Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền con người theo...

Việt Nam không ngừng nỗ lực bảo vệ quyền con người theo Công ước ICCPR

Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị.

Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976.

Cùng với Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR) và Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR), Công ước ICCPR là một trong ba trụ cột của Bộ luật Nhân quyền quốc tế – nhóm văn kiện nền tảng cho sự hình thành và phát triển các tiêu chuẩn nhân quyền cơ bản trên thế giới.

Nội dung Công ước ICCPR quy định các quyền gắn liền với các cá nhân từ khi sinh ra đến hết cuộc đời (quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn cá nhân, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý xã hội…).

Một số quyền trong Công ước ICCPR sau này được Liên hợp quốc phát triển thành những công ước quốc tế riêng, như: Công ước về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục người khác năm 1984; Công ước về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ em năm 1989…

Việt Nam luôn chú trọng đảm bảo quyền con người luôn trong tiến trình phát triển VOV

Việt Nam nỗ lực bảo vệ quyền con người theo Công ước ICCPR

Việt Nam đã gia nhập Công ước ICCPR vào ngày 24/9/1982. Từ đó đến nay, Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên của Công ước.

Hơn 40 năm gia nhập, Việt Nam đã có những bước phát triển trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về các quyền dân sự, chính trị để thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 40 của Công ước ICCPR, Việt Nam đã 3 lần thực hiện nghĩa vụ nộp báo cáo việc thực thi Công ước ICCPR vào các năm 1989, 2002 và năm 2019.

Trong đó, báo cáo lần 3 việc thực thi Công ước ICCPR của Việt Nam nêu rõ, kể từ khi Việt Nam nộp báo cáo quốc gia lần thứ 2 vào năm 2002, Việt Nam ngày càng chú trọng công tác xây dựng pháp luật và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là sau Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã ban hành rất nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến các quyền dân sự, chính trị, đồng thời liên tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm mục đích ngày càng ghi nhận đầy đủ nhất các quyền này.

Đặc biệt, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người, quyền công dân đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Các văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã ghi nhận hầu hết các quyền dân sự và chính trị; các cơ chế bảo đảm và phát huy các quyền này tại Việt Nam và đã từng bước được đưa vào cuộc sống để người dân được thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị.

Thực tế đã phản ảnh rõ những kết quả đạt được, như các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn được tôn trọng, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử; báo chí ở Việt Nam đã phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội; cơ chế tố tụng được bảo đảm theo hướng công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; một khối lượng lớn nhu cầu liên quan đến vấn đề hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã được giải quyết, trong đó các cơ quan có chức năng của Việt Nam thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, từng bước hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho người dân cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước…

Những thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ và phát huy quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam trong thời gian này cũng được phái đoàn Việt Nam chia sẻ tại Phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam diễn ra các ngày 11 – 12/3/2019.

Đồng thời, phái đoàn Việt Nam cũng cung cấp thêm những thông tin cụ thể để các thành viên Ủy ban Nhân quyền hiểu rõ và chính xác về tình hình thực thi Công ước ICCPR ở Việt Nam; bác bỏ những luận điểm sai trái, không có tính chất xây dựng của một số tổ chức, cá nhân về vấn đề này.

Đại diện Ủy ban Nhân quyền LHQ và đại diện đoàn công tác liên ngành Việt Nam tại phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR ngày 1132019 tại Geneva Thụy Sĩ Ảnh Bộ Tư pháp

Cũng tại phiên họp, đoàn Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thực thi Công ước ICCPR, như: năng lực xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực không cao; các nguồn lực cần thiết dành cho phát triển, an sinh xã hội chưa được bảo đảm bền vững; tác động của những vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng.

Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và đặt ưu tiên cao nhất là tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật và tư pháp, thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật, nhằm tiếp tục cố gắng đạt nhiều thành tựu tốt hơn trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã đánh giá cao việc tham gia và đối thoại của đoàn Việt Nam tại Phiên họp. Các thành viên Ủy ban Nhân quyền cũng ghi nhận những kết quả đáng khích lệ của Việt Nam về thực thi Công ước ICCPR, đồng thời tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và những nỗ lực không ngừng, Việt Nam tiếp tục bảo vệ và phát huy ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân.

Việt Nam hoàn thành nộp báo cáo lần 4

Hiện nay, Việt Nam đã hoàn thành nộp Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4 vào ngày 29/3/2023, theo đúng quy định của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc.

Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 4 tại Việt Nam cung cấp các thông tin chính thức của Nhà nước Cộng hoà xã hội nghĩa Việt Nam, thể hiện những bước phát triển và nỗ lực của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị. Báo cáo phản ánh những tiến bộ của Việt Nam cả về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thực tiễn thực hiện trong giai đoạn 2019 – 2022.

Thông qua Báo cáo, Việt Nam mong muốn thế giới hiểu rõ hơn về những nỗ lực, tiến bộ của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị, cùng với đó, tiếp tục ghi nhận, ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này.

Cùng chủ đề

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên Hợp Quốc, đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc mới trong đối ngoại đa phương của Việt Nam. Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn...

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Đổi mới tư duy, cách làm trong công tác truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền tổ chức hội thảo khoa học “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế...

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội. Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người." Câu...

Hà Nam: Hơn 200 đại biểu tham gia tập huấn tập công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Chiều 12/12, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người năm 2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu hội trường UBND tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố với sự tham dự của hơn 200 đại biểu. Các đại biểu tham dự tại điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại...

ABBANK báo lãi trước thuế tăng 58%

DNVN - Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. ...

Bảo tàng Louvre ở Paris ‘kêu cứu’

(CLO) Bảo tàng Louvre, địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thế giới và là nơi trưng bày bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, đã yêu...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Giá thép hôm nay 25/1: tiếp đà suy yếu

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở...

Mới nhất

Mức đóng BHYT năm 2025