Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổViệt Nam chính thức hoàn thiện toàn bộ đường cơ sở dùng...

Việt Nam chính thức hoàn thiện toàn bộ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ Bắc xuống Nam

Ngày 21/2/2025, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, đánh dấu việc từ nay, đường cơ sở của Việt Nam chính thức được hoàn thiện toàn bộ từ Bắc xuống Nam.

Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ
Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Ngày 21/2/2025, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, đánh dấu việc từ nay, đường cơ sở của Việt Nam chính thức được hoàn thiện toàn bộ từ Bắc xuống Nam, từ cửa sông Bắc Luân tiếp giáp với Trung Quốc đến Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam lần đầu tiên được công bố tại Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ. Khi đó, đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam là đường cơ sở thẳng gồm 11 đoạn, nối liền từ Điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở Việt Nam và Campuchia ở giữa đoạn thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và đảo Wai của Campuchia, đi qua các điểm cơ sở tại các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam kéo đến điểm A11 ở đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị. Tại Tuyên bố ngày 21/02/2025, Chính phủ đã công bố phần còn lại của đường cơ sở là đoạn nằm trong Vịnh Bắc Bộ.

Theo đó, đường cơ sở tiếp tục được nối từ Điểm A11 tại đảo Cồn Cỏ qua các điểm Hòn Gió Lớn (Điểm A12), Hòn Chim (Điểm A13), Hòn Mắt Con (Điểm A14), Đảo Hòn Mê (Điểm A15), Đảo Long Châu Đông (Điểm A16), Đảo Hạ Mai (Điểm A17, Điểm A18), Đảo Thanh Lam (Điểm A19, Điểm A20), Hòn Bồ Cát (Điểm A21, Điểm A22), Đảo Trà Cổ (Điểm A23) đến Điểm A24 là Điểm số 1 của đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Bạch Long Vĩ là đường cơ sở thông thường theo ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển của đảo; ranh giới ngoài lãnh hải tại khu vực cửa sông Bắc Luân là đường nối 9 điểm theo đường phân định lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc và điểm 10 có tọa độ xác định trên vùng biển Việt Nam.

Vịnh Bắc Bộ là vùng biển nửa kín, có nhiều nơi bị chia cắt, nhiều khu vực với nền địa chất không ổn định, thường xuyên bị bồi lắng, thay đổi theo mùa. Khu vực Vịnh Hạ Long với 1.969 hòn đảo lớn nhỏ đan xen, trải rộng trên vùng biển khoảng 1.600km2 đã tạo ra hoàn cảnh địa lý đặc biệt, rất phức tạp.

Ven bờ biển Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam có các đảo chạy dọc theo bờ biển (Hòn Ông, Hòn Chim, Hòn Mê…), khoảng cách từ các đảo này đến bờ biển nhỏ hơn 12 hải lý và khoảng cách liên tiếp giữa các đảo này không quá lớn, cùng với các đảo, đá nhỏ phía ngoài cùng của Vịnh Hạ Long tạo thành một chuỗi đảo.

Vùng nước phía trong Vịnh Hạ Long và các đảo ven bờ biển Vịnh Bắc Bộ có độ gắn bó mật thiết đủ để tạo thành nội thủy của Việt Nam. Điều kiện tự nhiên này của Vịnh Bắc Bộ đáp ứng các tiêu chí được nêu tại Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 về việc vạch đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vận dụng các quy định của Điều 5, Điều 7, Điều 14 UNCLOS 1982, xét trên hoàn cảnh địa lý thực tế của Vịnh Bắc Bộ, Chính phủ Việt Nam đã xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Theo cách xác định ở trên, đường cơ sở này với các điểm cơ sở được xác định tại các đảo ngoài cùng, chạy dọc theo bờ biển và cách bờ biển không quá 12 hải lý đã bám sát theo hình dạng chung của bờ biển Vịnh Bắc Bộ và đường cơ sở đảo Bạch Long Vĩ theo ngấn nước thủy triều thấp nhất quanh đảo. Về cơ bản, đường cơ sở này được xác lập phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982.

Tàu đánh cá của ngư dân ra khơi trên biển An Bàng, tỉnh Quảng Nam. (Nguồn: bienphong)
Tàu đánh cá của ngư dân ra khơi trên biển An Bàng, tỉnh Quảng Nam. (Nguồn: bienphong)

Việc xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là việc làm cần thiết bởi Tuyên bố ngày 12/11/1982 của Chính phủ mới chỉ xác định đường cơ sở của Việt Nam xuất phát từ vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia đến đảo Cồn Cỏ, chưa quy định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ do khi đó, Vịnh Bắc Bộ được coi là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, trong đó hai bên thừa nhận Vịnh Bắc Bộ có đầy đủ các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) theo quy định của UNCLOS 1982.

Sau khi Hiệp định này có hiệu lực vào năm 2004, Vịnh Bắc Bộ không còn là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy như Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải năm 1982 nữa.

Do vậy, Việt Nam cần xác định đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ để làm căn cứ xác định ranh giới ngoài của các vùng biển ở khu vực này, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các hoạt động trên biển của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.

Việc Chính phủ Việt Nam xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ đã đáp ứng nhu cầu cần thiết nêu trên. Đây là hoạt động bình thường nhằm thực thi quyền của quốc gia ven biển theo quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam là thành viên.

Hoạt động này cũng căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam nêu tại Điều 8 Luật Biển Việt Nam: “Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.

Đối với Việt Nam, việc xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ mang ý nghĩa quan trọng. Đây là căn cứ để xác định ranh giới các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được hưởng theo quy định của luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; giúp củng cố thêm cơ sở pháp lý để thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; bảo đảm các quyền và lợi ích của Việt Nam và không ảnh hưởng đến Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.

Việc công bố đường cơ sở trong Vịnh Bắc Bộ giúp hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lãnh thổ đất liền Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi các nhiệm vụ quản lý vùng biển của Việt Nam, trong đó có khu vực Vịnh Bắc Bộ, góp phần phục vụ công tác phát triển kinh tế biển bền vững và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Như vậy, việc Chính phủ Việt Nam xác định và công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ không chỉ là hoạt động thực thi quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên UNCLOS 1982 mà còn là căn cứ quan trọng để xây dựng và phát triển Vịnh Bắc Bộ thành vùng biển an toàn, hòa bình, hợp tác và phát triển.

Ba nước AUKUS tập trận chung ở Biển Đông Ba nước AUKUS tập trận chung ở Biển Đông

Hồi tuần trước, các lực lượng hải quân của Mỹ, Australia và Anh – các nước tham gia hiệp ước an ninh 3 bên AUKUS …

Mỹ tăng cường bay do thám ở Biển Đông, khẳng định cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở Mỹ tăng cường bay do thám ở Biển Đông, khẳng định cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Theo báo cáo mới nhất từ tổ chức Sáng kiến thăm dò tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), Mỹ đã gia tăng đáng kể …

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Đoàn kết, bao trùm và tự cường giữa 'mênh mông biến động' sẽ tạo nên giá trị thương hiệu của ASEAN Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Đoàn kết, bao trùm và tự cường giữa ‘mênh mông biến động’ sẽ tạo nên giá trị thương hiệu của ASEAN

‘Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ dần dần tạo ra dấu ấn, thương hiệu, được củng cố, định hình và phát huy. Chỉ khi đó, …

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Oman Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ dự Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 8 tại Oman

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định, sự kết nối của biển và đại dương là một trụ cột căn bản cho hòa …

Thủ tướng Malaysia tiếp kiến Quốc vương Brunei: Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông Thủ tướng Malaysia tiếp kiến Quốc vương Brunei: Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông, khủng hoảng Myanmar và thương mại nội khối ASEAN là những chủ đề được Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Quốc …





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-chinh-thuc-hoan-thien-toan-bo-duong-co-so-dung-de-tinh-chieu-rong-lanh-hai-viet-nam-tu-bac-xuong-nam-305169.html

Cùng chủ đề

Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao, căn cứ Nghị quyết số 68 ngày 14/2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. ...

Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng tính lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

(NLĐO)- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là căn cứ để xác định ranh giới và phạm vi các vùng biển của Việt Nam. ...

Úc và Trung Quốc chỉ trích nhau về vụ bắn pháo sáng tại Biển Đông

Úc tố cáo chiến đấu cơ Trung Quốc đã có hành động không an toàn với máy bay tuần biển Úc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh có phát ngôn phản đối. ...

Australia: Máy bay chiến đấu Trung Quốc thiếu chuyên nghiệp ở Biển Đông

(Dân trí) - Australia đã bày tỏ quan ngại về hành động tương tác "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp" của máy bay quân sự Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Quốc phòng Australia cho biết một máy bay chiến đấu J-16 của quân đội Trung Quốc đã "thả pháo sáng ở cự ly gần" với máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Australia khi máy bay này đang "tiến hành tuần tra trinh sát...

Philippines muốn mua 2 tàu ngầm, hé lộ hoạt động chung với Mỹ ở Biển Đông

Philippines đang tìm cách mua thêm vũ khí để hiện đại hóa kho vũ khí của mình, trong đó có tên lửa BrahMos bổ sung từ Ấn Độ và ít nhất 2 tàu ngầm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga đặt mục tiêu sở hữu các công nghệ lõi, dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học

Nga đặt mục tiêu đi đầu trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ trọng yếu, không chỉ phát triển mà còn sở hữu các công nghệ lõi để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô.

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Giá cà phê robusta tăng mạnh phiên cuối tuần, giới đầu cơ thao túng thị trường, dự báo sản lượng dồi dào vào năm...

Giá cà phê robusta được dự báo sẽ kết thúc năm 2025 ở mức 4.200 USD/tấn, giảm 28% so với mức đóng cửa hôm 12/2, tương ứng mức giảm 14% trong năm. Dự báo bình quân cho giá cà phê arabica vào cuối năm 2025 là 2,95 USD/lb giảm 30% so với mức đóng cửa hôm 12/2 và giảm 6% so với cuối năm 2024, theo Reuters.

Người dùng có thể tạo video từ công cụ AI của Google

Nếu được tích hợp, người dùng có thể dễ dàng tạo ra những video đơn giản từ văn bản hoặc hình ảnh, giống với cách thức mà các công cụ tạo video AI khác như RunwayML và Pika Labs đang thực hiện.

Năm 2025, Học viện Cảnh sát Nhân dân tuyển sinh 530 chỉ tiêu

Trong số 530 chỉ tiêu năm 2025, Học viện Cảnh sát Nhân dân tuyển 477 nam, 53 nữ. Phạm vi tuyển sinh phía Bắc tính từ Huế trở ra, được chia thành 4 vùng.

Bài đọc nhiều

Philippines-Nhật Bản đồng lòng khẳng định cam kết tự do hàng hải, Bắc Kinh-Manila tố nhau

Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Año đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Okano Masataka để thảo luận về việc hợp tác an ninh.

Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông, khủng hoảng Myanmar và thương mại nội khối ASEAN là những chủ đề được Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đề cập trong cuộc gặp tại Istana Nurul Iman (Brunei), ngày 18/2.

Hải quân Vùng 5: làm tốt công tác chuẩn bị huấn luyện

Đây là kết quả được ghi nhận tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2025 tại Lữ đoàn 127 và Trung đoàn 551 của đoàn công tác số 1 (Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân) diễn ra sáng ngày 18/2 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tại buổi làm việc, Đoàn đã tiến hành kiểm tra các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Trong...

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam 46 năm đã qua (17/2/1979 – 17/2/2026), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của của dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện tại các đơn vị

Sáng 18/2, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác số 1 của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị huấn luyện năm 2025 tại Lữ đoàn 127 và Trung đoàn 551.

Cùng chuyên mục

Ý nghĩa và sự phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 21/2, Chính phủ Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là hoạt động chính đáng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và phù hợp với Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Gần 90.000 cây xanh được trồng trên quần đảo Trường Sa

Ngày 21/2/2025, tại Thành phố Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình “Xanh hóa Trường Sa” giai đoạn 2021-2024 và triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2025-2027. Chương trình "Xanh hóa Trường Sa" được Bộ Tư lệnh Quân chủng triển khai từ năm 2021 với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến...

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563

Tuần đầu trong quân ngũ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 563 Năm 2025, Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới (CSM) đến từ các tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang. Những ngày qua, ngoài được đơn vị quán triệt, phổ biến các quy định,...

Thảo luận hàng loạt vấn đề khu vực, thúc đẩy sớm hoàn thiện COC về Biển Đông

Tranh chấp Biển Đông, khủng hoảng Myanmar và thương mại nội khối ASEAN là những chủ đề được Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah đề cập trong cuộc gặp tại Istana Nurul Iman (Brunei), ngày 18/2.

Philippines-Nhật Bản đồng lòng khẳng định cam kết tự do hàng hải, Bắc Kinh-Manila tố nhau

Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Año đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Okano Masataka để thảo luận về việc hợp tác an ninh.

Mới nhất

Apple gỡ bỏ tính năng bảo vệ dữ liệu tại Anh

Apple vừa hủy bỏ tính năng mã hóa bảo mật tiên tiến nhất đối với dữ liệu đám mây tại Anh, động thái chưa từng có đối với yêu cầu từ chính phủ về quyền truy cập vào dữ liệu người dùng. ...

Táo, lê Hà Lan tìm đường đến Việt Nam

Để đáp ứng thị hiếu của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan đã nghiên cứu các sản phẩm trái cây có hương vị ngọt, từng bước thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp, Thủy sản, An ninh lương thực và Thiên nhiên của Hà Lan, hiện nay,...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/02): Lao dốc

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/02): Giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm sau đợt tăng mạnh, giao dịch quanh mốc 91 triệu đồng/lượng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần...

Thành ủy Huế công bố nhiều quyết định cán bộ quan trọng

(NLĐO) - Thành uỷ Huế đã có nhiều quyết định quan trọng về công tác cán bộ và thành lập, sáp nhập các...

Mới nhất