Trang chủNewsThời sự'Việt Nam có 37 làng ung thư thì 10 làng nguồn nước...

‘Việt Nam có 37 làng ung thư thì 10 làng nguồn nước ô nhiễm nặng’


Góp ý về việc cấp nước sạch cho người dân, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân cho rằng nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của người dân. 

'Việt Nam có 37 làng ung thư, thì 10 làng nguồn nước ô nhiễm nặng' - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương)

Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận nước máy hiện nay chỉ chiếm khoảng 52%; đặc biệt, tỷ lệ này ở thành thị là 84,2%, trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8%. 

Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Việt Nam có khoảng 52% trẻ em, tương đương với 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. 

Đặc biệt, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có 37 làng ung thư, trong đó có đến 10 làng ung thư có nguồn nước bị ô nhiễm nặng, con số này là rất đáng báo động. “Người dân có quyền được tiếp cận nước sạch và Chính phủ có trách nhiệm đối với nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”, bà Xuân nêu. 

Nữ đại biểu cũng đề xuất bổ sung nội dung: “Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển, quản lý hệ thống cấp nước sạch cho người dân; đầu tư hệ thống cấp nước sạch liên xã, liên huyện, liên tỉnh và hệ thống cấp nước sạch cho toàn vùng; quy định phạm vi trách nhiệm bảo vệ công trình cấp nước cho cộng đồng”. 

Đồng thời, bà cũng kiến nghị quy định trách nhiệm của các công ty cấp nước sạch, nhất là bồi thường thiệt hại cho người dân. Bà Xuân dẫn chứng tại Phần Lan, việc ngừng cấp nước, các sự cố về nước và quản lý rủi ro về nước được xác định bằng cách tính tổng số thời gian ngừng cấp nước trong một năm. Người sử dụng có thể yêu cầu đền bù chi phí cấp nước tối thiểu 2% nếu số thời gian này vượt quá 12 giờ trong năm. 

Cùng quan điểm này, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, nguồn nước tự nhiên của đất nước ta hiện nay có chiều hướng suy giảm và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do tác động của thiên nhiên và con người gây ra.

Ông đề nghị cần bổ sung thêm các chính sách cụ thể như đầu tư cho các hồ, đập tích trữ nước, hạn chế tối đa xây dựng đập thủy điện; ứng dụng công nghệ tái chế nước sinh hoạt, nước mưa, cải tạo nước biển thành nước ngọt.

Đặc biệt, về quy định các hành vi cấm trong dự thảo, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, thời qua qua việc xử lý rất khó khăn. Mặc nhận cho rằng nước rất phong phú, vô tận, sử dụng, khai thác không biết bao giờ hết cho nên các hình thức xử phạt thiếu nghiêm minh; nhiều nơi không có xử phạt dẫn tới ý thức chấp hành của người dân rất hạn chế. 

Vì thế, ông đề nghị có biện pháp xử lý nghiêm để nêu gương, phòng ngừa như là xả nước thải chưa xử lý ra môi trường, hủy hoại nước do sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, khai thác mạch nước ngầm vô tội vạ.

Mặt khác, thời gian qua, nước bị ô nhiễm, các sinh vật sống dưới nước bị hủy diệt hoặc bị ảnh hưởng chất lượng sống xuất phát từ các loại hóa chất này gây ra. Cho nên cần quy định có ô nhiễm môi trường nhưng ở mức độ nào và tác động môi trường ra sao thật cụ thể, thật sự khách quan.

Nước của các dòng sông đi qua rất nhiều địa phương, vì thế các địa phương cũng phải tham gia cùng để điều tiết các lưu vực sông này. Chưa kể, 60% nước của Việt Nam là từ nước ngoài chảy vào, cần cả sự phối hợp tốt giữa các địa phương và cơ quan T.Ư.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh

Giải trình cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, luật Tài nguyên nước sửa đổi phải đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về quản lý, về bảo vệ, về sử dụng tài nguyên nước và đặc biệt là đảm bảo về an ninh nguồn nước. 

“Nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến an ninh nguồn nước, đặc biệt hiện nay biến đổi khí hậu tác động rất lớn. Luật Tài nguyên nước sửa đổi phải làm thế nào đảm bảo được về an ninh nguồn nước”, ông Khánh nêu.

'Việt Nam có 37 làng ung thư, thì 10 làng nguồn nước ô nhiễm nặng' - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh

Dự thảo luật sẽ rà soát các giải pháp, có giải pháp về tiết kiệm nước, sử dụng nước và sử dụng khoa học cách quản trị về tuần hoàn nước. “Chúng ta phải giữ được nước. Chúng ta là quốc gia biển, hạn hán, thiếu nước về mùa khô, bị lũ vào mùa mưa nên việc điều tiết, quản lý, sử dụng nước đảm bảo hiệu quả rất quan trọng”, Bộ trưởng Khánh nhấn mạnh.

Về ý kiến phục hồi tài nguyên nước, theo lãnh đạo Bộ TN-MT, nếu các dòng sông “chết” thì làm sao tạo được dòng chảy, làm sao chống được ô nhiễm môi trường? Vì vậy, phải khắc phục tác hại, phục hồi các tài nguyên nước; tiếp tục nghiên cứu các chức năng về phòng, chống, thoát lũ, chứa lũ để điều hòa chống úng, chống ngập đô thị, lũ ở các địa phương, ở các dòng sông.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ TN&MT hướng dẫn triển khai Luật Tài nguyên nước

Bộ TN&MT vừa ban hành Văn bản số 3263/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước. Để triển khai Luật Tài nguyên nước, Chính phủ đã Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới...

Quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước

(Chinhphu.vn) - Tại Chương III, Nghị định 53/2024/NĐ-CP nêu rõ quy định về việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và ngưỡng khai thác nước dưới đất, khoanh vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ có diện tích mặt nước từ 02 ha trở lên Nghị định quy định, nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nguồn nước quy định tại khoản 2 Điều...

Xử lý ô nhiễm hệ thống kênh rạch giáp ranh: Các địa phương cùng chung tay

TPHCM đã và đang nỗ lực làm sạch các dòng kênh đen nhằm giảm tối đa ô nhiễm môi trường, đem đến chất lượng sống tốt hơn cho người dân. Tuy nhiên, vì một số sông suối, kênh rạch lại chảy thông qua nhiều địa bàn nên muốn có kết quả tốt cần sự quyết liệt chung tay của các địa phương. Chưa thể đấu nối xử lý nước thải Theo...

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15. Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 được Quốc hội Khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước kịp thời, đồng bộ,...

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Ông Thích Minh Tuệ ‘tự nguyện dừng đi bộ khất thực’

(Dân trí) - Trưa 3/6, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) thông tin, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) đã tự nguyện dừng việc đi bộ khất thực. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Anh Tú (Thích Minh Tuệ) sinh năm 1981 tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; hiện không có địa chỉ cư trú...

An ninh thắt chặt tại phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

(Dân trí) - Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. An ninh khu vực tòa án được thắt chặt. Xe chở phạm nhân vụ Vạn Thịnh Phát được đưa đến tòa từ sớm (Video: Cao Bách) Khoảng 5h30 sáng 19/9, lực lượng công an đã có mặt tại TAND TPHCM để chuẩn bị an ninh cho phiên tòa xét xử bị cáo Trương...

Việt – Mỹ trở thành hình mẫu trong quan hệ quốc tế về sự hàn gắn

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, ký Hiệp định thương mại song phương, trở thành Đối tác Chiến lược, nâng lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Việt Nam - Mỹ được coi là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Chiều tối 22/9 theo giờ địa phương, tại trụ sở Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt thân mật với các bạn...

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống; Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản; tăng cường nhận...

Vinh quang Việt Nam 2023: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà

Vinh quang Việt Nam 2023 - PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng là tấm gương điển hình về khơi dậy khát vọng phát triển đất nước theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong giai đoạn 2021-2023, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nhiều lần vinh dự được Đảng và Nhà nước vinh danh vì đã có những đóng góp cho ngành giáo dục. Ảnh: HUST “Tôi rất vui mừng khi biết...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tiếp nhận hiện vật giá trị

VHO - Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025), sáng 14.5.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức Lễ tiếp nhận hiện vật lọ hoa do gia đình ông Vũ Thanh Tùng trân trọng trao tặng. Trân trọng cảm ơn tình cảm và...

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở