Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban...

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số

Việt Nam đã lên kế hoạch và đang nỗ lực triển khai Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) nhằm tăng cường sự thụ hưởng các quyền bình đẳng về mọi mặt của người dân tộc thiểu số (DTTS).

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Việt Nam nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người dân tộc thiểu số. Hình minh họa. (Ảnh: Phương Hoa)

Thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên của Công ước CERD, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai và thực thi Công ước CERD nhằm hướng tới xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và bảo đảm quyền bình đẳng về mọi mặt của người DTTS.

Tháng 11/2023, Báo cáo định kỳ tổng hợp từ XV đến XVII về tình hình thực thi Công ước CERD – Báo cáo CERD 5 của Việt Nam giai đoạn 2013-2019 đã được thông qua tại 2 kỳ họp 3035-3036 tại Ủy ban Công ước (UBCU) CERD Geneva, Thụy Sỹ. Tháng 12/2023, UBCU đã công bố Bản Kết luận quan sát sau khi xem xét Báo cáo CERD lần thứ 5 của Việt Nam. Bản Kết luận quan sát 2023 gồm 4 phần chia thành 52 đoạn, tăng 23 đoạn so với Kết luận quan sát năm 2012.

Là cơ quan chủ trì, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD 2023, dự kiến sẽ ban hành vào cuối năm nay.

Theo bà Trần Chi Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, mục đích của Kế hoạch là xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện phù hợp trong việc tăng cường hiệu quả triển khai Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023. Từ đó, tăng cường sự thụ hưởng các quyền về mọi mặt của người DTTS, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và của vùng DTTS và miền núi (DTTS&MN) nói riêng, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, tích cực, có trách nhiệm nghĩa vụ là quốc gia thành viên Công ước CERD.

Kế hoạch hướng đến các nhóm nhiệm vụ nhằm tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD 2023, trong đó toát lên 4 nội dung nổi bật:

Nội luật hóa và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật thực thi Công ước CERD

Việt Nam dự kiến tập trung vào rà soát, đánh giá tính tương thích giữa quy định của Công ước CERD trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Việt Nam sẽ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp luật nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Công ước CERD, bao gồm các quy định về hạn chế quyền, chống phân biệt đối xử, chống phân biệt chủng tộc và các quy định khác

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ xây dựng báo cáo đánh giá việc nội luật hoá các quy định của Công ước CERD vào pháp luật trong nước, xác định những quy định pháp luật chưa tương thích, chưa phù hợp với Công ước CERD và đề xuất, kiến nghị việc tiếp tục nội luật hoá và điều chỉnh khuôn khổ pháp luật nhằm thực hiện Công ước CERD.

Việt Nam nỗ lực triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Công ước CERD nhằm bảo đảm quyền của người dân tộc thiểu số
Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn Việt Nam phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 111 của Ủy ban Công ước CERD, tháng 11/2023. (Nguồn: Liên hợp quốc)

Nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS

Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về quyền của người DTTS là nội dung được các bên đưa ra tại Bản Kết luận quan sát và trong 2 phiên đối thoại bảo vệ Báo cáo CERD 5.

Những khuyến nghị này đặt ra nhiệm vụ ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường thực thi Công ước CERD và triển khai thực hiện các khuyến nghị của UBCU CERD 2023.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ nâng cao hiệu quả tiếp nhận khiếu nại tố cáo theo hướng thuận tiện, an toàn và tăng tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vi phạm về phân biệt chủng tộc; cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê về thành phần dân số được phân tổ theo DTTS và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của các biện pháp chính sách khác nhau.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng bao gồm việc tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hành các quyền của người DTTS trong hoạt động tố tụng; tăng cường thực thi các chính sách bảo đảm quyền của người DTTS đặc biệt là quyền tiếp cận giáo dục, phát triển kinh tế-xã hội, tạo sinh kế bền vững, bảo tồn phát triển văn hóa DTTS…

Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê tình hình thực hành các quyền của người DTTS cũng sẽ được tăng cường hơn nữa.

Thúc đẩy các quyền của người DTTS thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng

Bà Trần Chi Mai cho rằng, trên thực tế, tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao nhận thức người dân về chống phân biệt đối xử, bình đẳng về quyền con người được sử dụng trong các hoạt động trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền chính sách, thông tin truyền thông. Tuyên truyền là hoạt động được nhiều bộ, ngành thực hiện thường xuyên, tuy nhiên, hiện nay chưa có nội dung tuyên truyền riêng về chống phân biệt chủng tộc, về bình đẳng quyền đặc biệt cho đối tượng người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Do đó, nhóm nhiệm vụ này sẽ tập trung vào thực hiện tuyên truyền, phổ biến Công ước CERD, thành tựu pháp luật và kết quả bảo đảm quyền của người DTTS.

Song song với đó là việc tổ chức các chương trình đào tạo giáo viên và chương trình dạy học thúc đẩy giáo dục nhân quyền – chống phân biệt chủng tộc; phản ánh lịch sử, văn hóa và đóng góp của các nhóm DTTS vào việc xây dựng đất nước; đào tạo các cán bộ thực thi pháp luật, cán bộ công tác ở vùng DTTS&MN về nhân quyền – chống phân biệt chủng tộc, Công ước CERD; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, trợ giúp pháp lý cho người dân DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu các điều ước có liên quan và thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD

Việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023 là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam khẳng định những thành tựu bảo vệ nhân quyền nói chung và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người DTTS, góp phần bác bỏ các luận điệu vu cáo, xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, cũng như tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Do đó, Việt Nam đặt mục tiêu thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo quy định của Công ước CERD và khuyến nghị của UBCU CERD 2023, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để triển khai hiệu quả Công ước CERD.

Tại các cơ chế, diễn đàn song phương, đa phương và quốc tế về quyền con người, Việt Nam cũng triển khai các hoạt động tuyên truyền đối ngoại về quyền con người nói chung và quyền của người DTTS nói riêng để các nước, các tổ chức quốc tế nhìn nhận được đúng nỗ lực của Việt Nam nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của người DTTS.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc cho biết, trong thời gian kể từ sau khi bảo vệ Báo cáo CERD 5, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung công việc nhằm mục đích bảo đảm quyền cho người DTTS và người dân sống ở vùng DTTS&MN.

Ủy ban đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, phối hợp với các bộ ngành, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khẩn trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (tính đến tháng 7/2024, tỷ lệ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 44% kế hoạch năm 2024).

Ủy ban Dân tộc đã tham gia chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh và cấp huyện năm 2024 (tính đến 31/7, có 247/363 huyện đã tổ chức Đại hội với 46.566 đại biểu chính thức và 15.744 đại biểu mời; dự kiến từ nay đến cuối năm, 49 tỉnh, thành phố tổ chức Đại hội cấp tỉnh).

Ngoài ra, Ủy ban đã triển khai điều tra tình hình phát triển kinh tế – xã hội 53 DTTS lần thứ ba (chu kỳ 5 năm 2014-2019). Các Chương trình, chính sách dân tộc đã được khẩn trương triển khai và đạt kết quả tốt.

Nhờ những nỗ lực triển khai của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt được các tiến bộ quan trọng trong thúc đẩy quyền cho người DTTS, đặc biệt là với các quyền như quyền tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, người DTTS được tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo những quy định cụ thể, rõ ràng…

Có thể thấy, việc tiếp tục triển khai các khuyến nghị của UBCU CERD tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung.





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-no-luc-trien-khai-cac-khuyen-nghi-cua-uy-ban-cong-uoc-cerd-nham-bao-dam-quyen-cua-nguoi-dan-toc-thieu-so-283927.html

Cùng chủ đề

Chàng trai vượt qua nghịch cảnh, giành giải ba môn địa lý quốc gia

Bằng không xem khó khăn là cái cớ để sao nhãng việc học tập, mà đã biến thành động lực vươn lên và xuất sắc trở thành học sinh đoạt giải 3 môn địa lý trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025. ...

“Nét Việt Nam” – Khát vọng khơi dậy tình yêu văn hóa lịch sử trong Gen Z

(CLO) Ngày 22/1, tại Hà Nội, dự án “Nét Việt Nam” đã được ra mắt với mục tiêu bảo tồn những giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại các vùng nông thôn. ...

Kiểm tra tuyển sinh vào 11 trường nội trú ở miền núi Thanh Hóa

Do có phản ánh về việc tuyển sinh không đúng quy định, nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa đề nghị ban thường vụ huyện ủy 11 huyện miền núi chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào trường nội trú. ...

Ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của ngoại giao kinh tế trong việc đạt mục tiêu năm 2030: Việt Nam là nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn....

Người con buôn cổ gìn giữ văn hóa dân tộc

(CLO) Buôn cổ M’Liêng nằm ven hồ Lắk, hồ nước ngọt lớn nhất Tây Nguyên. Nơi đây, có những người con dành tình yêu gìn giữ văn hóa dân tộc, đặc biệc ông Y Vế Liêng, buôn M’Liêng 1, xã Đắk Liêng, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, ca sĩ người Mỹ Kyo York gây bất ngờ cho người hâm mộ khi cùng lúc tung ra chùm ca khúc mừng Tết Nguyên đán, với giai điệu vui tươi, giọng hát đẹp.

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc...

Ngày 25/1, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn, theo đó, các con tin dân sự cần phải được thả tự do trước.

Những mẫu điện thoại chụp ảnh đẹp, giá rẻ dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Có rất nhiều mẫu điện thoại hợp túi tiền nhưng có khả năng chụp ảnh tốt giúp người dùng sở hữu những bức ảnh đẹp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới.

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Mövenpick Cam Ranh 5 sao bị tố có giòi trong bình đựng sữa, resort này nói gì?

Du khách đang ăn tại một nhà hàng trong khu Mövenpick resort Cam Ranh (Khánh Hòa) phát hiện nhiều con giòi đang ngoe nguẩy trong bình đựng sữa. Phía resort nói đang tìm hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng. ...

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Sự gia tăng đại diện châu Á trong cuộc đua “giàu có”, đặc biệt là Ấn Độ, đang thúc đẩy sự bùng nổ của du lịch nước ngoài và các doanh nghiệp du lịch cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học này.

Petrolimex chủ động đảm bảo cung ứng xăng dầu dịp Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 25.01.2025, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) về công tác đảm bảo nguồn cung xăng dầu và động viên người lao động Petrolimex trên toàn hệ thống, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nguồn:...

Tăng cường xe phát sóng BTS lưu động dịp Tết nguyên đán

Bộ TT&TT yêu cầu nhà mạng tăng cường xe phát sóng BTS lưu động tại các khu vực tập trung đông người, các khu vực tổ chức lễ hội và bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán. Bộ TT&TT vừa chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo...

Mới nhất