Trang chủChính trịNgoại giaoViết tiếp hành trình ghi dấu ấn với thế giới bằng công...

Viết tiếp hành trình ghi dấu ấn với thế giới bằng công cuộc “đổi mới lần thứ hai”

Hành trình ghi dấu ấn với thế giới của Việt Nam – có vẻ như – vẫn chưa kết thúc! Việt Nam có thể tiến một bước quan trọng, trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2045.

Với thế và lực sau gần 40 năm đổi mới mà Việt Nam đã tích lũy được, hiện tại là thời điểm chín muồi để đất nước, dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Đây cũng là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam. (Ảnh: Linh Chi)
GS.TS. Andreas Stoffers, một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, lịch sử Việt Nam. (Ảnh: Linh Chi)

Về vấn đề này, phóng viên Báo Thế giới và Việt Nam đã có buổi trò chuyện với GS.TS. Andreas Stoffers tại Đại học Khoa học ứng dụng kinh tế và quản lý (FOM), một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế, lịch sử Việt Nam, người coi đất nước hình chữ S là quê hương thứ hai và có tình cảm đặc biệt với mảnh đất này.

Sau 38 năm (1986-2024) thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; đồng thời, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Là một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam, ông đánh giá về hành trình 38 năm qua của đất nước?

Hành trình gần 40 năm của Việt Nam quả thực rất ấn tượng. Từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc kinh tế và sẵn sàng trở thành một nước công nghiệp hóa trong vòng hai thập niên tới.

Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, đại đa số người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Đặc biệt, chỉ trong giai đoạn năm 1993-2024, tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh. Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đến cuối tháng 12/2024, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều chỉ còn dưới 1,9%.

Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Từ năm 1991-2019, tăng trưởng GDP dao động trong khoảng từ 4.8-9.5%.

Trong gia đoạn Covid-19, khác với nhiều quốc gia, GDP của Việt Nam vẫn có sự phát triển tích cực, đạt mức 2,91% và 2,58% lần lượt trong các năm 2020 và 2021. Sau khi nhanh chóng phục hồi năm 2022 (tăng trưởng 8,02%), GDP năm 2023 đạt 5,05%, là mức cao trên thế giới và khu vực.

Thời gian qua, một sự chuyển mình ấn tượng nhất của Việt Nam chính là sáng kiến ​​của Tổng Bí thư Tô Lâm về tinh gọn bộ máy hành chính. Tôi tin, đây sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước, trong đó có mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa và xây dựng hệ thống tài chính xanh vững mạnh.

Nói về công cuộc đổi mới năm 1986 của Việt Nam, hầu hết các nhà quan sát nước ngoài cho rằng, những cải cách hầu như diễn ra chỉ sau một đêm và sự trỗi dậy nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu ngay sau đó.

Nhưng với tư cách là một chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, tôi có thể khẳng định rằng, các hoạt động kinh tế thị trường đầu tiên đã diễn ra ở cấp cơ sở trước năm 1986. Đó là công lao của các nhà lãnh đạo. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, người dân đã bắt đầu chuyển sang cải cách.

Tôi phải nhấn mạnh rằng, thành công không đến một cách tự nhiên.

Trên thực tế, lạm phát ban đầu đã đạt đến đỉnh cao sau đổi mới, như tôi đã viết trong cuốn sách “Đánh bại lạm phát”, xuất bản bởi Nhà xuất bản Phụ Nữ năm 2024. Tuy nhiên, cải cách kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những thập niên sau đó, được hỗ trợ bởi việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ và sự phát triển của nền kinh tế.

Năm 2024, bất chấp hậu quả nghiêm trọng của cơn bão Yagi tàn khốc vào tháng 9, hành động quyết đoán của Chính phủ Việt Nam đã hạn chế tác động của cơn bão lớn nhất lịch sử này đến tăng trưởng kinh tế. Số liệu từ Tổng cục Thống Kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã chứng minh điều đó. Ước tính năm 2024, GDP tăng 7,09%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong ASEAN.

Và điều đặc biệt hấp dẫn là hành trình ghi dấu ấn với thế giới của Việt Nam – có vẻ như – vẫn chưa kết thúc!

(Nguồn: VGP)
Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và mang lại những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.(Nguồn: VGP)

Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương thế hệ mới. Ông hãy điểm qua những điểm sáng của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam? Điều gì khiến ông ấn tượng nhất?

Trong báo cáo thường niên về Chỉ số tự do kinh tế 2024 của Quỹ Di sản (Heritage Foundation – Mỹ), năm 2024, Việt Nam được xếp vào loại “quốc gia có mức độ tự do vừa phải” và xếp thứ 59/179 quốc gia.

Thoạt nhìn, thứ hạng này có vẻ không có gì đặc biệt, nhất là khi so sánh với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ (đứng thứ 25). Thế nhưng, điều đáng chú ý là kể từ khi báo cáo được công bố cách đây 30 năm, không có quốc gia nào có quy mô tương đương (ngoại trừ Ba Lan) ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn Việt Nam. Đất nước hình chữ S đã tăng tới 13 bậc chỉ trong một năm (từ năm 2023 đến năm 2024).

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong những nền kinh tế năng động và mang lại những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

Từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, Việt Nam đã phát triển thành một cường quốc kinh tế và sẵn sàng trở thành một nước công nghiệp hóa trong vòng hai thập niên tới.

Trong năm 2024, tôi nhìn nhận, chính sách kinh tế của Việt Nam có đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn, góp phần giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong hội nhập quốc tế (đơn cử như “ngoại giao cây tre”).

Thứ hai, sự cởi mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới.

Thứ ba, cam kết rõ ràng về thương mại tự do và hội nhập qua hệ thống các FTA rộng lớn, với nhiều quốc gia trên thế giới.

Thứ tư, tỷ lệ nợ ngân sách nhà nước cân đối, dễ quản lý.

Thứ năm, tỷ lệ chi tiêu công trên GDP khoảng 21%.

Song song với đó, xuất nhập khẩu là một trong những điểm sáng nổi bật của nền kinh tế trong năm 2024. Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2024 của Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại thặng dư 24,77 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Có được kết quả đó là nhờ việc đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, khai mở thị trường, giúp doanh nghiệp kết nối với nhiều đối tác quốc tế.

Dấu ấn nổi bật trong năm qua trong hội nhập quốc tế của đất nước là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam-Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục, chỉ trong vòng 16 tháng. Việt Nam đã khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết Hiệp định CEPA, hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Trung Đông.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất Mohammed bin Rashid Al Maktoum chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định CEPA. (Ảnh: Dương Giang)

Ông đánh giá thế nào về sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo…?

Tôi xin phép điểm qua những con số trong lĩnh vực tài chính xanh – lĩnh vực nói lên rất rõ sự chuyển mình của Việt Nam:

Giai đoạn năm 2017-2023, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm.

Tính đến ngày 31/3/2024, 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Đến ngày 31/12/2023, phần lớn tín dụng xanh tập trung vào năng lượng tái tạo (45%) và nông nghiệp xanh (30%).

Dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) tăng trưởng đều qua các năm, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Các khoản cho vay đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, đạt 2,9 triệu tỷ đồng (113,9 tỷ USD), tương đương hơn 21% tổng dư nợ – ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến tháng 9/2024.

Theo quan điểm của tôi, tài chính xanh chưa được xem là một phần của cuộc sống hàng ngày trong ngành tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tiến bộ có thể được công nhận.

Dự án điện gió tại đảo Phú Quý, Bình Thuận. (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Dự án điện gió tại đảo Phú Quý, Bình Thuận. (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận tầm quan trọng của số hóa đối với đất nước và có sự chuẩn bị cho thế kỷ XXI. Chính phủ đã đưa ra nhiều chiến lược quan trọng như: Phê duyệt Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (ngày 9/10/2024) hay ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ngày 22/10/2024).

Gần đây, kế hoạch đưa các nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động sản xuất, giúp ổn định năng lượng là quyết định vô cùng phù hợp.

Là một quốc gia công nghiệp hóa, Việt Nam cần nguồn cung cấp năng lượng an toàn và đáng tin cậy. Đất nước sẽ không thể đạt được điều này chỉ từ năng lượng Mặt trời và gió. Năng lượng hạt nhân sẽ giúp “lấp đầy khoảng trống”, bảo đảm an ninh năng lượng ổn định tại đất nước hình chữ S.

Điều quan trọng bây giờ là Việt Nam cần biến lời nói thành hành động. Số hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển thành phố thông minh và tài chính xanh tại đất nước chỉ mới bắt đầu được triển khai và chắc chắn sẽ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia khoa học, kinh doanh cả trong, ngoài nước.

Thời gian qua, sự chuyển mình ấn tượng nhất của Việt Nam chính là sáng kiến ​​của Tổng Bí thư Tô Lâm về tinh gọn bộ máy hành chính. Tôi tin, đây sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của đất nước, trong đó có mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa và xây dựng hệ thống tài chính xanh vững mạnh.

Ở điểm này, tôi muốn nhấn mạnh rằng, thông điệp, tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm đang giúp Việt Nam đi đúng hướng.

Những thay đổi cơ cấu quan trọng này có nghĩa là Việt Nam có thể và sẽ tiến một bước quan trọng, trở thành quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2045 – một công cuộc tôi xin mạn phép gọi là “đổi mới lần thứ hai”.

Xin cảm ơn ông!

Mời độc giả đón đọc kỳ II: Gom góp đủ “tài sản” lớn, tự tin vươn mình





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-trong-ky-nguyen-vuon-minh-ky-i-viet-tiep-hanh-trinh-ghi-dau-an-voi-the-gioi-bang-cong-cuoc-doi-moi-lan-thu-hai-301502.html

Cùng chủ đề

Tương lai của AI dưới thời Tổng thống Donald Trump

Là cường quốc về AI, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump được dự báo sẽ triển khai những chính sách AI mới, tác động mạnh mẽ với thế giới. Điều chỉnh quy định AI Ngay sau khi quay lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái mang tính biểu tượng liên quan đến tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đã loại bỏ...

TPHCM se lạnh những ngày giáp Tết

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày giáp Tết, từ nay đến 28/1 (29 Tết), thời tiết TPHCM có ít mưa, trời se lạnh về sáng sớm, một vài ngày sẽ xuất hiện sương mù, chất lượng không khí giảm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong những ngày giáp Tết, từ nay đến 28/1 (29 Tết), thời tiết TPHCM có ít mưa, trời se lạnh về sáng sớm, một vài...

Giá cà phê trong nước ngày 24/1/2025 tăng cao nhất 2.200 đồng/kg

Cập nhật giá cà phê hôm nay 24/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 24/1/2025. Giá cà phê hôm nay 24/1/2025 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật liên tục, khớp với các sàn...

Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính

Đà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm công nghệ công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, Khu Thương mại tự do, Trung tâm tài chính quốc tế. Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chínhĐà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm...

Động lực cho tương lai bất động sản

Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Với mục tiêu hoàn thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Nga đẩy lùi các cuộc tấn công UAV nhằm vào thủ đô

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin sáng sớm 24/1 cho biết, các đơn vị phòng không đã chặn đứng ba cuộc tấn công riêng biệt bằng thiết bị bay không người lái (UAV) từ Ukraine nhằm vào thủ đô của Nga.

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp đang đối mặt với nhu cầu tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Bitrix24 CRM đã trở thành công cụ đắc lực trong việc giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả vận hành.

Đã có ngày chính xác chấm dứt duyên nợ, tổ chức y tế toàn cầu đang “suy sụp”?

Ngày 23/1, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ ngày 22/1/2026 sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo về quyết định này.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Bài đọc nhiều

Những khó khăn, thách thức và khả năng gia nhập của Việt Nam đối với Công ước 87

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia Công ước số 87 về tự do liên kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Vị trí của Mỹ có lung lay, Ấn Độ sẽ sớm có thứ hạng mới, Nga thực đứng thứ bao nhiêu?

Trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2025, Ấn Độ sẽ sớm trở thành nền kinh tế lớn thứ 4. Vậy xếp hạng GDP của nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sẽ thay đổi như thế nào?

Hội nhập quốc tế – nguồn lực quan trọng, đột phá phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Anh) Tham gia tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tường Huy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khắng; các đồng chí trong...

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

WEF đồng hành với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 24/1: Ngập tràn sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 24/1, phát biểu qua video tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu và thế giới giảm lãi suất. Thị trường dầu ngập tràn sắc đỏ sau bài phát biểu này. Kết quả là, giá dầu ghi nhận thêm phiên giao dịch ngày 23/1 “hạ nhiệt”.

Không còn khí đốt Nga, châu Âu nhận tin vui từ ông Trump bằng một lời cam kết rõ ràng

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.

Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan 10% với hàng hóa, Trung Quốc ngay lập tức kêu gọi làm điều này để hỗ...

Ngày 23/1, Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ (NDT) từ các công ty bảo hiểm nhà nước vào thị trường cổ phiếu, nhằm hỗ trợ thị trường đang gặp khó khăn.

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

Giá vàng hôm nay 24/1/2025/ Giá vàng trong nước tăng mạnh trên toàn thị trường. Giá vàng thế giới tăng mạnh lên gần mức cao nhất trong 3 tháng nhờ đồng USD yếu và việc chưa rõ ràng trong các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giá vàng những ngày tới sẽ còn chịu sự chi phối của những tin tức thay đổi liên tục từ Washington.

Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới

Giá tiêu hôm nay 24/1/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.500 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay 24/1/2025: Nối dài đà tăng, công nghệ chế biến hồ tiêu tại Việt Nam không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. (Nguồn: Times of India) ...

Mới nhất

Bộ Công Thương làm việc với PTC1 về công tác cấp điện dịp Tết và năm 2025

Đoàn công tác do Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Trịnh Quốc Vũ làm trưởng đoàn cùng đại diện các cục: Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Điện lực và Năng lượng tái tạo, Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) cùng các phòng, ban của...

Thành phố Đà Nẵng triển khai nhiều giải pháp để phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới

Thực hiện Kết luận 70/KL-TW của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới, thành phố Đà Nẵng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn. ...

Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề ‘chở Tết’

Những ngày cuối năm nhiều người dân tranh thủ xuống phố hành nghề chở hộ cây cảnh để kiếm thêm thu nhập trang trải những ngày Tết. ...

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát quy định về dạy thêm, học thêm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi tới Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xử lý thông tin phản ánh về chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có quy...

Bảo vệ sức khỏe trước thềm Tết Nguyên đán

Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em có sức đề kháng yếu. Mới đây, thời tiết chuyển lạnh và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đã gây ra nhiều vấn đề sức...

Mới nhất