Trang chủNewsThời sự'Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông...

‘Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á’


Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời phỏng vấn VnExpress về giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

– Nhìn lại 7 năm triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, ông tâm đắc với kết quả nào nhất?

– Cuối năm 2023, Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để đánh giá quá trình triển khai chiến lược nêu trên. Từ hội nghị, chúng ta rút ra một số điểm nhấn tiêu biểu.

Đầu tiên, chính quyền, người dân, doanh nghiệp nhận thức ngày càng sâu sắc, đúng vị trí của các ngành công nghiệp văn hóa, nên chỉ số ở bình diện quốc gia đạt kết quả rất tích cực. Giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào nền kinh tế năm 2018 đạt 5,82%; năm 2019 đạt 6,02%; năm 2022, sau 2 năm 2020-2021 ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các ngành bắt đầu phục hồi, giá trị đóng góp 4,04%. Giá trị sản xuất công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018-2022 đóng góp bình quân 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Công nghiệp văn hóa đang đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập người dân. Giai đoạn 2018-2022, số lượng cơ sở kinh tế hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tăng 7,2%/năm. Năm 2022, toàn quốc có hơn 70.300 cơ sở với 2,3 triệu lao động. Năm 2018, công nghiệp văn hóa xuất siêu 37 tỷ USD, năm 2022 tăng lên 41,9 tỷ USD.

Các ngành công nghiệp văn hóa còn góp phần quan trọng đưa văn hóa Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, quảng bá hình ảnh, bản sắc, gia tăng sức hấp dẫn, sức mạnh mềm văn hóa quốc gia. Đơn cử Hà Nội, Đà Lạt, Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, là căn cứ vững chắc để Việt Nam xác định mục tiêu giai đoạn tới trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa thu hút và hội tụ sáng tạo tại Đông Nam Á.

Việt Nam bốn lần được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế giới, cho thấy giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của du lịch văn hóa. Các ngành công nghiệp văn hóa có tỷ lệ giá trị gia tăng cao hơn so với chi phí sản xuất, góp phần tiết kiệm tài nguyên, phát huy văn hóa và bản sắc dân tộc, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Nếu chúng ta biết khai thác tài sản trí tuệ, nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc thì đây sẽ là nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia.





Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Nam Nguyễn

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng. Ảnh: Nam Nguyễn

– Với nhiều nước trên thế giới, công nghiệp văn hóa là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể khi xuất khẩu. Tại Việt Nam, vấn đề này được tiếp cận như thế nào, thưa ông?

– Ở cấp độ quốc tế, UNESCO thảo luận về công nghiệp văn hóa từ cuối những năm 70 đầu 80 thế kỷ 20. Hiện nay, công nghiệp văn hóa và kinh tế sáng tạo là động lực phát triển bền vững. Lĩnh vực văn hóa chiếm tới 6,1% kinh tế toàn cầu với doanh thu hàng năm lên tới 2.250 tỷ USD và gần 30 triệu việc làm.

Năm 2020 xuất khẩu dịch vụ sáng tạo đem về cho Mỹ 206 tỷ USD, Ireland 174 tỷ USD, Đức 75 tỷ USD, Trung quốc 59 tỷ USD, Anh 57 tỷ USD. Trung quốc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa sáng tạo toàn cầu năm 2020 với 169 tỷ USD, tiếp đó là Mỹ (32 tỷ), Italy (27 tỷ), Đức (26 tỷ).

Tại Việt Nam, từ lâu văn hóa thường được coi thuộc phạm trù tư tưởng, là nền tảng tinh thần xã hội. Nghị quyết trung ương 5, khóa 8 (1998) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc lần đầu tiên đề cập đến chính sách kinh tế và khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa. Chuyên gia Hội đồng Anh và UNESCO là những người đầu tiên giới thiệu nội hàm về công nghiệp văn hóa và sáng tạo tại Việt Nam.

Trong những năm 2007-2014, nhiều hội thảo quốc tế liên quan đến công nghiệp văn hóa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì. Tuy nhiên, đến năm 2014, Nghị quyết hội nghị trung ương 9 khóa 11 mới chính thức đưa vào văn kiện Đảng cụm từ “công nghiệp văn hóa” và xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa. Sau đó, năm 2016 Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Từ đó đến nay, nhận thức về vai trò của công nghiệp văn hóa được nâng cao một bước. Hội nghị toàn quốc đầu tiên về công nghiệp văn hóa vừa qua là động lực để các ngành này cất cánh.





Nhóm Ngọt chụp ảnh cùng hàng nghìn khán giả tại Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa 2023 (Monsoon Music Festival), tháng 10/2023. Ảnh: Ban tổ chức

Nhóm Ngọt chụp ảnh cùng hàng nghìn khán giả tại Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Gió mùa 2023 (Monsoon Music Festival), tháng 10/2023. Ảnh: Ban tổ chức

– So với mục tiêu công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp 7% GDP, kết quả hiện nay khá khiêm tốn. Ông nói gì về điều này?

– Bên cạnh những kết quả bước đầu, chúng ta cần thẳng thắn nhận thấy công nghiệp văn hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện chưa có văn bản pháp luật (luật, nghị định) quản lý nhà nước về công nghiệp văn hóa. Cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu.

Nguồn lực đầu tư dàn trải, chưa có trọng điểm vào một số chuyên ngành có lợi thế, tiềm năng nhằm tạo ra sản phẩm chủ lực. Nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa cũng thiếu về số lượng và chất lượng bởi chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút. Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hóa trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa có dẫn đến đề xuất giải pháp chưa kịp thời và sát thực tế. Nội dung, hình thức các sản phẩm phần mềm, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, kiến trúc, thời trang… chưa khai thác hết đặc trưng văn hóa bản địa để tạo độc đáo riêng và lợi thế cạnh tranh.

Bộ phận doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, nên việc vi phạm và xâm phạm thời gian qua đã tác động trực tiếp đến những người sáng tạo, gây cản trở việc đầu tư vào lĩnh vực này.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với dân số trẻ, cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng chưa hình thành thói quen, ý thức tôn trọng, bảo vệ, phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa. Ngoài ra, còn nguyên nhân nữa là tài chính cho công nghiệp văn hóa dù được nâng lên nhưng vẫn thấp so với nhu cầu.





Liveshow Tri âm của Mỹ Tâm tại sân vận động Mỹ Đình thu hút 30.000 khán giả, tháng 11/2022. Ảnh: Giang Huy

Liveshow “Tri âm” của Mỹ Tâm tại sân vận động Mỹ Đình thu hút 30.000 khán giả, tháng 11/2022. Ảnh: Giang Huy

– Đâu là giải pháp để thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh?

– Tôi cho rằng Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á. Để làm được điều này, trước tiên cần xác định mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp 7% GDP.

Chúng ta cần xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đa dạng, chất lượng cao dựa trên yếu tố đổi mới, sáng tạo, văn hóa truyền thống, tôn trọng bản quyền. Giá trị sản phẩm cần nâng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam cần xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa.

Cùng với xác định các lĩnh vực trọng tâm dựa trên lợi thế sẵn có để tạo khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, Việt Nam cần sớm hình thành trung tâm công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng. Mạng lưới thành phố sáng tạo mở rộng thêm Quảng Ninh, Quảng Nam, Kiên Giang, Huế, Đà Lạt…

Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để khơi thông cho các ngành công nghiệp văn hóa, với chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp. Giao lưu, liên doanh, liên kết với các nước có nền công nghiệp văn hóa phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… được đẩy mạnh.

Chỉ số thống kê về ngành công nghiệp văn hóa cũng sẽ được bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, để có chính sách đầu tư, lộ trình phát triển phù hợp. Nguồn nhân lực cần chú trọng đào tạo thông qua các trường, liên kết với doanh nghiệp, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế.

– Những lĩnh vực nào sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển thời gian tới?

– Công nghiệp văn hóa Việt Nam gồm 12 lĩnh vực. Chúng ta có dân số trẻ, năng động, thích nghi nhanh với xu hướng thế giới, nên các lĩnh vực ưu tiên cần dựa trên lợi thế này, kết hợp với giá trị văn hóa và chất liệu sáng tạo dồi dào.

Trước tiên, lĩnh vực điện ảnh sẽ được ưu tiên. Năm 2023 đánh dấu mốc tăng trưởng mạnh về giá trị thương mại phim Việt với doanh thu 1.080 tỷ đồng. Đây là kỷ lục lần đầu trong lịch sử phòng vé. Với sự tham gia của các nhà đầu tư, đơn vị sản xuất quan tâm đến văn hóa truyền thống, nhiều dự án phim Việt hướng đến đáp ứng thị hiếu khán giả, tăng sức cạnh tranh. Đây cũng là cách quảng bá rất hiệu quả văn hóa Việt ra thế giới.

Việt Nam có nhiều giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng các thương hiệu sản phẩm gắn với vùng miền, nên du lịch văn hóa cũng được chú trọng. Nghệ thuật biểu diễn sẽ là ưu tiên của chúng tôi bởi Việt Nam có nhiều nghệ sĩ trẻ tài năng đã và đang tạo ra sản phẩm doanh thu lớn trong thị trường nội địa và vươn ra thế giới.

Phần mềm và trò chơi giải trí Việt Nam năm 2022 đạt doanh thu 148 tỷ USD, với tổng nhân lực 1,2 triệu người, đưa nước ta đứng vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu phần mềm. Doanh thu games Việt năm 2022 đạt 665 triệu USD, thứ 5 Đông Nam Á và là trung tâm khu vực về lập trình game và xuất khẩu phần mềm game.

Ngoài ra, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và thiết kế cũng cần được ưu tiên phát triển. Ngành thủ công mỹ nghệ năm 2022 có tổng kim ngạch xuất khẩu 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể trong các ngành công nghiệp văn hóa. Với mạng lưới làng nghề phân bổ rộng khắp trong cả nước, lĩnh vực này đang đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế của mỗi địa phương, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa làng nghề Việt Nam.

Ngành thiết kế Việt Nam có nhiều tiềm năng về lao động và thị trường nên có động lực phát triển mạnh thời gian tới. Tôi hy vọng với tiềm năng và lợi thế, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào chấn hưng và phát triển văn hóa đất nước.


Viết Tuân



Source link

Cùng chủ đề

MV ca nhạc như phim điện ảnh

Ứng dụng kỹ xảo điện ảnh vào MV ca nhạc đang là trào lưu được yêu thích hiện nay ...

Trao Kỷ niệm chương “Vì Sự nghiệp điện ảnh” tri ân các nghệ sĩ, nhà hoạt động điện ảnh

(Tổ Quốc) - Ngày 15/3/2025, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam và chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tham dự sự kiện có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận...

Hai người mẹ- Bộ phim kinh điển của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi tái ngộ khán giả sau 50 năm

(Tổ Quốc)- Ra đời trong bối cảnh chiến tranh còn chưa phai nhạt trong ký ức của nhiều thế hệ, "Hai người mẹ" là câu chuyện xúc động về tình mẫu tử và tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào. ...

Tạo điều kiện phát huy tốt nhất giá trị di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen

VHO - Chiều 13.3 tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác của tỉnh Kon Tum do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm dẫn đầu, nội dung về đề xuất điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ Di tích lịch sử và thắng cảnh Măng Đen. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm khẳng định, Di tích lịch sử và...

Chiếu miễn phí hai bộ phim kinh điển nhân ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam

(Tổ Quốc) - Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày thành lập Ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam 15/3/1953 - 15/3/2025, Viện Phim Việt Nam tổ chức chương trình điện ảnh "Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 72 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi-đối tượng áp dụng chính sách đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi...

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Vòng tuần hoàn nước toàn cầu đang bị phá vỡ lần đầu tiên lịch sử

(CLO) Một báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu đã cảnh báo về việc con người đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chu trình nước toàn cầu, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại. ...

Chính quyền quân sự Burkina Faso cách chức thủ tướng

(CLO) Chính quyền quân sự Burkina Faso đã bất ngờ sa thải Thủ tướng lâm thời Apollinaire Joachim Kyelem de Tambela và giải tán toàn bộ chính phủ, theo sắc lệnh được ban hành bởi văn phòng lãnh đạo quân đội Đại úy Ibrahim Traoré vào thứ Sáu. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất