Trang chủDi sảnVịnh Hạ Long - Quần đảo Cát BàVịnh Hạ Long HÀNH TRÌNH KẾT NỐI CÁC DI SẢN

Vịnh Hạ Long HÀNH TRÌNH KẾT NỐI CÁC DI SẢN

Bắt nhịp xu hướng tạo động lực tăng trưởng mới, bền vững từ kinh tế di sản, ngành Du lịch đang tập trung các giải pháp liên kết, huy động nguồn lực để mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy các giá trị của Kỳ quan-Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Di sản liên tỉnh đầu tiên

Hơn 1 năm trôi qua kể từ khi UNESCO thông qua hồ sơ đề cử quần thể Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) ghi danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới, đưa Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà trở thành di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam đã góp phần tạo sức hút của di sản lớn hơn.

Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được mệnh danh là “hòn ngọc của vịnh Bắc Bộ”, bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la. Nơi đây được xem là bảo tàng địa chất, chứa đựng những di sản với giá trị nổi bật toàn cầu, nơi chứng kiến những thay đổi đặc trưng trong lịch sử phát triển của trái đất với minh chứng là sự hiện diện của rừng nguyên sinh, vịnh và những hòn đảo.

Du khách quốc tế chụp ảnh lưu niệm trên Vịnh Hạ Long.

Du khách quốc tế chụp ảnh lưu niệm trên Vịnh Hạ Long.

Việc mở rộng ranh giới Di sản thiên nhiên thế giới mang lại nhiều giá trị cho hai địa phương, cũng như, đặt Quảng Ninh và Hải Phòng trước cơ hội liên kết, hợp tác để cùng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Phát biểu tại cuộc làm việc thường niên giữa hai địa phương vào đầu tháng 12/2024, ông Bùi Tuấn Mạnh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) cho biết: Tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng đã liên kết ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật phối hợp quản lý Di sản. Trước xu thế liên kết vùng, hợp tác cùng phát triển, hai bên đã cùng nhau tháo gỡ những bất cập, khó khăn liên quan trong việc phát triển du lịch giữa hai địa phương, từ liên kết trong quản lý nhà nước, phát triển sản phẩm, quảng bá xúc tiến đến phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường kinh doanh. Hai địa phương xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước với hoạt động của phương tiện vận chuyển hành khách, khách du lịch trên Vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ; hoàn thiện phương án để thống nhất thời gian vận chuyển khách, tăng thời gian tham quan, lưu trú và bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ môi trường biển giữa Hạ Long và Cát Bà.

Tàu du lịch nhộn nhịp đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.

Tàu du lịch nhộn nhịp đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.

Việc phát triển kinh tế di sản Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà không chỉ dừng ở công tác bảo tồn mà còn xây dựng các các tour, tuyến, hành trình mới dựa trên giá trị của di sản để phát triển kinh tế, hai địa phương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong tham mưu, đề xuất mở thêm hành trình tham quan du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có 2 tuyến kết nối với Quần đảo Cát Bà của TP Hải Phòng, gồm: Hành trình VHL5 từ Hạ Long đi động Thiên Cung – hang Đầu Gỗ – hòn Chó Đá – Ba Hang – hòn Đỉnh Hương – Hòn Trống Mái – bến Gia Luận, Cát Bà; hành trình VHL6 từ Hạ Long đi Chân Voi – Vụng Ba Cửa – đảo Tùng Lâm – hòn Cặp Bài (điểm cuối của hành trình tiếp giáp với Gia Luận, Vịnh Lan Hạ, TP Hải Phòng).

Với sự nỗ lực của 2 địa phương, Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà tiếp tục là điểm đến du lịch được đông đảo khách tham quan lựa chọn. Từ đầu năm 2024 đến 31/10/2024, Vịnh Hạ Long đón trên 2,6 triệu lượt khách (trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế), ước đến hết năm 2024, đón tiếp khoảng 3,1 triệu lượt khách tham quan. Quần đảo Cát Bà đón tiếp trên 1 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 650.000 lượt khách quốc tế.

Vịnh Hạ Long – tâm kết nối

3 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long không ngừng được phát triển các sản phẩm du lịch, kết nối với các điểm đến lân cận, các điểm đến vệ tinh để mang đến những trải nghiệm đa dạng cho du khách. Trong đó, “Hành trình di sản” vừa ra mắt tháng 5/2024 của Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận là một trong số 11 sản phẩm du lịch mới của khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và là một trong số 62 sản phẩm du lịch mới của tỉnh đăng ký hoạt động trong năm 2024 này. Đây cũng là hải trình đầu tiên kết nối du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.

Du thuyền đưa khách tham quan

Du thuyền đưa khách tham quan “Hành trình di sản” kết nối Vịnh Hạ Long-Vịnh Bái Tử Long.

Ông Lương Hữu Tuyên, Phó Giám đốc Việt Thuận Group, chia sẻ: Với “Hành trình di sản” kết nối Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, chúng tôi kỳ vọng mang lại cho du khách trải nghiệm trọn vẹn nhất về các hình thái, giá trị địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, giá trị về văn hóa lịch sử quý báu của Vịnh Hạ Long, đánh thức mạnh mẽ tiềm năng du lịch của Vịnh Bái Tử Long. Đặc biệt, hành trình chính là sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch về dịch vụ lưu trú cao cấp trên tàu thuỷ du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, tiếp tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch mới lạ, hấp dẫn, sang trọng, bền vững, tăng tính cạnh tranh cho điểm đến Hạ Long, Vân Đồn. Qua đó, kéo dài thời gian lưu trú, chi tiêu của khách du lịch; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong cách làm sản phẩm của tàu du lịch ngủ đêm cao cấp trên vịnh gắn với bảo vệ giá trị bền vững của di sản và vùng biển đảo Quảng Ninh.

Theo đó, “Hành trình di sản” là hải trình 3 ngày 2 đêm độc bản. Xuất phát từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, hành trình sẽ đưa du khách chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh quan đặc trưng, vẻ đẹp của Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long với các biểu tượng của di sản, như: Hòn Trống Mái, hòn Đỉnh Hương, công viên đá xếp và tiếp tục nối dài đến vườn Quốc gia Bái Tử Long, các đảo Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu của huyện Vân Đồn.
Du khách trải nghiệm không gian lãng mạn trên Vịnh Hạ Long.

Du khách trải nghiệm không gian lãng mạn trên Vịnh Hạ Long.

Bà Kim So Huyn (du khách Hàn Quốc) chia sẻ: Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và hệ sinh thái biển phong phú, hành trình tham quan Vịnh Hạ Long – Vịnh Bái Tử Long là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, khám phá văn hóa độc đáo, đa dạng của vùng biển đảo. Đặc biệt, trong hải trình, chúng tôi còn được xem trình chiếu phim về lịch sử hình thành phát triển của Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và triển lãm văn thơ, tư liệu lịch sử về Vịnh Hạ Long. Qua đó, giúp chúng tôi không chỉ được thấy Hạ Long bằng hình ảnh mà còn cảm nhận mà còn hiểu sâu sắc hơn giá trị văn hóa, lịch sử của kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Không chỉ có hải trình kết nối Vịnh Hạ Long-Vịnh Bái Tử Long, riêng về du lịch biển đảo, ngành Du lịch đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và triển khai hàng loạt các tour, tuyến kết nối các điểm du lịch biển đảo nổi tiếng của Quảng Ninh. Năm 2020, tỉnh đã phê duyệt Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn – Cô Tô tại Quyết định số 4686/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Việc kết nối các điểm đến hấp dẫn, giàu tiềm năng tạo thành một không gian lớn, chứa đựng một kho tàng giá trị khổng lồ phục vụ hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức các tour du lịch liên hoàn, kết nối Bái Tử Long – Vân Đồn – Cô Tô với nhau, với Hạ Long và các vùng phụ cận. 

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng tại Vịnh Hạ Long – Vịnh Bái Tử Long – Vân Đồn – Cô Tô (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) nhằm kết nối không gian du lịch di sản, trong đó, Vịnh Hạ Long là trung tâm. Qua đó, phát huy tối đa những lợi thế trong kết nối không gian di sản để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng.

Kết nối khu vực

Trong quá trình phát triển kinh tế di sản, việc liên kết luôn là một giải pháp để tạo nên sức mạnh không chỉ trong công tác bảo tồn mà còn trao đổi kinh nghiệm, xây dựng hình ảnh thương hiệu của địa phương. Đây cũng là giải pháp được ngành Du lịch Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Không chỉ kết nối các di sản trong tỉnh, Quảng Ninh còn kết nối với các di sản khác của Việt Nam thông qua “Con đường di sản thế giới” của Việt Nam: Vịnh Hạ Long – Hoàng thành Thăng Long – Tràng An – Thành nhà Hồ – Phong Nha Kẻ Bàng – Cố đô Huế – Phố cổ Hội An – Thánh địa Mỹ Sơn tạo thành một tuyến du lịch đặc sắc. Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh cũng nằm trong Câu lạc bộ Di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam được thành lập vào năm 2013. Thông qua hoạt động của câu lạc bộ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các di sản thế giới của Việt Nam ở trong nước và quốc tế. Đồng thời, duy trì mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa Câu lạc bộ với đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn ở Việt Nam và giữa các di sản thế giới ở Việt Nam với các di sản khác trên thế giới.

Đoàn đánh giá liên ngành, gồm chuyên gia đánh giá và quản lý rủi ro của ICOMOS, đại diện Cục Di sản Văn hoá, Văn phòng UNESCO Hà Nội khảo sát mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của bão Yagi đối với Vịnh Hạ Long.

Đoàn đánh giá liên ngành, gồm chuyên gia quốc tế đánh giá và quản lý rủi ro của ICOMOS, đại diện Cục Di sản Văn hoá, Văn phòng UNESCO Hà Nội khảo sát mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của bão Yagi đối với Vịnh Hạ Long.

Trong khu vực, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, Việt Nam) cùng với thành phố di sản văn hóa thế giới Luang Prabang (Lào); di sản văn hóa khu khảo cổ học Ban Chiang (Udonthani, Thái Lan) đã tạo nên “tam giác di sản”. Thông qua chương trình hợp tác kết nối “tam giác di sản”, các tour, tuyến du lịch giữa các địa phương đã được hình thành. Đặc biệt, sự kết nối trên đường bộ, đường hàng không đã tạo điều kiện để du khách đến cả ba điểm của tam giác di sản được thuận lợi.

Theo ông Phạm Đình Huỳnh, Phó Trưởng Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, dự án tam giác di sản thế giới giữa ba tỉnh được bắt đầu từ năm 2006, các bên đã hợp tác nhằm thúc đẩy quảng bá hình ảnh du lịch, kết nối các di sản, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp mỗi bên khi đưa khách đến đầu tư tại các bên đối tác. Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động kết nối các khu di sản thế giới thông qua cử đoàn đại biểu cấp cao tham gia hội đàm cấp cao; khuyến khích doanh nghiệp du lịch địa phương cùng nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác và thiết kế tuyến du lịch trong “tam giác di sản”. Đồng thời, nỗ lực hỗ trợ trong công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch của nhau và phát triển nhân lực du lịch.

Các lực lượng ra quân, thu gom rác thải trên Vịnh Hạ Long sau bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024.

Các lực lượng ra quân, thu gom rác thải trên Vịnh Hạ Long sau bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024.

Trong những năm qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung luôn nỗ lực kết nối với các tổ chức của UNESCO, phát huy tốt vai trò tại các tổ chức, câu lạc bộ, diễn đàn mà Vịnh Hạ Long tham gia và là thành viên như: Mạng lưới các nhà quản lý di sản thế giới biển, Hiệp hội các vịnh đẹp nhất thế giới, mạng lưới G20 các quốc gia có kỳ quan được công nhận là 1 trong 7 kỳ quan thế giới (New7Wonders)…. Đồng thời, duy trì và mở rộng, giữ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức quốc tế (Trung tâm di sản thế giới, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Mạng lưới các nhà quản lý di sản thế giới biển, Văn phòng UNESCO Hà Nội… và các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế để trao đổi, đề xuất hỗ trợ kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật phục vụ quản lý di sản, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý di sản.

 

Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ hội để trao đổi, đề xuất hỗ trợ kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý di sản, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững và đào tạo, nâng cao năng lực quản lý di sản, như: Xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên Vịnh Hạ Long có sự tham gia của người dân địa phương; thiết lập hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải trên Vịnh Hạ Long về bờ xử lý sử dụng nhiên liệu sinh học và xây dựng mô hình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí “Cánh buồm xanh”; xây dựng các bộ tiêu chí giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn các giá trị Di sản; lắp đặt bổ sung hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ Jokaso tại đảo Đầu Gỗ; tổ chức các đợt trồng rừng ngập mặn, ra quân thu gom rác thải ven bờ và ở các chân đảo…

Đoàn chuyên gia JICA kiểm tra hoạt động, khả năng xử lý nước thải của thiết bị Jokaso tại đảo Ti-tốp.

Liên kết và hợp tác để phát triển là xu thế tất yếu hiện nay, Vịnh Hạ Long đang đứng trước những thử thách và cả những cơ hội mới để vừa thu thập được những kinh nghiệm quý giá trong bảo tồn, bảo vệ di sản, vừa có thêm những nguồn lực mới trong nhiều mặt để khai thác, phát huy giá trị của di sản. Vì vậy, Quảng Ninh sẽ mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác truyền thông giữa tỉnh Quảng Ninh với các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để tăng cường quảng bá thường xuyên hình ảnh vùng đất, con người, văn hóa đặc sắc của Quảng Ninh, nhất là trên các nền tảng số với sự đa dạng ngôn ngữ và các hãng truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Đồng thời, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa thông qua các hoạt động đối ngoại với các địa phương, tổ chức quốc tế mà tỉnh có quan hệ hợp tác,  qua các hoạt động tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch…, qua các ấn phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật để tăng cường quảng bá hệ giá trị Quảng Ninh, hệ giá trị con người, tiềm năng và thế mạnh, điểm đến đầu tư, du lịch hấp dẫn, thân thiện của Quảng Ninh với bạn bè quốc tế. Đây là một trong những giải pháp để hướng tới kinh tế di sản là động lực tăng trưởng mới, tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, nâng cao vị thế địa phương và quốc gia.

Nguồn: https://baoquangninh.vn/vinh-ha-long-hanh-trinh-ket-noi-cac-di-san-3335909.html

Cùng chủ đề

MISA hợp tác với Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu nhằm thúc đẩy đột phá công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 4/7/2025, tại Lễ ra mắt Trung tâm Sáng tạo, Khai thác Dữ liệu (NCDI), MISA là một trong 27 đơn vị đối tác công nghệ chiến lược hợp tác với NCDI nhằm mục tiêu nghiên cứu, phát triển và triển khai các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ và...

Hyundai Thành Công triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho Santa FE & Palisade – Tập đoàn Thành Công

Hà Nội – Tháng 7/2025, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV) chính thức triển khai Chương trình ưu đãi đặc biệt “Săn quà cực hay – Sắm ngay Santa Fe & Palisade” với giá trị lên đến 100% lệ phí trước bạ cùng nhiều phần quà giá trị. Chương trình được xây dựng với mục tiêu nâng cao toàn diện trải nghiệm khách hàng và mang đến cơ hội sở hữu những sản phẩm chất lượng...

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

GELEX cùng Viglacera tiếp tục là doanh nghiệp đạt Chuẩn Công bố thông tin năm 2025 – Tổng công ty Viglacera

Thông tin được công bố trong “Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2025, ra mắt ngày 01/07/2025, trong khuôn khổ Chương trình IR Awards 2025. Tiêu chí xét chọn thông qua quá trình khảo sát toàn diện hoạt động công bố thông tin của toàn bộ doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm nay, chương trình khảo sát tổng cộng 691...

Hoa Sen Home tái hiện showroom trưng bày độc đáo ngay Công viên bờ Đông cầu Rồng Đà Nẵng

Trong chuỗi sự kiện ghi hình chương trình Mái ấm gia đình Việt tại Đà Nẵng, Hệ thống Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen) mang đến “showroom di động” được thiết kế từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Tái hiện nghi lễ đặt tên theo họ Hồ của đồng bào vùng cao A Lưới

VHO - Các nhân chứng lịch sử và nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới (thành phố Huế) đã tái hiện lại nghi lễ đặt tên theo họ Hồ, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tham gia tái hiện lại nghi lễ đặt họ Hồ, già làng Pi Hôih Cu Lai, dân tộc Cơ Tu ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới cho biết rằng: Hàng chục năm qua, bà con các...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Bài 1: Giải mã dấu tích kinh thành đá

VHO - Trải qua hơn 600 năm phong sương và biến thiên lịch sử, những khối đá xanh khổng lồ ở Thành nhà Hồ vẫn lặng lẽ gìn giữ dấu ấn một kinh đô vương triều. Từ lòng đất Vĩnh Lộc, hàng loạt phát hiện khảo cổ học trong những năm gần đây đang góp phần phác họa một cách trọn vẹn và chân xác diện mạo của Hoàng thành xưa, khẳng định tính toàn vẹn – một...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Lễ tri ân tưởng niệm các thế hệ Anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân Việt Nam

VHO - Lễ tri ân tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Công an nhân dân qua các thời kỳ, nhân kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân. Lễ tri ân có sự phối hợp của Hội Cựu Công an nhân dân Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Công ty du lịch Ngọa Vân, với sự tham gia của gần 300 cựu nữ Công an nhân...

Cùng chuyên mục

Triển lãm “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” giới thiệu hơn 200 cổ vật đặc sắc

VHO - Triển lãm giới thiệu hơn 200 cổ vật quý hiếm thuộc nhiều loại hình và chất liệu, có niên đại từ thế kỷ 15 đến thời Nguyễn.  Ngày 4.7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, từ ngày 11.7 đến ngày 12.9, triển lãm chuyên đề “Đà Nẵng – Dấu xưa vang vọng” sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng.Triển lãm nhằm thúc đẩy phong trào xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn...

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được gia hạn đến hết tháng 9.2025, đồng thời điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư lên hơn 63,2 tỉ...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn Công Khiết- Giám đốc Ban quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, ngày 2.7, nhân...

Di sản hội ngộ, kể chuyện nghìn năm

VHO - Lần đầu tiên, 17 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại các bảo tàng công lập và sưu tập tư nhân trên địa bàn TP.HCM được trưng bày cùng nhau trong một không gian chung. Chuyên đề “Bảo vật quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” vừa khai mạc ngày 29.6 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, sẽ kéo dài đến 10.8.2025. TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử...

Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn

VHO - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1404/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền tháp Mỹ Sơn. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, diện tích khoảng 30.875 ha, thuộc địa giới đơn vị hành chính nơi phân bố di tích; trong đó bao gồm: Diện tích khoanh vùng bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt Khu đền...

Mới nhất

Dự án tái định cư Phủ Trịnh tăng vốn, lùi hạn hoàn thành sang cuối 2025

VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (nay là xã Biện Thượng). Theo đó, thời gian hoàn thành dự án được...

Đảng ủy VIMC phát huy vai trò tuyên giáo, dân vận trong lãnh đạo Công đoàn các cấp – Tổng công ty Hàng hải...

Giai đoạn 2020 – 2025, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên với sự đồng hành kịp thời, hiệu quả của tổ chức Công đoàn đã thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, trong...

Tuổi trẻ VIMC tự hào vững tin theo Đảng – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Tuổi trẻ luôn là lực lượng tiên phong, tràn đầy nhiệt huyết, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đối với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), thế hệ trẻ không chỉ là nguồn nhân lực kế cận mà còn là những chiến sĩ xung kích trên mặt...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm

(Dân trí) – Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong giải quyết những vướng mắc ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương. 20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc...

Phó đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam thăm Di sản Mỹ Sơn

VHO - Lần đầu tiên đến thăm Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước vẻ đẹp cổ kính, giá trị lịch sử – văn hoá độc đáo và không gian thiên nhiên trong lành của di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ông Nguyễn...

Mới nhất