Trang chủNewsThời sựViệt Nam có thể trở thành điểm đến của sinh viên quốc...

Việt Nam có thể trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế?

Trước thực tế một số quốc gia lân cận ngày càng thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, các trường ĐH tại VN đang từng bước thực hiện mục tiêu trở thành điểm đến của sinh viên các nước.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ GD-ĐT, hiện có gần 22.000 sinh viên (SV) nước ngoài đang học tập ở VN, cao nhất trong 9 năm qua. Tuy nhiên, số lượng này vẫn còn rất hạn chế so với mục tiêu mà giáo dục ĐH đặt ra trước đó. Chưa kể có tới 80% đến từ Lào, Campuchia và có tới 4.000 SV học theo diện hiệp định.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006-2020 đặt ra mục tiêu VN thu hút số lượng SV là người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu đạt tỷ lệ 5% tổng số SV cả nước vào năm 2020. Với tỷ lệ này, năm 2020 con số phải là 95.300 SV và với quy mô hiện tại của giáo dục ĐH thì SV nước ngoài phải đạt hơn 100.000.

Vì thế, hiện nay nhiều trường ĐH đặt ra mục tiêu thu hút người học trong khu vực và trên thế giới.

Việt Nam có thể trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế?- Ảnh 1.

Sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM học ở thư viện. Hiện có khoảng 200 sinh viên quốc tế tham gia các chương trình trao đổi tại ĐH này

ẢNH: HÀ ÁNH

BẮT ĐẦU TỪ CHƯƠNG TRÌNH TRAO ĐỔI SV

PGS-TS Bùi Quang Hùng, Phó giám đốc ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết việc thu hút SV quốc tế đến học là một trong những mục tiêu mà trường đang hướng tới. Trước mắt, trường thực hiện các chương trình trao đổi SV với việc đưa SV của trường ra nước ngoài và đón SV từ các nước Đông Nam Á, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Đức… đến học tập trong thời gian từ 3 – 6 tháng.

Đến thời điểm này, có khoảng 200 SV quốc tế của 13 quốc gia, vùng lãnh thổ từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ đến ĐH Kinh tế TP.HCM học tập trong các lĩnh vực như kinh tế, kinh doanh, kiến trúc, quy hoạch, công nghệ, thiết kế… trong các chương trình trao đổi. Căn cứ vào nội dung hoạt động mà đối tác đưa ra, trường đã thiết kế chương trình đào tạo ngắn hạn đáp ứng đúng yêu cầu, SV học xong đều được kiểm tra, đánh giá và công nhận. Việc trao đổi này có khi là 2 bên miễn phí cho SV theo tỷ lệ 1 – 1, hoặc nếu không thì ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ thu học phí theo mức của trường cộng với phí của các hoạt động bổ sung.

Tại Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), PGS-TS Đoàn Ngọc Phi Anh, Phó hiệu trưởng, cho rằng hoạt động trao đổi SV quốc tế luôn được trường coi trọng và xem đây là yếu tố then chốt trong tiến trình hội nhập giáo dục và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

“Trung bình mỗi năm, trường đón gần 30 SV quốc tế tham gia các chương trình trao đổi ngắn hạn, thực tập và giao lưu văn hóa. SV quốc tế có các ngành học đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, trong đó có một số đối tác truyền thống ở Hàn Quốc, Đức và Pháp. Kết quả học tập của SV trong chương trình trao đổi từ 1 đến 2 học kỳ tại trường được các đối tác quốc tế công nhận và tích hợp vào chương trình đào tạo của SV”, PGS-TS Phi Anh thông tin.

Mới đây, Trường ĐH Tài chính – Marketing đón SV ngành du lịch Malaysia sang học một học phần trong vòng 2 tháng. PGS-TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: “Để thực hiện được việc đào tạo này, trường đã có ký kết hợp tác và thống nhất chương trình để 2 bên có thể công nhận tín chỉ lẫn nhau, SV dễ dàng chuyển điểm. Ngoài ra, nếu SV nước ngoài cần đánh giá, chứng nhận những chương trình trải nghiệm theo yêu cầu của trường ĐH, trường cũng sẽ thiết kế chương trình trải nghiệm và đánh giá phù hợp, dựa vào quy định của Bộ GD-ĐT về điểm rèn luyện”.

Các trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Bách khoa TP.HCM, Quốc tế TP.HCM đều đang thực hiện các chương trình trao đổi SV quốc tế.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC

Hằng năm, Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM cũng đón hơn 100 SV quốc tế đến tham gia học tập các chương trình khác nhau từ ngắn hạn 1-2 tuần đến dài hạn 1 năm. Với chương trình dài hạn, trường cung cấp 2 chương trình chính gồm học ngôn ngữ và văn hóa VN, được giảng dạy bằng 3 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Hàn và tiếng Nhật. Đối với chương trình trao đổi ngắn hạn, trường thực hiện với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Ba Lan, Đức, Tây Ban Nha. SV quốc tế có thể lựa chọn các ngành học như quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng, kinh doanh quốc tế, ngôn ngữ Anh, quản trị du lịch và nhà hàng khách sạn…

Trong khi đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mỗi năm có khoảng 40 – 50 SV quốc tế nhập học chính quy, đa phần đến từ Lào, Campuchia và một số đến từ Philippines, Đài Loan, với các ngành như y khoa, dược học, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế.

Còn Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM nhiều năm qua đều có SV đến từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… học nhiều chương trình, học phần khác nhau theo chương trình trao đổi SV trong vòng 1-2 học kỳ. Đối với chương trình giao lưu quốc tế, trại hè, trại đông, các học bổng học thuật hay hội nghị thì thời gian trao đổi từ 1 – 3 tuần với 50 – 100 SV quốc tế mỗi năm. Mới đây nhất, trường đã thành lập Trung tâm sự kiện Tây Ban Nha để làm nơi tổ chức các buổi tiếp đón các đơn vị từ Tây Ban Nha như doanh nghiệp, trường ĐH… đến trường hợp tác và làm việc.

Việt Nam có thể trở thành điểm đến của sinh viên quốc tế?- Ảnh 2.

Sinh viên nước ngoài học tập theo chương trình trao đổi ở ĐH Kinh tế TP.HCM

ẢNH: UEH

ĐIỀU KIỆN ĐỂ THU HÚT SV QUỐC TẾ ĐẾN HỌC TOÀN THỜI GIAN

Những chương trình trên là tiền đề quan trọng cho mục tiêu mà các trường đang hướng đến là trở thành điểm đến du học toàn thời gian (full-time) cho SV trong khu vực và trên thế giới.

PGS-TS Bùi Quang Hùng cho rằng để có thể tổ chức học toàn thời gian cho SV quốc tế, chương trình đào tạo cần phải được đồng bộ và chuẩn hóa từ việc giảng dạy, kiểm tra, thi cử. Bên cạnh đó là cơ sở vật chất, vấn đề quản trị… cũng phải đầu tư đồng bộ. “Đặc biệt, việc kiểm định quốc tế hay là có tên trong bảng xếp hạng quốc tế uy tín là yếu tố quan trọng. Các trường ĐH trên thế giới chỉ hợp tác với những đơn vị “cùng đẳng cấp”. Bên cạnh đó, SV nước ngoài nếu có ý định đến VN du học chắc chắn sẽ lựa chọn những trường ĐH đã được kiểm định hoặc có xếp hạng”, PGS-TS Hùng nhận định.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, nhận định thu hút SV quốc tế là một bước đi chiến lược với xu hướng quốc tế hóa giáo dục hiện nay, cần phải có kế hoạch chuẩn bị lâu dài và kỹ lưỡng về nhiều mặt. Đó là đầu tư vào chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ SV và tăng cường hợp tác quốc tế. “Đặc biệt việc các chương trình đào tạo đạt được kiểm định chất lượng quốc tế là yếu tố rất quan trọng, chứng minh chất lượng đào tạo của trường đạt tiêu chuẩn toàn cầu, tạo sự tin tưởng cho các trường đối tác và SV quốc tế”, ông Tuấn cho hay.

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, nhận định: “Chắc chắn trong tương lai trường ĐH tại VN có thể trở thành điểm đến để SV nước ngoài lựa chọn du học nếu như năng lực đội ngũ, chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế và môi trường học tập, phòng thực hành, thí nghiệm, chỗ lưu trú… cũng phải đáp ứng được yêu cầu cho SV quốc tế”.

TP.HCM đặt mục tiêu trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo

Ngày 24.1.2024, UBND TP.HCM đã có quyết định về việc thành lập tổ công tác và tổ giúp việc triển khai thực hiện đề án xây dựng TP.HCM thành trung tâm quốc tế về giáo dục và đào tạo thu hút SV khu vực và thế giới.

Đề án này được UBND TP.HCM phối hợp với Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường ĐH trên địa bàn thành phố cùng triển khai thực hiện. Theo đề án, TP.HCM sẽ trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực và thế giới; góp phần đào tạo nhân lực bậc ĐH và sau ĐH có trình độ quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH, sau ĐH về các lĩnh vực chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn quốc tế để thu hút SV khu vực và quốc tế học tập tại thành phố.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-co-the-tro-thanh-diem-den-cua-sinh-vien-quoc-te-18524101420514351.htm

Cùng chủ đề

Ưu bà Phạm Thị Trân – bà Tổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu Việt Nam

VHO - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Hội thảo không chỉ là dịp để nghiên cứu, nhìn lại và tôn vinh một nhân vật lịch sử đặc biệt - người có đóng góp to lớn đối với nền văn hóa, văn học nghệ thuật dân tộc, mà còn là cơ hội để cùng nhau suy ngẫm về trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị...

Hải quân Việt Nam – Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan. Hải quân...

Củng cố vị thế điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 cũng như giai đoạn sau đó. ...

Đổi mới sản phẩm du lịch theo xu hướng toàn cầu

Định hình và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo để tạo hiệu quả cao cho các liên kết du lịch là nội dung được thảo luận tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 tại Hà Nội, diễn ra vào ngày 28/3. Sự kiện do Sở Du lịch TP Hà Nội và Ban Thư ký Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố toàn...

Mỹ thu hồi thị thực của hơn 300 sinh viên quốc tế

Mỹ đang triển khai chương trình thu hồi thị thực, được cho là nhằm vào những sinh viên bị coi là có lập trường ủng hộ lực lượng Hamas trong xung đột Gaza. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

Vòng tuần hoàn nước toàn cầu đang bị phá vỡ lần đầu tiên lịch sử

(CLO) Một báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế Nước Toàn cầu đã cảnh báo về việc con người đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chu trình nước toàn cầu, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại. ...

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi-đối tượng áp dụng chính sách đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi...

‘6 điều hơn’ trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản sau 50 năm thiết lập quan hệ

Điểm lại những dấu mốc và thành quả lớn trong 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với nhiều bước tiến vượt bậc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có "6 điều hơn": Tình cảm sâu sắc hơn; sự chân thành được cảm nhận rõ hơn; tin cậy cao hơn; hiệu quả và thực chất hơn; hợp tác ngày càng mở rộng hơn về phạm vi, quy mô; ngày càng hiểu nhau và yêu quý nhau...

Bài học kinh nghiệm qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng N

Vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm lãnh đạo công tác kiểm tra để vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại và nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước; một số cán bộ, lãnh đạo vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng, giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động...

Mới nhất