Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Việt Nam chỉ loanh quanh vài đại học được xếp hạng thế...

‘Việt Nam chỉ loanh quanh vài đại học được xếp hạng thế giới’


Chỉ 5-6 trường Việt Nam góp mặt trong các bảng xếp hạng đại học thế giới, thấp hơn nhiều so với Malaysia, Thái Lan nên cần cải thiện, theo một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại Diễn đàn về Khoa học sư phạm và Giáo dục năm 2023 do trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức sáng 27/10 tại Hà Nội, thạc sĩ Ngô Tiến Nhật, Viện Đảm bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kết quả nghiên cứu về xếp hạng quốc tế của các đại học Việt Nam.

Theo ông Nhật, từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu có 2-3 đại diện xuất hiện trong bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới của QS (Quacquarelli Symonds) và THE (Times Higher Education), đứng hạng 801-1.000. Năm năm tiếp theo, số trường được xếp hạng tăng lên cao nhất 6.

“Số đại học tham gia xếp hạng tăng, nhưng không nhiều, loanh quanh chỉ 5-6 trường, gồm hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, Duy Tân, Tôn Đức Thắng, mới đây có thêm Đại học Huế”, ông Nhật nói.





Thạc sĩ Ngô Tiến Nhật, nghiên cứu viên Viện Đảm bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội, tại hội thảo sáng 27/10. Ảnh: Thanh Hằng

Thạc sĩ Ngô Tiến Nhật, nghiên cứu viên Viện Đảm bảo chất lượng, Đại học Quốc gia Hà Nội, tại hội thảo sáng 27/10. Ảnh: Thanh Hằng

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, số đại học của Việt Nam được xếp hạng còn khiêm tốn, thấp hơn 3-6 lần so với Malaysia, Indonesia hay Thái Lan.

Cụ thể, ở bảng xếp hạng QS, Việt Nam mới có 5 đại học góp mặt, thứ hạng cao nhất là 514. Trong khi đó, Indonesia có 26 trường, Malaysia 28, Thái Lan 13. Thứ hạng của những trường này dao động 65-237. Hoặc Brunei chỉ 2 trường được xếp hạng nhưng vị trí cao nhất là 387, Singapore có 4 trường với hạng cao nhất là 8. Như vậy, ở bảng QS, thứ hạng của Việt Nam thấp nhất trong 7 nước Đông Nam Á có đại diện.

Tình hình khá hơn tại bảng THE. Việt Nam có 6 trường góp mặt trong bảng xếp hạng, vị trí cao nhất là 601-800, xếp trên Philippines, Indonesia về thứ hạng, nhiều hơn Brunei và Singapore về số lượng.

Quốc gia QS
(số trường – thứ hạng cao nhất)
THE
(số trường – thứ hạng cao nhất)
Việt Nam 5 (514) 6 (601-800)
Brunei 2 (387) 2 (401-500)
Indonesia 26 (237) 33 (801-1.100)
Malaysia 28 (65) 26 (251-300)
Philippines 5 (404) 14 (1.001-1.200)
Singapore 4 (8) 2 (19)
Thái Lan 13 (211) 27 (601-800)

Ông Nhật cho rằng một trong những lý do chính khiến Việt Nam ít đại diện trong bảng xếp hạng quốc tế là rào cản tâm lý, nghĩ rất khó để tham gia.

Hiện nay, có tổ chức xếp hạng đại học bằng cách tự tổng hợp thông tin mà các trường công khai, nhưng cũng có bảng vừa tự thu thập vừa đòi hỏi các trường đăng ký tham gia và gửi dữ liệu. QS và THE thuộc nhóm thứ hai.

“Đúng là so với Việt Nam thì các tiêu chí thế giới khó thật, nhưng các trường cũng nên chủ động hơn”, ông Nhật nói.

Ngoài ra, đa số đại học Việt Nam tập trung đào tạo các ngành trong một lĩnh vực, do lịch sử hình thành là trường đào tạo đơn ngành. Tuy nhiên, các bảng xếp hạng nói chung đòi hỏi nhiều tiêu chí, từ nhiều lĩnh vực, nên những trường được xếp hạng chủ yếu là đại học đa ngành.

“Một trường chuyên ngành như khối Y, Dược thì điểm liên quan ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục… sẽ thấp hơn, nên hiển nhiên tham gia xếp hạng sẽ khó hơn”, ông Nhật ví dụ.

Nếu tình trạng quá ít trường đại học Việt Nam góp mặt trong các bảng xếp hạng khu vực và thế giới kéo dài, ông Nhật cho rằng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trách nhiệm giải trình xã hội của các trường.

So với khu vực Đông Nam Á, ông nói các chuyên gia giáo dục nhìn nhận chất lượng đào tạo của đại học Việt Nam không thua kém, nhưng “làm được thì phải thể hiện cho thế giới thấy”. Việc tham gia xếp hạng cũng là bước để các trường so sánh mình với thế giới, từ đó học hỏi những mô hình tiến bộ hay biết những điểm cần cải thiện.

Bước đầu, ông Nhật gợi ý trường đại học tìm những bảng theo lĩnh vực, khu vực, chẳng hạn bảng HURS dành cho các trường Y, Dược tại khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó, các trường có thể cân nhắc tham gia các bảng xếp hạng hẹp hơn như bảng xếp hạng đại học có ảnh hưởng (Impact ranking), phát triển bền vững, bởi nhiều tiêu chí và cho phép các trường chọn bộ tiêu chí phù hợp. Việt Nam bắt đầu có hai đại diện trong bảng Impact từ năm 2020, trong bốn năm tăng lên 9. Đây là bảng xếp hạng có nhiều đại học Việt Nam nhất.

Dù vậy, chuyên gia cảnh báo các trường không nên phát triển “nóng”. Điều này không phù hợp với tiêu chí phát triển bền vững, có thể tạo ra sự đứt gãy trong quá trình phát triển.

Về phía người học, ông Nhật khuyên khi chọn trường, học sinh, sinh viên nên cân nhắc tới nhiều yếu tố khác. Thứ hạng quốc tế mang đến danh tiếng cho trường, nhưng đây chỉ là một kênh tham khảo, không nói lên toàn bộ chất lượng đào tạo, điểm chuẩn đầu vào.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

UEH có hai lĩnh vực vào tốp các đại học hàng đầu thế giới

NDO - Ngày 24/1, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH) cho biết, Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2025 theo lĩnh vực (World University Rankings by Subject 2025), với sự tham gia của 2.092 cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu. Theo đó, lĩnh vực kinh tế, kinh doanh của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vào...

Xếp hạng đại học Việt Nam: Khó vẫn phải làm

Mục tiêu của bất kỳ trường đại học (ĐH) nào khi tham gia các bảng xếp hạng là để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy hội nhập với giáo dục thế giới. Tổ...

Đại học nghìn tỷ trên bảng xếp hạng: Trường thăng, trường rớt hạng

(Dân trí) - Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025), trong nhóm các trường đại học doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, có trường thăng hạng và cũng có trường "rớt" hạng. Theo bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025) vừa công bố, trong nhóm các trường đại học doanh thu từ 1.000 tỷ đồng có sự thay đổi về vị trí xếp hạng so với năm 2024. Nhiều trường thăng hạng và cũng có...

Đại học đầu tiên của Việt Nam lọt top 325 thế giới

Ngày 10/12, hệ thống xếp hạng đại học QS (Quacquarelli Symonds - Anh Quốc) công bố kết quả xếp hạng các đại học phát triển bền vững năm 2025 cho 1.751 cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới.Trong kỳ xếp hạng lần này, Đại học Quốc gia Hà Nội thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới (gia tăng 456 bậc so với vị trí xếp hạng năm ngoái trong...

17 cơ sở đại học Việt Nam vào Bảng xếp hạng QS châu Á năm 2025

NDO - 17 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có tên trong Xếp hạng đại học QS Asia University Rankings 2025. Năm nay, bảng xếp hạng có sự tham gia của 984 cơ sở giáo dục đại học trên thế giới. Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng Xếp hạng đại học châu Á QS Asia University Rankings năm 2025. Trong xếp hạng năm nay, Việt Nam có 17...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bộ GD-ĐT trả lời kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ GD-ĐT vừa có nội dung trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. Cụ thể, cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ GD-ĐT tạo xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. Về vấn...

Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh dạy môn tích hợp ở bậc THCS

TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động dạy học và đồng bộ với chương trình giáo dục cấp THPT. TPO - Cử tri đã có ý kiến, kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt...

Học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10 sau nghỉ Tết

Ngay sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2025, học sinh lớp 9 và các nhà trường dồn sức ôn thi, chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, học...

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời về kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề dạy học tích hợp ở cấp THCS. ...

Mới nhất

Cầu Gianh nghẽn cứng sau Tết!

(NLĐO) - Cảnh tượng hàng dài ô tô nối đuôi nhau nhích từng chút trên Quốc lộ 1 qua Quảng Bình đang trở thành nỗi ám ảnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Đón Xuân, rinh lộc vàng tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ

Cơ hội "rinh" hàng ngàn phần quà may mắn đầu năm đang chờ đón bạn tại các Trạm Tài Lộc xuyên Việt của PNJ. Bên cạnh những ưu đãi độc quyền hấp dẫn, khách hàng còn được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc từ dàn “anh trai” đình đám và tham gia chuỗi hoạt động trải nghiệm thú...

Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi

Vinamilk vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, doanh thu nội địa cho thấy đà phục hồi tích cực và nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây và hoàn thành tái định vị các sản phẩm. Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội...

Mới nhất