Trang chủNewsThời sựViệt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống...

Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn


Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn

Sau khi trở thành quốc gia thành viên thứ 158 của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT) vào năm 2015, Việt Nam đã tích cực tổ chức hàng chục hoạt động hợp tác với đối tác nước ngoài trong phổ biến, hướng dẫn kỹ năng giảng dạy và nội dung Công ước.

Đại tá, PGS.TS. Trần Nguyên Quân-Phó Cục trưởng, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an thông tin cùng với các hoạt động hợp tác quốc tế, Việt Nam đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người và chống tra tấn.

Theo ông Trần Nguyên Quân, nhiều quy định về ngăn ngừa và trừng trị các hành vi liên quan đến tra tấn trong Công ước đã được nội luật hóa vào Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật tố cáo, Luật Đặc xá, Luật Thi hành án hình sự… cùng hàng trăm văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm chuẩn hóa các quy trình, công khai các quy định, bổ sung các chế định nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, bảo vệ những người có nguy cơ bị tra tấn cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nạn nhân của hành vi tra tấn trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, điều tra, thi hành tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, bồi thường thiệt hại.

“Nhiều quy định trong các văn bản này đã trả lời đúng và trúng các quan tâm, thắc mắc của Ủy ban chống tra tấn, các tổ chức quốc tế và đối tác nước ngoài”, ông Trần Nguyên Quân nói.

Chính sách - Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn

Việt Nam chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về quyền con người và chống tra tấn.

Theo ông Quân, một trong những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc ngăn ngừa các hành vi tra tấn đó là triển khai lắp đặt, khai thác, sử dụng ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can nói riêng và trong quá trình tố tụng hình sự nói chung.

Về thi hành tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự; khám chữa bệnh trong các cơ sở giam giữ; khiếu nại, tố cáo; bào chữa, trợ giúp pháp lý; xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công chức và viên chức; dân chủ cơ sở; quy tắc đạo đức nghề nghiệp; cải cách tư pháp; cải cách hành chính… Việt Nam đều đã ban hành các văn bản triển khai, thi hành.

Ông Trần Nguyên Quân nhận định, trên cơ sở các thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã khẩn trương tổ chức triển khai áp dụng các quy định này.

Qua đó, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của người dân nói chung và quyền của những người có nguy cơ bị tra tấn nói riêng cũng như nâng cao trách nhiệm của các cán bộ thực thi công quyền, góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tra tấn.

Nỗ lực của Việt Nam trong thực thi công ước

Trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn, Đại tá Trần Nguyên Quân cho biết, Việt Nam đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số để quản trị tốt quốc gia nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp; cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng truy cập ở khắp mọi nơi; thực hiện một Chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.

Đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và xây dựng hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân; hoàn thành thu thập, bổ sung thông tin dân cư trên cả nước, tiến hành làm sạch dữ liệu, đồng bộ vào hệ thống và cấp mã số định danh cho công dân trong toàn quốc; hoàn thành việc thiết kế và sản xuất thẻ căn cước công dân mới có gắn chíp điện tử; đã triển khai kết nối thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với 13 đơn vị, bộ, ngành; 4 doanh nghiệp Nhà nước; 63 địa phương….

Triển khai thực hiện Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: www.dichvucong.gov.vn để thực hiện các thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến, phản ánh kiến nghị, đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương…

Trong lĩnh vực pháp luật, Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Tất cả các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều phải sử dụng Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan là kênh cung cấp thông tin thống nhất và tập trung trên môi trường mạng. Các cơ quan Nhà nước phải công khai thông tin cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật tiếp cận thông tin, Luật công nghệ thông tin.

Việt Nam đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước tại 4 cấp (cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua bộ phận một cửa.

Cùng với đó, Việt Nam đã triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ công an; thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng công an nhân dân; trong hoạt động điều tra của lực lượng công an nhân dân; thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của công an nhân dân.

Việt Nam cũng đã quy định cụ thể những thông tin được công khai để nhân dân biết; hình thức công khai; những việc nhân dân tham gia ý kiến, hình thức tham gia ý kiến và hình thức giám sát; góp phần ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền của người dân, trong đó có quyền không bị tra tấn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” .

Đồng thời, chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can, qua đó, góp phần ngăn ngừa các hành vi tra tấn. Tại thời điểm nộp Báo cáo quốc gia lần thứ nhất, Việt Nam đã triển khai “thí điểm” lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can tại một số Công an đơn vị, địa phương. Đến nay, sau quá trình thí điểm, Việt Nam đã triển khai lắp đặt trên phạm vi toàn quốc.                                                                                                                                         Việt Nam cũng đã thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tại cấp tỉnh trên phạm vi toàn quốc để xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, trong đó có quyền không bị tra tấn…

Chính sách - Việt Nam nỗ lực trong triển khai thực thi Công ước chống tra tấn (Hình 2).

Khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên xuốt của Nhà nước Việt Nam về việc nghiêm cấm tất cả các hành vi liên quan đến tra tấn, bức cung (Ảnh minh họa).

Bên cạnh các hoạt động nhằm tăng cường thực hiện nghĩa vụ của thành viên Công ước chống tra tấn, Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc trình bày và bảo vệ Báo cáo quốc gia trước Ủy ban chống tra tấn.

Theo đó, Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia lần thứ nhất lên Ủy ban chống tra tấn vào năm 2017; trình bày và bảo vệ các thông tin, số liệu, nội dung mà Việt Nam đã nêu trong Báo cáo quốc gia lần thứ nhất trước Ủy ban chống tra tấn vào năm 2018.

Sau phiên trình bày và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất, ngày 7/12/2018, Ủy ban chống tra tấn Liên hợp quốc đã ban hành Báo cáo giữa kỳ đánh giá về việc triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn tại Việt Nam.

Trên cơ sở Báo cáo giữa kỳ của Ủy ban chống tra tấn, Việt Nam tiếp tục xây dựng và nộp Báo cáo giữa kỳ trả lời các bình luận, khuyến nghị này vào tháng 10 năm 2020. Trong đó, cung cấp đầy đủ các lập luận và số liệu chứng minh, qua đó khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên xuốt của Nhà nước Việt Nam về việc nghiêm cấm tất cả các hành vi liên quan đến tra tấn, bức cung, dùng nhục hình và kiên quyết trừng trị nghiêm minh mọi hành vi vi phạm này.

Cùng với đó, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, với sự hỗ trợ ban đầu của UNDP Việt Nam, ngày 14/2/2023, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.

Trên cơ sở bám sát các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, Kế hoạch này đã giao cho các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam tăng cường, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị bằng các hoạt động cụ thể.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thứ trưởng Công an: Sang Myanmar với tinh thần ‘giúp bạn như giúp mình’

Phát biểu tại lễ xuất quân, Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, đoàn cứu hộ sang Myanmar tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất với tinh thần "giúp bạn như giúp mình". Chiều 30/3, Bộ Công an tổ chức lễ xuất quân cử đoàn công tác sang Myanmar tham gia tìm kiếm người, khám chữa bệnh, tham gia khắc phục hậu quả, thiệt hại do động đất. Theo đó, Bộ Công...

Tận thấy xưởng ma túy ketamin ‘ẩn mình’ giữa khu đất nghĩa trang

Địa điểm xưởng sản xuất ma túy ketamin rộng hơn 1.000m2 được nhóm tội phạm dựng ở triền đồi thuộc TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), xung quanh là nghĩa trang, xa khu dân cư. XEM CLIP: Xưởng sản xuất ma tuý giữa khu vực nghĩa trang Một ngày sau khi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) công bố thông tin triệt phá xưởng sản xuất ma túy ketamin lớn nhất nước ở...

Người dân có thể đăng ký tạm trú, thường trú trên VNeID

(Dân trí) - Ở phiên bản mới nhất 2.1.17, ứng dụng VNeID cho phép người dân đăng ký thường trú, tạm trú. Ngày 24/3, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết hiện nay, người dân đã có thể thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú qua ứng dụng VNeID, phiên bản mới nhất 2.1.17.Theo đó, sau khoảng thời gian tổ chức thí điểm với công dân tại...

Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển dựa trên dữ liệu

Ngày 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu quốc gia (National Data Association-NDA) đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất nhiệm kỳ I (2025-2030). Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự Đại hội. ...

Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư hạ tầng dữ liệu

(NLĐO)- Ngày 22-3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng quà Tết cho người nghèo

Đoàn công tác của Phó thủ tướng đã tặng 100 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, công nhân, người lao động tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Đóng góp cho sứ mệnh AIPA, tạo đột phá với Indonesia và Iran

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) Puan Maharani và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Baqer Qalibaf, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 (AIPA-44), thăm chính thức Cộng hòa Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran từ ngày 4-10/8.

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Chuỗi phương thức ‘thao túng’ SCB của Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, hành vi của Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng đồng phạm được đánh giá là có nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi.Với...

Hà Nội tăng bậc trong danh sách các thành phố đáng sống

Tổ chức tư vấn quản lý nguồn nhân lực quốc tế ECA International công bố bảng xếp hạng hằng năm về các thành phố đáng sống nhất. Theo đó, Singapore tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố đáng sống đối với người nước ngoài. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Singapore giữ ngôi đầu trong bảng xếp hạng của ECA về thành phố đáng sống. Trong khi đó, Tokyo và Osaka của Nhật Bản lần lượt...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Nền tảng tăng trưởng mới của VNG

"Trước làn sóng AI, chúng tôi không chờ đợi-chúng tôi hành động. Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đừng chỉ nói, hãy làm. Bắt đầu từ dự án nhỏ, triển khai nhanh trên nhiều lĩnh vực, liên tục thích ứng nhưng luôn đặt giá trị người dùng làm ưu tiên hàng đầu. Yêu cầu chứng minh...

Hành Trình Kiến Tạo Tương Lai Số Hóa Bền Vững Cho Việt Nam

Tầm nhìn và sứ mệnh Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển, VNG không ngừng đổi mới vì một tương lai số của Việt Nam. Từ một công ty game trực tuyến khởi nghiệp năm 2004, VNG đã phát triển thành doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, tiên phong trong nhiều lĩnh vực then chốt như...

20 năm không ngừng đổi mới

20 năm qua, chúng tôi liên tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực và kiến tạo nên những sản phẩm - dịch vụ "industry first" tại  Việt Nam.Các cột mốc chính:  2004: Khởi nghiệp, tiên phong khai phá thị trường game nhập vai trên PC. 2012: Ra mắt Zalo, nền tảng mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam.  2013:...

Để “hồn cốt dân tộc” lưu giữ trong từng tên xã, tên phường?

VHO - HĐND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đã họp và ra Nghị quyết thống nhất chủ trương sáp nhập hai tỉnh. Nhân dân, các chuyên gia văn hóa cho rằng, việc sáp nhập này là cần thiết sẽ tạo mối liên kết vùng, phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế -xã của hai...

“Phương thức sản xuất số là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp”

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA tại tọa đàm “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng...

Mới nhất