Trang chủChính trịNgoại giaoViệt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh...

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân

GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân
GS-TS. Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore). (Nguồn: Báo Đầu tư)

Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói, kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại. Ông có bình luận gì về khát vọng và quyết tâm vươn mình của đất nước, của dân tộc?

Là người đã trăn trở và trông đợi rất nhiều năm về thời điểm cất cánh của Việt Nam, tôi thực sự vui mừng và kỳ vọng về những biến chuyển chưa từng có của đất nước trong những ngày này, sau lời hiệu triệu về kỷ nguyên vươn mình của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Nó làm sống lại những cảm xúc đặc biệt trào lên từ hơn 30 năm trước, khi tôi lần đầu tiên đọc những dòng dưới đây từ cuốn sách The Theory of Economic Growth (Lý thuyết Tăng trưởng kinh tế) của nhà kinh tế học được Giải thưởng Nobel, Arthur Lewis, ở thư viện Trường Quản trị Kinh doanh Harvard, nơi tôi theo học chương trình MBA vào những năm 1993 – 1995.

“Mọi quốc gia đều có được cơ hội để nắm bắt cho công cuộc phát triển nếu họ hội tụ đủ lòng quả cảm và ý chí vươn lên. […] Một đất nước có thể bước vào giai đoạn phát triển cất cánh nếu may mắn có được đội ngũ lãnh đạo xứng tầm xuất hiện vào đúng thời điểm. […] Không có quốc gia nào đạt được tiến bộ kinh tế [vượt bậc] nếu thiếu vắng nỗ lực kích hoạt tích cực từ một chính phủ thông tuệ…” (trang 418).

Cuốn sách xuất bản vào năm 1955, hàng thập kỷ trước khi chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của các nền kinh tế thần kỳ châu Á, nên những dòng trích dẫn trên có tính tiên tri nhiều hơn là tổng kết.

Nó cũng còn nguyên giá trị khi chúng ta hồi tưởng về những thành quả của công cuộc cải cách của Việt Nam trong gần bốn thập kỷ qua và nghĩ đến vận nước trong những ngày này.

Bài học từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một dân tộc, sau những bước chuẩn bị ban đầu, thường cần ít nhất hai thập kỷ cho giai đoạn cất cánh để làm nên kỳ tích phát triển.

Khả năng cất cánh của Việt Nam trong hai thập kỷ tới, từ năm 2025 đến năm 2045, để trở thành một quốc gia phát triển, do vậy, sẽ vừa là một ước mơ táo bạo, vừa là một mệnh lệnh thôi thúc mà người Việt Nam, dù ở bất kỳ điều kiện hay cương vị nào, đều có sứ mệnh phải hết lòng thực hiện.

Nếu không tận dụng được cơ hội phát triển vô giá này để làm nên kỳ tích phát triển trong hai thập kỷ tới, thế hệ hôm nay sẽ mãi mãi hổ thẹn với thế hệ cha anh và day dứt, ân hận với thế hệ mai sau.

Để hiện thực hóa kỷ nguyên vươn mình, theo Tổng Bí thư Tô Lâm, mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

Thưa ông, ở thời điểm này, đâu là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải vượt qua?

Trong hành trình đi tới tương lai của mình, mỗi quốc gia, dù ở mức độ phát triển nào, đều có thể rơi vào cạm bẫy, bế tắc do 3 thách thức điển hình.

Thứ nhất, đó là thiếu tư duy thời đại và tầm nhìn về tương lai. Thứ hai, đó là thiếu lòng tin lẫn nhau, bấn loạn trong xung đột nội bộ. Thứ ba, đó là các khó khăn có tính cấu trúc, đặc biệt về thiết chế cũ mà các nỗ lực thông thường khó có thể vượt qua.

Với Việt Nam, theo tôi, thách thức thứ nhất – “tư duy thời đại và tầm nhìn về tương lai” là lớn nhất, sau đó là thách thức thứ ba – “các khó khăn cấu trúc về thiết chế”.

Ở thách thức thứ nhất, chúng ta đã nói nhiều đến sự cấp bách phải đổi mới tư duy. Tuy nhiên, đổi mới tư duy theo cách phá rào, thay đổi tư duy cũ bằng tiếp cận tư duy thông lệ của quốc tế đã đem lại những kết quả khích lệ cho cải cách trong các thập kỷ qua, nhưng không đủ để Việt Nam cất cánh trong hai thập kỷ tới. Bước phát triển vượt bậc đòi hỏi tư duy chiến lược mang tính thời đại và tầm nhìn sáng rõ về tương lai.

Để vượt qua thách thức đó, điểm mấu chốt nhất, cốt lõi nhất chúng ta cần làm là gì, thưa ông?

Theo tôi, điểm cốt lõi nhất tạo nên sức mạnh trỗi dậy của Việt Nam trong hai thập kỷ tới là tiến hành mạnh mẽ các nỗ lực đột phá trong chỉnh thể gồm 5 trọng tâm, trong đó 3 trọng tâm đã được xác định rõ trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước; đó là “thể chế”, “hạ tầng” và “nguồn nhân lực”.

Tuy nhiên, để các nỗ lực đột phá theo 3 trọng tâm trên thực sự xứng tầm và mang lại đổi thay như mong đợi, chúng ta cần bổ sung 2 trọng tâm đột phá: “tư duy thời đại và tầm nhìn về tương lai”; “hội nhập quốc tế”.

Chẳng hạn, với các nỗ lực đột phá theo trọng tâm “tư duy thời đại và tầm nhìn về tương lai”, chúng ta sẽ đặc biệt chú ý xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và thiết kế bộ máy không chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn hiện tại, mà còn đặc biệt chú trọng để lại di sản thể chế mà thế hệ tương lai cảm phục và tự hào. Cũng với trọng tâm đột phá này, chúng ta sẽ quyết liệt hơn trong xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và quy hoạch đô thị khi giải quyết nạn kẹt xe ở TP. Hồ Chí MinhHà Nội, thay vì dồn sức xây cầu vượt và cơi nới đường.

Việt Nam cất cánh là một ước mơ táo bạo, mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân
Để hiện thực hóa khát vọng “kỷ nguyên vươn mình”, người Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, cất cánh. (Nguồn: Báo Đầu tư)

Với nỗ lực đột phá theo trọng tâm “hội nhập quốc tế”, chúng ta sẽ đưa ra những cải cách đặc sắc vượt xa cách tiếp cận truyền thống về trải thảm đỏ thu hút FDI và xúc tiến xuất khẩu. Các đột phá ở trọng tâm này chú ý khai thác nguồn lực toàn cầu ở đẳng cấp cao, chú trọng không chỉ về tài chính và công nghệ, mà về kinh nghiệm phát triển nội sinh và đầu tư nâng cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo hướng này, thiết lập các khu thương mại tự do là một ưu tiên cấp bách. Kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong thiết lập các khu thương mại tự do trong 10 năm qua đem lại những bài học đáng tham khảo. Từ khu thương mại tự do đầu tiên được lập ở Thượng Hải vào năm 2013 để thử nghiệm, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng thành 21 khu trên cả nước.

Với diện tích khoảng 120 km2 (trừ một số trường hợp đặc biệt) và tập trung vào thử nghiệm cơ chế, chính sách (không cần hàng rào cứng), các khu thương mại tự do đã giúp Trung Quốc có những bước tiến quan trọng trong thực hiện 5 mục tiêu thử nghiệm chiến lược: (i) tạo môi trường kinh doanh đạt chuẩn mực quốc tế cao nhất trong hấp dẫn đầu tư; (ii) tự do hóa thương mại, bỏ tối đa rào cản về thuế quan và thủ tục; (iii) cải cách tài chính, thử nghiệm cho vay vốn xuyên biên giới; (iv) thúc đẩy nâng cấp nền tảng công nghiệp, xúc tiến thu hút các ngành kinh tế và công nghiệp có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số và bán dẫn; (v) phát triển, gia cường khả năng cạnh tranh quốc tế và vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Học hỏi về các kinh nghiệm thu địa tô tăng thêm từ đất (land betterment fees) có thể giúp Việt Nam thu hàng chục tỷ USD mỗi năm nhờ đầu tư vào hạ tầng. Đó là một trong những công thức cơ bản về phát triển nội sinh: càng đầu tư đúng đắn, nhanh và mạnh với tầm nhìn xa sẽ càng dồi dào nguồn lực và tăng lòng tin của xã hội.

Chú trọng thu hút nhân lực chất lượng cao giúp Việt Nam không chỉ phát triển nhanh hơn nguồn nhân lực chất lượng cao bản địa, mà còn giúp đội ngũ này tạo nên khả năng kiến tạo giá trị lớn hơn và có sức lan tỏa toàn cầu. Chẳng hạn, nếu các đại học Việt Nam có thể thu hút các nhà khoa học đầu ngành, trong đó có các trưởng ban biên tập những tạp chí uy tín, thì năng lực nghiên cứu và xuất bản của Việt Nam sẽ tăng lên nhiều. Khi đó, mục tiêu xây dựng hệ thống đại học Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế cao, có thể thu hút hàng chục ngàn sinh viên quốc tế đến học sẽ trở thành hiện thực.

Câu chuyện cầu thủ nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong những trận thắng của Việt Nam ở giải ASEAN Cup 2024 cũng là một ví dụ sinh động. Chọn người hay cho đúng việc cần sẽ đem lại những giá trị thật ý nghĩa; nó giúp người Việt Nam ý thức trách nhiệm hơn, yêu nước hơn và cùng nhau nỗ lực học hỏi mạnh mẽ hơn để nâng vị thế của đất nước.

Giáo sư từng nói đến một trong những điểm đáng lo là làm sao “xây dựng được bộ máy công quyền ưu tú để hiện thực hóa tất cả chiến lược, kế hoạch, tâm huyết, giúp các địa phương, doanh nghiệp bật lên”, coi bộ máy đó là “động lực chiến lược”. Chúng ta đang thực hiện một nhiệm vụ rất lớn, rất khó, đó là tinh giản bộ máy sao cho tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Quan sát những chuyển động của câu chuyện này, ông có chia sẻ gì?

Sức mạnh của bộ máy công quyền là tổng hòa của 3 nguồn: tổng lực, động lực khuyến khích và năng lực. Trong khi năng lực và động lực khuyến khích hết sức quan trọng, yếu tố tổng lực đóng vai trò nền tảng, quyết định sự thành bại. Vì vậy, tinh gọn bộ máy cần hết sức coi trọng tăng cường khả năng tổng lực bên cạnh các cố gắng nâng cao năng lực và động lực khuyến khích. Kinh nghiệm của Singapore trong xây dựng chính phủ tổng lực cho thấy, cần ưu tiên 2 trọng tâm: thiết kế nền tảng và thành lập các cục tác nghiệp chịu trách nhiệm thực thi chính sách.

Theo kinh nghiệm các nước trên thế giới, cần làm gì để có “đội ngũ cán bộ giỏi, bộ máy công quyền ưu tú”, thưa Giáo sư? Và trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm trên thế giới?

Thiết kế nền tảng chú trọng nền tảng pháp lý minh bạch, khúc triết và cấu trúc bộ máy được phân định rõ chức năng với khả năng phối thuộc cao. Singapore tiến hành cải cách cấu trúc bộ máy này vào năm 1980 khi nhận thấy sự chồng chéo và thiếu tính tổng lực, làm giảm hiệu năng và hiệu lực của bộ máy, đặc biệt khi các bài toán phát triển ngày càng phức tạp và thách thức.

Thiết lập các cục tác nghiệp (statutory board) trong bộ máy công quyền đem lại nhiều lợi ích quan trọng.

Thứ nhất, nó tách chức năng quản lý và thực thi chính sách ra khỏi bộ, ngành để các bộ ngành tập trung vào nhiệm vụ quản trị, giám sát.

Thứ hai, các cục tác nghiệp hoạt động như doanh nghiệp với ý thức tạo nguồn thu trong thực thi chính sách. Chi ngân sách cho các cục tác nghiệp chỉ là nguồn bổ sung. Do đó, nó không chỉ giảm chi ngân sách, mà còn giúp giám sát và thúc đẩy các cục tác nghiệp hoạt động hiệu quả, sáng tạo, coi người dân là trung tâm phục vụ.

Thứ ba, mỗi cục tác nghiệp có hội đồng quản trị riêng với báo cáo hàng năm chi tiết về cả chiến lược và tài chính. Việc này giúp tăng sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và nỗ lực đổi mới không ngừng.

Thứ tư, các cục tác nghiệp có quyền hạn linh hoạt trong tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là chuyên gia quốc tế với khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao đông. Cục tác nghiệp cũng có thể vay vốn cho các hoạt động đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ.

Bên cạnh “đội ngũ cán bộ giỏi, bộ máy công quyền ưu tú”, chúng ta cũng có một mạng lưới những trí thức người Việt tài năng đang sinh sống, làm việc trên khắp thế giới. Rất nhiều người trong số đó luôn đau đáu một lòng hướng về quê hương, về Tổ quốc. Chúng ta cần làm gì để phát huy được sức mạnh tinh thần và trí tuệ của đội ngũ này đối với sự nghiệp phát triển đất nước, thưa Giáo sư?

Với số dân hơn 100 triệu người và hơn 5 triệu người sống ở nước ngoài, phần lớn ở các quốc gia tiên tiến, Việt Nam có đội ngũ chuyên gia tiềm năng rất lớn và giá trị. Tuy nhiên, việc tập hợp và sử dụng không đơn giản. Theo tôi, Đảng và Chính phủ nên chú ý 3 điểm quan trọng sau khi mời gọi các chuyên gia trí thức ở nước ngoài về đóng góp cho đất nước.

Thứ nhất, hết sức thực tâm, căn cơ và chiến lược trong từng sáng kiến cụ thể, tránh phong trào, hình thức, mang tính động viên. Làm sao để người về nước thấy giá trị đặc biệt mà mình có thể đem lại cho Tổ quốc.

Thứ hai, hai nội dung đột phá bổ sung như đã nêu ở trên đặc biệt quan trọng. “Tư duy thời đại và tầm nhìn về tương lai” có sức thôi thúc mạnh mẽ mọi người trở về giúp nước. Tôi có ấn tượng với nhiều sinh viên Trung Quốc muốn trở về vì họ thấy được góp sức đưa đất nước họ đến hùng cường, một trọng trách và vinh dự mà không phải thế hệ nào cũng may mắn có được.

Đột phá theo hướng “hội nhập quốc tế” cũng giúp các chuyên gia từ nước ngoài về dễ hòa nhập và phát huy hơn. Chẳng hạn, nếu TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương, Hà Nội – Hải Phòng, Huế – Đà Nẵng thiết lập các khu thương mại tự do, mà ở đó, các đại học, viện nghiên cứu và cac doanh nghiệp, các tổ chức được tổ chức và quản lý theo thông lệ hay nhất của thế giới, thì khi đó, không chỉ chuyên gia Việt Nam, mà cả các tài năng hàng đầu của thế giới cũng mong muốn về tụ tài.

Thứ ba, mọi nỗ lực nên bắt đầu từ trân trọng và khai thác người tài sẵn có trong nước và tập trung vào giải quyết những bài toán hết sức cụ thể, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Chúng ta cần tìm người tài và đầu tư vào lĩnh vực có khả năng tạo nên giá trị cộng hưởng cao nhất. Chẳng hạn, đầu tư vào tiếp thị hoặc công nghệ cho ngành nông nghiệp để giá trị xuất khẩu hàng năm (vào khoảng 50-60 tỷ USD) tăng thêm 5%, sẽ mang lại 2 – 3 tỷ USD.

Thưa Giáo sư, năm 2024 cũng đánh dấu những bước chuyển rất lớn, những quyết sách rất nhanh, táo bạo, như việc “chốt” chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, một trong những dự án lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam; hay quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, rồi về đích trước hạn đường dây 500 kV mạch 3, đồng thời quyết định khởi động lại dự án điện hạt nhân… Những chuyển động đó cho thấy điều gì, thưa ông?

Tôi đặc biệt ấn tượng với quyết tâm rất cao của Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng trong đầu tư vào các dự án hạ tầng với quy mô lớn và nhịp độ nhanh. Tôi rất mong chúng ta có những cải cách đột phá có tính thể chế trong lĩnh vực trọng yếu này để việc tổ chức thực hiện, các nỗ lực quyết liệt sẽ mang lại những kết quả có ý nghĩa và to lớn vượt bậc. Đặc biệt là các dự án tàu điện ngầm ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi.

Với những chuyển biến trong nước và động thái kinh tế – chính trị – xã hội trên thế giới trong năm qua, Giáo sư đánh giá thế nào về cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam trong năm 2025 và thời gian tới? Rộng hơn, Giáo sư có thể đánh giá về cơ hội phát triển, vươn mình của Việt Nam trong những năm tới?

Một trong những đặc trưng rất lớn của cục diện thế giới được các chuyên gia gọi tắt là “VUCA”. Nó chỉ tính biến động khôn lường và phức tạp, khó hiểu mà các quốc gia đều phải sẵn sàng đón nhận. Biến động ở Mỹ, châu Âu, thậm chí Hàn Quốc và các đại dịch như Covid-19 cho thấy sự cấp bách trong mở rộng tầm nhìn với tư duy thời đại và nâng cao khả năng ứng đáp với mọi thách thức, kể cả những thách thức mà trước đây ít ai có thể hình dung được.

Với Việt Nam, thách thức và cơ hội đều cực lớn, nhưng đan xen hết sức phức tạp. Trong bối cảnh này, ứng đáp hiệu quả và chủ động với mỗi thách thức xuất hiện là cách phát triển có nền tảng vững chắc nhất. Nghĩa là, thách thức cần xem trọng hàng đầu. Cơ hội chỉ là công cụ để hỗ trợ vượt qua thách thức. Ba kho báu thần diệu mà mọi tổ chức và doanh nghiệp cần khai thác triệt để trong nỗ lực này là: tri thức nhân loại; tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI; và sức mạnh cộng hưởng từ hợp tác gắn kết sâu (1+1=11).





Nguồn: https://baoquocte.vn/viet-nam-cat-canh-la-mot-uoc-mo-tao-bao-menh-lenh-thoi-thuc-moi-nguoi-dan-302804.html

Cùng chủ đề

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực. ...

Đông nghịt người tại các khu vui chơi, trung tâm thương mại ở TPHCM

TPO - Những trung tâm thương mại, khu ăn uống gần đường hoa, khu vui chơi... dịp lễ Tết gần như luôn trong tình trạng kín chỗ. Khách đến ăn uống phải ngồi bên ngoài chờ đợi, mua thức ăn nhanh cũng xếp hàng dài chờ thanh toán.  01/02/2025 | 13:54 ...

Hà Giang – điểm đến hấp dẫn của du khách trong những ngày đầu Xuân

Một trong những điều khiến Hà Giang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong dịp đầu Xuân là sự kết hợp tuyệt vời giữa thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành và những nét văn hóa độc đáo.Nét độc đáo của các phiên chợ ngày Xuân trên Cao nguyên đá Hà GiangHà Nội: Về xã Tích Giang thăm làng hoa Tết, trải nghiệm du lịch nông thônSắc màu phiên chợ ngày Xuân ở vùng cao biên giới...

Mở ra không gian sáng tạo cho nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển đất nước. Điều này không chỉ thể hiện sự công nhận mà còn khích lệ, động viên giới trí thức, nhà khoa học tự hào và ý thức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Mỹ ra tối hậu thư chặn đứng tính toán của BRICS, Nga ngay lập tức đính chính

Nga khẳng định nhóm BRICS không bàn về việc tạo ra đồng tiền riêng mà chỉ thảo luận về việc tạo ra các nền tảng đầu tư chung.

Điểm mặt những nâng cấp đáng chờ đợi trên iPhone 17 Pro Max

Apple dự kiến sẽ ra mắt mẫu iPhone 17 Pro Max vào tháng 9 năm nay với nhiều nâng cấp vượt trội, hứa hẹn mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Trung Quốc lần đầu tiết lộ về dự án máy bay quân sự tốc độ cao, tự tin có thể vượt Mỹ

Với việc hoàn thành thử nghiệm động cơ phản lực Mach-4 trang bị AI, Trung Quốc có thể vượt lên Mỹ trong cuộc đua máy bay quân sự toàn cầu.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những tổ chức chính trị lâu đời, có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á

Nhà sử học, nhà báo Brazil De Oli đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như các chiến lược đổi mới, phát triển của Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Giá xăng dầu hôm nay 30/1: Lao dốc

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/1, giá dầu giảm hơn 1% sau khi tồn kho dầu tại Mỹ, quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới tăng cao hơn dự kiến.

Thị trường chứng khoán Mỹ lộ dấu hiệu tích cực nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi kết phiên giao dịch 30/1, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng vào hàng loạt báo cáo doanh nghiệp tích cực.

Tạo bước đột phá trong hợp tác tiểu vùng Mekong trong giai đoạn phát triển mới

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển đổi sâu rộng, toàn diện chưa từng có; xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững, bao trùm trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, tiểu vùng Mekong cần có những bước "đột phá" để đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc...

Tạo cơ hội và nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã có những đánh giá, nhận định sâu sắc về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam.

Quan hệ Việt – Nga: truyền thống bền chặt, tương lai rộng mở

Việt Nam và Nga, hai quốc gia cách xa về địa lý nhưng luôn gần gũi về tình cảm. Quan hệ hữu nghị bền chặt suốt 75 năm qua đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thích ứng với thời cuộc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược trên mọi lĩnh vực. Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, chuyên gia cấp cao Viện nghiên cứu Chiến lược Nga RISI...

Cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Mỹ ra tối hậu thư chặn đứng tính toán của BRICS, Nga ngay lập tức đính chính

Nga khẳng định nhóm BRICS không bàn về việc tạo ra đồng tiền riêng mà chỉ thảo luận về việc tạo ra các nền tảng đầu tư chung.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những tổ chức chính trị lâu đời, có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á

Nhà sử học, nhà báo Brazil De Oli đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như các chiến lược đổi mới, phát triển của Việt Nam.

Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu

Chuyên gia Trung Quốc khẳng định vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới, đồng thời cho rằng cơ hội của đất nước trong kỷ nguyên mới to lớn hơn thách thức.

Thế giới ghi nhận tuần lao dốc; hôm nay, trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 1/2, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1 (ngày 31/1), giá dầu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi mức thuế 25% của Mỹ đối với Canada và Mexico, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/2. Trong nước, do giá xăng dầu thế giới tuần trước giảm và những ngày qua giảm nhiều hơn tăng nên giá xăng dầu khả năng cao đồng loạt giảm vào phiên điều hành giá chiều nay.

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một

Sáng 1/2 (mùng 4 Tết), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. ...

Dịp tết, thay đường cát bằng đường phèn, dùng có mát hơn?

'Nhiều người vẫn có quan niệm cho rằng đường phèn ăn sẽ mát hơn đường thường điều này có đúng hay không? Xin...

Nhặt được ví da có 21 triệu khi đi chúc tết, nam thanh niên trả lại người mất

Anh Minh đi chơi tết rồi nhặt được ví da chứa hơn 21 triệu đồng tiền mặt nên giao nộp công an xã Vĩnh Tú (Quảng Trị) để tìm trả lại người mất. Sau 30 phút phát loa thông báo, công an xã xác minh và trả...

Ô tô “chôn chân” giữa trưa nắng

(NLĐO) - Hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau, giao thông ùn ứ kéo dài do điểm thắt cổ chai tại cầu Gianh, CSGT Quảng Bình phải...

Ông Trump tuyên bố không nhượng bộ khi áp thuế với hàng hóa từ Canada, Trung Quốc và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, và thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc

Mới nhất