Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcViệt Nam tiến đến làm chủ công nghệ đẩy vệ tinh

Việt Nam tiến đến làm chủ công nghệ đẩy vệ tinh


Chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ (KC13) trong giai đoạn tới ưu tiên phát triển hệ thống đẩy, tiến đến làm chủ một số công nghệ chủ chốt trong công nghệ đẩy vệ tinh.

Thông tin được GS.TS Nguyễn Lạc Hồng, Chủ nhiệm Chương trình KC13 nói tại hội thảo định hướng nghiên cứu lĩnh vực vũ trụ giai đoạn 2021 – 2030 chiều 26/10 tại TP HCM. Hội nghị do Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Chương trình KC13 giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện 38 đề tài và nhiệm vụ, đào tạo được 36 tiến sĩ, 75 thạc sĩ, xây dựng 14 nhóm nghiên cứu mạnh trong lĩnh vực vũ trụ. Các nhà khoa học Việt đã phát triển nhiều sản phẩm như vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano với tên gọi NanoDragon; tên lửa thử nghiệm TV-01 thực hiện tách tầng, bung dù thu hồi hộp vệ tinh.

Trong giai đoạn tới Chương trình ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ về thiết kế hệ thống đẩy, động cơ nhỏ ứng dụng trong công nghệ vũ trụ.

Theo GS Hồng, hệ thống đẩy là kỹ thuật phức tạp yêu cầu công nghệ cao. Trước đây, Việt Nam phóng vệ tinh đều phải thuê hệ thống phóng bằng tên lửa của nước ngoài như Pháp, Nhật Bản… với chi phí đắt đỏ. Trong giai đoạn từ 2020 về trước, chương trình KC13 phát triển mẫu tên lửa thử nghiệm TV-01 và TV-02 với mục tiêu bước đầu nghiên cứu hệ thống đẩy cho vệ tinh bằng nguồn lực trong nước. Để làm tên lửa đẩy cần ứng dụng nhiều công nghệ mới, nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, chi phí rất lớn.

“Các mẫu tên lửa trong nước mới chỉ dừng lại việc khẳng định về nguyên lý, cơ sở về tính khả thi với thời gian hoạt động vài chục giây và cần đầu tư nghiên cứu thời gian dài để đạt được kết quả cao hơn”, GS Hồng nói và cho biết trong giai đoạn tới chương trình hướng đến những nghiên cứu quy mô hơn.





GS Nguyễn Lạc Hồng, Chủ nhiệm Chương trình KC13 chia sẻ định hướng nghiên cứu công nghệ vũ trụ giai đoạn 2021 - 2030 tại hội nghị, chiều 26/10. Ảnh: Hà An

GS Nguyễn Lạc Hồng, Chủ nhiệm Chương trình KC13 chia sẻ định hướng nghiên cứu công nghệ vũ trụ giai đoạn 2021 – 2030 tại hội nghị, chiều 26/10. Ảnh: Hà An

Theo GS Hồng, công nghệ vệ tinh là lĩnh vực còn khá mới tại Việt Nam, cần tập trung nguồn lực nghiên cứu, bước đầu làm chủ một số công nghệ lõi, công nghệ nguồn để nghiên cứu chế tạo những vệ tinh phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng… Dựa trên dữ liệu thu thập được từ vệ tinh sau khi phân tích để xác định các yếu tố rủi ro do môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và các mục đích khác.

Chương trình KC13 cũng khuyến khích các nghiên cứu xây dựng hệ thống chụp ảnh, quan trắc bề mặt Trái Đất, hệ thống vệ tinh khí tượng; ưu tiên các nghiên cứu hoàn thiện cơ sở dữ liệu viễn thám quy mô quốc gia và khu vực, xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn gần thời gian thực trong phát triển kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu…





Các kỹ sư Việt Nam thiết kế vệ tinh NanoDragon. Ảnh:VNSC

Các kỹ sư Việt Nam thiết kế vệ tinh NanoDragon. Ảnh:VNSC

PGS.TS Ngô Khánh Hiếu, bộ môn kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP HCM đề xuất, các đề tài nghiên cứu ứng dụng ngành vũ trụ và các lĩnh vực khác có tính rủi ro nên cần cơ chế thông thoáng về thủ tục để tạo động lực giúp nhà khoa học mạnh dạn nghiên cứu.

Còn PGS.TS Lê Trung Chơn, Đại học Tài nguyên Môi trường TP HCM cho rằng hiện chưa có nhiều nơi đào tạo chuyên về viễn thám, công nghệ vũ trụ mà chỉ dạy các ngành liên quan như trắc địa – bản đồ… Ông đề xuất, Ban chủ nhiệm chương trình KC13 đặt hàng xây dựng chương trình đào tạo công nghệ vũ trụ từ bậc đại học giúp phát triển đội ngũ giảng viên cho thế hệ kế cận. Đối với nhân lực ứng dụng công nghệ tùy theo nhu cầu từng nhóm lĩnh vực sẽ tổ chức đào tạo theo hình thức sau đại học.

Hà An




Source link

Cùng chủ đề

Nghiên cứu xây dựng Trung tâm công nghệ vũ trụ và hàng không tại Bình Định

Ngày 19/7, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với tỉnh Bình Định về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của tỉnh trong thời gian qua và định hướng thời gian tới. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết, so với một số địa phương khu vực duyên hải miền trung, tỉnh Bình...

Tỷ phú Elon Musk dự chi hàng tỷ đô, kỳ vọng Tesla bứt phá tại thị trường Ấn Độ

Khoản đầu tư hàng tỷ đô la vào Ấn Độ Theo bảng xếp hạng của Forbes, Elon Musk hiện là tỷ phú giàu thứ 4 trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng với vai trò là CEO của các công ty nổi tiếng như Tesla, SpaceX và Neuralink, ông còn đóng vai trò quan trọng trong các dự án như The Boring Company và OpenAI. Elon Musk cũng được biết đến với việc thúc đẩy sự...

Trung Quốc tăng cường cạnh tranh với Starlink bằng siêu vệ tinh G60

Hôm thứ Tư (27/12), nhà máy kỹ thuật số trong khu công nghiệp G60 Starlink đã sản xuất vệ tinh thương mại đầu tiên của mình, theo chính quyền quận Tùng Giang cho biết. Đây là nhà máy chuyên sản xuất và ứng dụng vệ tinh thương mại, được chính...

Sự bùng nổ của các công ty vũ trụ tư nhân Ấn Độ

Ấn Độ hiện có 190 startup vũ trụ, nhiều gấp đôi so với một năm trước, với mức đầu tư tư nhân tăng 77% trong giai đoạn 2021 - 2022. Sự bùng nổ của các công ty vũ trụ tư nhân Ấn Độ Vikram-S, tên lửa do startup Skyroot Aerospace phát triển, bay lên từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ngày 18/11/2022, trở thành tên lửa tư nhân đầu tiên của Ấn Độ phóng thành công. Video: Reuters Năm 2019,...

Tàu Luna-25 của Nga mất kiểm soát, ai giành thế thượng phong trong cuộc đua đổ bộ Mặt trăng?

Với tàu đổ bộ Luna-25 và Chandrayaan-3, Nga và Ấn Độ đang chạy đua để thực hiện những cuộc đổ bộ đầy tham vọng lên cực Nam của Mặt trăng.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Busadco xây kè chắn sóng bảo vệ Hòn Thơm – Phú Quốc

Busadco thi công tuyến kè chắn sóng biển bảo vệ Hòn Thơm, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng giải pháp lắp ráp công nghệ bê tông cốt phi kim đúc sẵn M400, cao khoảng 5m. Các cấu kiện được lắp ghép với nhau thông qua khớp trượt âm - dương; lót vải địa...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19

Khác với đồng hồ quả lắc phổ biến 200 năm trước, đồng hồ của nhà phát minh William Congreve đo thời gian bằng sự di chuyển của quả bóng nhỏ. Đồng hồ đo thời gian bằng bóng lăn thế kỷ 19 Cách hoạt động của đồng hồ bóng lăn. Video: Vimeo Đầu thế kỷ 19, hầu hết đồng hồ đều đo thời gian thông qua sự dao động đều đặn của con lắc. Tuy nhiên, nhà phát minh người Anh William...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

Cùng chuyên mục

Cần chính sách đột phá để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ

DNVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, cần có những chính sách đột phá và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ...

Ngôi làng cổ 11.000 năm viết lại lịch sử Bắc Mỹ

(NLĐO) - Tàn tích ngôi làng ở miền Trung Canada có thể khiến lịch sử văn minh Bắc Mỹ phải được viết lại. ...

Thế giới mới xuất hiện

(NLĐO) - Kính viễn vọng không gian James Webb đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về vật thể Herbig-Haro HH 30 ma quái, nơi các hành tinh mới sắp ra đời. ...

Trả lời ‘kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc’, tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại. ...

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà...

Mới nhất

iOS 19 sẽ mang đến một sự thay đổi lớn về giao diện

Theo nhiều nguồn tin, iOS 19 sẽ áp dụng ngôn ngữ thiết kế có điểm tương đồng với nền tảng visionOS, mang đến sự thay đổi đáng kể cho giao diện và các ứng dụng.

Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường

Đó là niềm vui sướng của chị Nguyễn Thúy Hằng nhà ở đường Lạc Long Quân, Q.11, TPHCM với nụ cười trên môi khi bước vào cửa phòng khám chị cảm ơn lương y đã điều trị hết bệnh vẩy nến cho chị, chị cho biết: "Nhờ các lương y Bảo Thanh Đường đã đem lại niềm tin và...

20 địa phương chọn tiếng Anh là môn thi thứ ba trong kỳ thi vào lớp 10

Đến thời điểm hiện tại, khoảng 20 địa phương thông tin sẽ chọn tiếng Anh, hoặc ngoại ngữ, là môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay. ...

Cần chính sách đột phá để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ

DNVN - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một quốc gia hùng mạnh về công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, để...

Đầu tư khoảng hơn 203 nghìn tỷ đồng làm tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất