Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVụ chậm cập nhật danh mục thuốc BHYT: Đảm bảo sự công...

Vụ chậm cập nhật danh mục thuốc BHYT: Đảm bảo sự công bằng trong đóng và hưởng


Sau vệt bài của Báo SGGP “Chậm cập nhật danh mục thuốc BHYT: Khổ người bệnh, khó bệnh viện” phản ánh những bức xúc của người dân liên quan đến danh mục thuốc bảo hiểm y tế (BHYT), trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng, cần sớm sửa đổi Luật BHYT 2014 hiện hành để khắc phục những bất cập; đồng thời đảm bảo sự thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được thông qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.

Ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội

* PHÓNG VIÊN: Như Báo SGGP đã có bài phản ánh, việc danh mục thuốc BHYT chậm cập nhật được coi là ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích của người tham gia BHYT. Ông có bình luận gì?

– Ông NGUYỄN HOÀNG MAI: Đúng là việc danh mục thuốc BHYT (không theo tên thương mại của thuốc, mà theo dược chất) chậm được cập nhật trong khi công nghiệp hóa dược phát triển rất nhanh, nhiều loại thuốc mới ra đời… Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong mấy năm qua, có khoảng 400 loại thuốc mới, nhưng mới có 9% vào đến thị trường Việt Nam và danh mục thì nhiều năm qua chưa được cập nhật.

Vì sao? Lý do chính là thuốc mới (thuốc có chứa dược chất mới, dược liệu lần đầu tiên được sử dụng; thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành hoặc các dược liệu đã từng sử dụng) thường rất đắt, tập trung vào chữa trị những bệnh nan y. Giá đắt, khi đưa vào danh mục thì Quỹ BHYT phải chi trả, nên cần phải tính toán nhiều yếu tố: hiệu quả điều trị, mức đóng, hưởng và khả năng cân đối quỹ, từ đó mới thuyết phục được tất cả các bên liên quan.

Cần nhớ rằng, Quỹ BHYT cũng là quỹ đóng, hưởng. Sẽ không công bằng nếu cùng một mức đóng, có người được hưởng số tiền chi trả rất lớn lên đến hàng tỷ đồng, trong khi có người lại chỉ được hưởng vài chục ngàn đồng. Cho nên việc ban hành danh mục phải cân nhắc rất kỹ. Tuy nhiên, Luật BHYT hiện hành chưa có quy định rõ là sau bao lâu thì phải rà soát, cập nhật danh mục. Thông thường, các cơ quan chức năng 4-5 năm cập nhật một lần. Trong thời đại công nghiệp hóa dược phát triển, phương pháp điều trị thay đổi nhanh chóng, thời gian cập nhật như vậy là rất chậm và lạc hậu.

Người dân chờ nhận thuốc BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: CAO THĂNG

Người dân chờ nhận thuốc BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: CAO THĂNG

* Có thể yêu cầu đồng chi trả với tỷ lệ khác nhau để người bệnh có nhiều lựa chọn hơn không?

– Tôi cho rằng, đó là điều cần tính tới khi sửa đổi, bổ sung Luật BHYT. Với những loại thuốc mới đắt tiền, như thuốc điều trị ung thư chẳng hạn, thì tỷ lệ đồng chi trả phải khác, chứ quỹ BHYT không thể cáng đáng đến 80%. Tới đây, khi sửa Luật BHYT, tôi cho rằng có 2 nội dung phải tính toán đưa vào. Thứ nhất, là định kỳ rà soát, đánh giá thuốc mới, xu hướng chữa trị mới để cập nhật danh mục. Đó là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao, phức tạp, nhưng không thể không làm để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT. Thứ hai, là phải nghiên cứu tỷ lệ đồng chi trả đối với thuốc hiếm, thuốc đắt.

* Có thuốc, vật tư y tế nằm trong danh mục BHYT, nhưng cơ sở điều trị vẫn không có, phải yêu cầu bệnh nhân mua bên ngoài?

– Thiếu thuốc mới cho điều trị theo chính sách BHYT thì đúng. Còn thiếu thuốc, vật tư có trong danh mục BHYT chi trả là một câu chuyện khác, có nhiều nguyên nhân và tùy giai đoạn. Thời điểm này, qua quan sát của tôi là không thiếu đại trà, mà chỉ ở một số đơn vị. Để bệnh nhân phải bỏ tiền túi mua thuốc trong danh mục là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở điều trị. Người tham gia BHYT đóng tiền đầy đủ là đã hoàn thành trách nhiệm của mình, vậy thì bên cung cấp dịch vụ cũng phải hoàn thành trách nhiệm tương xứng.

* Dự án sửa đổi, bổ sung Luật BHYT không thấy có trong chương trình xây dựng pháp luật kỳ họp thứ 6 này, trong khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2024. Như vậy, liệu có đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật?

Bộ Y tế đang hoàn thiện dự án Luật BHYT (sửa đổi). Việc trình Quốc hội xem xét, thông qua luật này quả thực là vấn đề cấp thiết, được cử tri nhiều địa phương kiến nghị nhiều lần qua 2 nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và khóa XV. Cá nhân tôi cho rằng dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2024, tất nhiên là nếu đảm bảo chất lượng.

Người dân chờ mua thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Người dân chờ mua thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG

***

* Bộ trưởng Bộ Y tế ĐÀO HỒNG LAN: Danh mục thuốc BHYT không giới hạn chủng loại Giải trình về danh mục thuốc BHYT tại phiên họp toàn thể của Quốc hội sáng 1-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thông tin, tính từ năm 2014 đến nay, đã có 5 lần bộ cập nhật danh mục thuốc BHYT.

“Việc rà soát danh mục hiện hành nhằm loại các thuốc có hiệu quả thấp, có cảnh báo an toàn, rà soát các chẩn đoán điều trị, xác định hiệu quả điều trị của thuốc mới so với thuốc tương tự đã có trong danh mục thuốc; đồng thời đánh giá được khả năng cân đối quỹ BHYT. Không phải cứ thuốc mới nào được phát minh là đều được nghiễm nhiên đưa vào danh mục thuốc BHYT. Việt Nam được đánh giá là một trong số ít nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức đóng BHYT với hơn 1.000 hoạt chất”, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Theo bà Đào Hồng Lan, danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất thành phẩm, không ghi hàm lượng dạng bào chế và tên thương mại, nên việc lựa chọn thuốc thành phẩm được quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở y tế, không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc rẻ hay đắt, thuốc nội hay ngoại. Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của quỹ BHYT, cơ sở xây dựng danh mục để lựa chọn cho phù hợp. “Đối với Nhật Bản, Pháp, các danh mục này họ ghi dưới dạng tên thương mại, vì vậy cần phải cập nhật thường xuyên”, người đứng đầu ngành y tế nói.

* Đại biểu Quốc hội PHẠM KHÁNH PHONG LAN: Danh mục thuốc BHYT phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ Tôi có đọc bài viết dẫn chứng thực trạng thuốc BHYT đã nhiều năm chưa được cập nhật trên báo SGGP trong giờ giải lao sau phiên họp Quốc hội vào sáng 30-10. Là người có thời gian dài gắn bó với ngành y tế và từng đấu tranh nhiều về vấn đề này, tôi thấy thuốc BHYT là quyền lợi của người đóng góp BHYT phải được cập nhật thường xuyên, liên tục các loại thuốc mới nhất trên thế giới. Điều này rất cần thiết, bởi nó quyết định cho chất lượng, uy tín của BHYT. Không thể nói người dân được bảo đảm về y tế bằng cách có BHYT nhưng quanh đi quẩn lại thuốc không được cập nhật; những xu hướng trị liệu mới cũng không có. Đã đến lúc, danh mục thuốc BHYT phải được cập nhật đầy đủ, tốt nhất là 1 năm/lần hoặc 6 tháng/lần và được quy định trong luật cho rõ ràng.

Bên cạnh đó, rút ngắn khoảng cách các thuốc mới; bởi các thuốc này đã được nghiên cứu lâm sàng, nghiên cứu nghiêm ngặt mới được đưa vào lưu hành ở thị trường các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… nhưng khi đưa vào thị trường Việt Nam lại đòi hỏi đủ thứ, rất mất thời gian và như vậy rất thiệt thòi cho bệnh nhân. Khi chúng ta đặt ra chính sách BHYT là để người dân bớt bỏ tiền túi khi khám chữa bệnh, nhưng muốn như vậy thì dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc của ta phải đảm bảo chất lượng trong điều kiện cần thiết.

THÀNH SƠN – ANH THƯ ghi


Thiếu thuốc, vật tư y tế là thách thức dai dẳng

Bộ Y tế vừa có báo cáo nhanh về thực trạng và giải pháp mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. Nội dung báo cáo cho rằng, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế là thách thức dai dẳng, đây không phải là hiện tượng mới và nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người dân.

Lý giải nguyên nhân này, Bộ Y tế cho rằng, nguồn cung nguyên liệu, hoạt chất trên thế giới khan hiếm, vấn đề biến động giá cả trên quy mô toàn cầu, vấn đề lạm phát, khủng hoảng năng lượng, ảnh hưởng xung đột quân sự… làm tăng cao chi phí đầu vào của việc sản xuất dược phẩm. Giá thành sản phẩm tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn, thiếu động lực khuyến khích các nhà sản xuất…

Trước thực trạng này, hiện Bộ Y tế đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế. Tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực thời điểm hiện nay là trên 22.000 thuốc, trên 100.000 chủng loại trang thiết bị y tế. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc hiếm; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị y tế trực thuộc bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.

THÀNH SƠN





Nguồn

Cùng chủ đề

“Cùng em bước tiếp” nối dài ước mơ học tập của các bạn nhỏ sau đại dịch COVID-19

Chiến dịch “Cùng em bước tiếp” được Saigon Children’s Charity (saigonchildren) chính thức khởi động, nhằm hỗ trợ cho những trẻ em mất người thân do đại dịch COVID-19. ...

Ngã khi đang hái me, người phụ nữ bị gãy xương nặng

Trong lúc trèo hái me, người phụ nữ N.T.L (60 tuổi, Long An) bị ngã va đập vào thanh sắt khiến bà gãy xương cẳng chân phức tạp. ...

Bộ trưởng Đào Hồng Lan phản hồi đề nghị giảm tỉ lệ đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, với phạm vi quyền lợi được hưởng, mức đóng bảo hiểm y tế ở Việt Nam được đánh giá tương đối thấp so với các nước tương đồng. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có...

Mang Tết ấm đến với những bệnh nhân bảo hiểm y tế

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang triển khai chương trình 'Không để ai bị bỏ lại phía sau' mang Tết ấm đến với bệnh nhân bảo hiểm y tế. Tiếp thêm những ngọn lửa ấm áp Trong không khí Xuân Ất Tỵ đang gần kề, chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đang được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam triển khai hàng loạt tại các địa phương. Với...

Chi trả cho chụp chiếu, siêu âm không in phim nhiều lợi ích, bao giờ?

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, một giám đốc bệnh viện ở Hà Nội cho hay đang 'số hóa' các dịch vụ của bệnh viện, đầu tư ban đầu lớn quá nhưng phần chi phí công nghệ thông tin, trong đó có chụp chiếu, siêu âm không in phim lợi ích lại chưa được tính vào giá. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer hợp tác cùng nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer tại Việt Nam

08/03/2023 11:30 FPT Long Châu, Eisai Việt Nam và Hội bệnh Alzheimer và rối loạn thần kinh nhận thức Việt Nam đã ký kết hợp tác thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Alzheimer tại Việt Nam. Thông qua dự án cùng FPT Long Châu, đồng hành với VnADA, Eisai kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho hàng triệu người...

Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm

Bệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấmBệnh nhân nữ, 67 tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu sau khi sử dụng bếp than sưởi ấm trong phòng kín. Hôn mê, ngộ độc...

Cùng chuyên mục

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng khá nặng, nhưng sau đó bệnh chuyển biến tốt hơn. Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu sinh ngày...

Mẹo để tránh ăn quá nhiều trong dịp tết

Tết là dịp để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè. Khi mọi người đều vui vẻ, đồ ăn, đồ uống thoải mái, rất dễ xảy ra tình trạng ăn nhiều. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ tăng thêm vài cân sau...

4 điều ít ngờ tới ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Uống thuốc hằng ngày là thói quen của nhiều người, đặc biệt là người cao tuổi có bệnh mạn tính. Không chỉ thuốc tương tác với nhau mà một số loại thực phẩm ít ngờ tới cũng có thể tương tác với thuốc. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

WHO thừa nhận khó khăn tài chính khi Mỹ rời đi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ cắt giảm chi phí và xem xét chương trình y tế nào cần ưu tiên sau khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi cơ quan này. Trong một tài liệu nội bộ gửi tới...

Mới nhất

Công nhân háo hức lên chuyến xe Công đoàn về ăn Tết cùng gia đình

9 chuyến xe Công đoàn xuất phát từ Bình Phước đưa hàng trăm công nhân ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc đón Tết, sum họp cùng gia đình. ...

Tọa đàm Đầu tư phát triển công nghệ cao tại Việt Nam

(MPI) - Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trưa 21/1 (theo giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và...

Nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng bởi sương mù ở Nghệ An, Thanh Hóa

Có 7 chuyến bay đến sân bay Vinh, sân bay Thọ Xuân phải chuyển hướng đến sân bay Nội Bài và nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng dây chuyển bởi sương mù trong ngày 24-1. ...

GELEX cán mốc lợi nhuận 3.616 tỉ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng trong năm 2024. ...

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt...

Mới nhất