Phong, Chủ tịch UBND...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trẻ hóa phong cách đầu năm nhờ diện đồ họa tiết kẻ sọc

Họa tiết kẻ sọc luôn làm các tín đồ thời trang mê đắm bởi sự linh hoạt và...

Áo sơ mi trắng, món đồ ‘quốc dân’ mà nàng nào cũng nên có

Áo sơ mi trắng dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi cô nàng nhờ sự đa năng,...

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cùng chuyên mục

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Mới nhất

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực,...

Nhộn nhịp thị trường đồ cúng Rằm tháng Giêng trên ‘chợ mạng’

Trên ‘chợ mạng’, những mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được quảng cáo dày đặc với mức giá chỉ từ 800 nghìn đồng/mâm. Ngày Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên) là một ngày lễ quan trọng để người Việt Nam thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, thần linh, mong...

Đồng Nai đón 14 dự án xông đất đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD

Chiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8 dự án đầu tư mới và 6 dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký gần 738 triệu USD. Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USDChiều 7/2, UBND tỉnh Đồng Nai...

Bao lâu và khi nào chúng ta nên kiểm tra cân nặng?

Nếu đang nỗ lực giảm cân, có thể bạn sẽ muốn cân mỗi ngày để theo dõi tiến độ. Việc cân hằng ngày có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng cũng có thể dẫn đến suy nghĩ ám ảnh. ...

Mới nhất