Chiều ngày 1/8/2022, tại Phnôm Pênh, Campuchia đã diễn ra Hội nghị các quan chức cao cấp ngoại giao Hợp tác Mê Công – sông Hằng (MGC) với sự tham dự của các nước Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Hội nghị đánh giá cao những đóng góp tích cực của khuôn khổ MGC đối với hoà bình, phát triển và thịnh vượng của khu vực, nhất là khi các nước thành viên phải đối mặt với nhiều thách thức đan xen, đa chiều.
Các nước thành viên MGC triển khai nhiều dự án và chương trình nâng cao năng lực trong nhiều lĩnh vực như y tế cộng đồng và ứng phó với đại dịch Covid-19, tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối, đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hoá và hỗ trợ dân sinh.
Hội nghị đã trao đổi các lĩnh vực ưu tiên để đẩy nhanh quá trình thực hiện Kế hoạch hành động MGC giai đoạn 2019-2022 sau bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19. Trước tiên là tăng cường kết nối Đông – Tây, đặc biệt là mở rộng tuyến cao tốc Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan sang Campuchia, Lào và Việt Nam.
Hội nghị các quan chức cao cấp ngoại giao Hợp tác Mê Công – sông Hằng. Ảnh: BNG Ưu tiên thứ hai là phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, khoa học tiên tiến. Trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, an ninh y tế tiếp tục là lĩnh vực được các nước ưu tiên, chú trọng cải thiện hệ thống y tế cộng đồng, nghiên cứu và phát triển vắc-xin, dược phẩm và thiết bị y tế. Ngoài ra, các nước đề xuất tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước MGC thông qua các hoạt động văn hoá, du lịch, truyền thông, thể thao và phát triển nguồn nhân lực.
Đoàn Việt Nam đã đề xuất hợp tác MGC giai đoạn hậu đại dịch, chú trọng 4 nhóm vấn đề. Trọng tâm là phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ưu tiên tiếp theo chuyển đổi số, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, qua đó phát triển du lịch thông minh.
Thứ ba, tăng cường năng lực y tế cộng đồng, bảo đảm quyền tiếp cận công bằng và bền vững vắc-xin, dược phẩm và trang thiết bị y tế. Thứ tư là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý bền vững tài nguyên nước, nhất là quản trị hiệu quả, công bằng các dòng sông xuyên biên giới, cảnh báo sớm thiên tai.
Cũng trong ngày 1/8/2022, tại thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia đã diễn ra cuộc họp của các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan. Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam tham dự cuộc họp.
Cuộc họp thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất chương trình nghị sự, chương trình hoạt động của các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao. Kỳ họp AMM này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ là đợt hoạt động cấp Bộ trưởng Ngoại giao quy mô và quan trọng nhất trong năm, mà còn là lần đầu tiên Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và gần 20 đối tác nhóm họp trực tiếp tại khu vực sau 3 năm bị gián đoạn bởi Covid-19.
Trong 4 ngày tới, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác sẽ tham dự hơn 20 hoạt động trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, xây dựng định hướng phát triển Cộng đồng ASEAN sau 2025, kiểm điểm và định hướng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác và trao đổi về tinh hình quốc tế và khu vực.
Các Trưởng SOM ASEAN cũng đã rà soát tiến độ đàm phán, xây dựng các văn kiện dự kiến sẽ trình lên các Bộ trưởng Ngoại giao, trong đó có Thông cáo chung AMM-55, Kế hoạch hành động Tăng cường triển khai Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và các báo cáo cập nhật tình hình triển khai kế hoạch hành động hợp tác giữa ASEAN với các đối tác.
Cũng tại cuộc họp, các nước đã trao đổi về những ưu tiên của ASEAN trong năm 2022, khẳng định cam kết ủng hộ Chủ tịch Campuchia thực hiện thành công các ưu tiên đề ra, cập nhật tình hình hợp tác giữa ASEAN với các đối tác và trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế.
Ngày 2/8/2022, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ bắt đầu các hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ AMM-55 và các hội nghị liên quan, gồm Hội nghị Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và Đối thoại giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các Đại diện Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR).
Bảo Anh
Bình Phước trao tặng kinh phí cho lực lượng bảo vệ biên giới của 2 tỉnh tiếp giáp là Tbong Khmum và Kratie (Campuchia)
Tại khu vực cột mốc 76, lối mở Lộc Tấn – Tuần Lung, Đồn biên phòng Lộc Thiện và cột mốc 69, Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình…
Trao giải thể thao và hoạt động giao lưu văn nghệ giữa công an 6 tỉnh biên giới Việt Nam – Lào
Tối 28/7/2022, tại Công an tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra lễ bế mạc, trao giải thể thao và hoạt động giao lưu văn nghệ giữa Công an 6 tỉnh của hai nước Việt Nam – Lào…
Trao đổi kinh nghiệm công tác dân vận quần chúng giữa hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào)
Sáng 29/7, hội đàm trao đổi kinh nghiệm công tác dân vận quần chúng giữa hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet (Lào) đã được tổ chức tại thành phố Đông Hà.
Kiên Giang và tỉnh Kampot (Campuchia) phối hợp đảm bảo an toàn đường biên mốc giới, an ninh trật tự
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, sáng ngày 28/7/2022 tại TP Kampot, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang…
Thúc đẩy mối quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa hải quân Việt Nam và hải quân Hàn Quốc
Sáng 28/7, tại Hà Nội, Đại tá Kim Dae Young, Tùy viên Quốc phòng Hàn Quốc tại Việt Nam đã đến chào xã giao và trao đổi một số nội dung hợp tác giữa Hải quân…
Sơn La và tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Bang (Lào) tăng cường phối hợp hai bên biên giới
Ngày 27/7, Đoàn công tác của Ban Tuyên huấn tỉnh Hủa Phăn do Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Tuyên huấn Tống Ly Tênh làm Trưởng đoàn và Đoàn công tác của Ban Tuyên…