Trang chủNewsNhân quyềnViệt Nam: Cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở...

Việt Nam: Cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia vì quyền con người

Sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam với việc chủ trì một số sáng kiến tại Hội đồng Nhân quyền đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Đặc biệt, ở các sự kiện cũng như các chương trình Hội nghị ở Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đoàn Việt Nam luôn nêu rõ chủ trương của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của mọi người dân; giới thiệu những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, bảo đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giảm bớt gánh nặng tài chính do đại dịch COVID-19 gây ra đối với nhóm dễ bị tổn thương.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Đoàn Việt Nam cùng Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch HĐNQ năm 2023, một số Đại sứ các nước tại phiên bế mạc Khóa họp 54 HĐNQ (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Geneva)
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và Đoàn Việt Nam cùng Chủ tịch 3 Phó Chủ tịch HĐNQ năm 2023 một số Đại sứ các nước tại phiên bế mạc Khóa họp 54 HĐNQ Ảnh Phái đoàn Việt Nam tại Geneva

Đồng thời, các đoàn tham gia cũng cần thúc đẩy các sáng kiến và hành động ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực của các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, hiện đang đe dọa đến việc thụ hưởng quyền con người của người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương cũng như khả năng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững; khẳng định cần phải giải quyết những chia rẽ, khác biệt về chính trị và thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, bao gồm thông qua hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, để đảm bảo người dân trên toàn thế giới được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Gần đây nhất, khi tham dự Khóa họp 54 của Hội đồng Nhân quyền, đoàn Việt Nam đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023 – 2025.

Tại khoá họp này, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua 37 Nghị quyết được thông qua; 5 phiên thảo luận chuyên đề về các biện pháp cưỡng chế đơn phương và nhân quyền, lồng ghép bình đẳng giới trong công tác của Hội đồng Nhân quyền, quyền của người bản địa, thanh niên và quyền con người, bắt nạt trẻ em trên không gian mạng; hàng loạt phiên thảo luận về 87 báo cáo chuyên đề; các phiên thảo luận, đối thoại với 37 Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền của LHQ; các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước, bao gồm Afghanistan, Belarus, Campuchia, Myanmar, Nga, Ukraine, Sri Lanka, Syria; hoàn thành thủ tục thông qua các Báo cáo Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 14 nước; bầu 07 thành viên Ủy ban Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 – 2026; và Quyết định bổ nhiệm 12 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.

Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp 54 Hội đồng Nhân quyền do Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva dẫn đầu, đã tích cực tham dự Khóa họp, triển khai hai sáng kiến. Trong đó, Việt Nam chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, đồng thời đã phối hợp với Brazil và Gavi – Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng chủ trì tổ chức Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng.

Đảm bảo quyền được giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những mục tiêu vì quyền con người ở Việt Nam Ảnh minh hoạ Dân Trí

Phát biểu chung này được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 60 nước từ tất cả các châu lục chính thức bảo trợ. Phát biểu chung nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiêm chủng và quyền sức khỏe; tầm quan trọng của vaccine; vai trò của Hội đồng Nhân quyền trong việc tăng cường đoàn kết và hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo tiếp cận vaccine công bằng, giá thành hợp lý và kịp thời, cũng như việc thúc đẩy quyền được tiêm chủng, thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng.

Ngoài ra, phát biểu chung kêu gọi các quốc gia và các bên liên thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đảm bảo tất cả mọi người dân, ở mọi nơi và mọi lứa tuổi, được tiêm chủng, được thụ hưởng quyền sức khỏe, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương.

Tọa đàm quốc tế nêu trên do Việt Nam chủ trì tổ chức đã thu hút đông đảo đại biểu đến từ gần 30 quốc gia, các tổ chức quốc tế tham dự.

Phát biểu tại Tọa đàm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh chính sách và thành tựu của Việt Nam về đảm bảo quyền con người được tiếp cận vaccine, tiêm chủng, góp phần quan trọng thúc đẩy sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội; khẳng định trong giai đoạn hiện nay, các nước cần tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình tiêm chủng, qua đó thúc đẩy và bảo vệ quyền sức khỏe.

Các diễn giả và đại biểu đều chia sẻ quan điểm của Việt Nam; nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng và của vaccine trong việc giảm bớt bất bình đẳng về sức khỏe, cải thiện kết quả giáo dục và việc thụ hưởng các quyền con người khác; nêu bật vai trò, thách thức đối với chương trình tiêm chủng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức Tọa đàm quốc tế về “75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và 30 năm Chương trình hành động Viên: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030”, tiếp nối sáng kiến của Việt Nam hồi tháng 2 năm nay về Nghị quyết của HĐNQ về kỷ niệm hai văn kiện quốc tế quan trọng nêu trên.

Ngoài ra, Đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như thúc đẩy và bảo vệ quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong bối cảnh giải quyết bất bình đằng trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19; quyền phát triển; thanh niên và quyền con người; bắt nạt trẻ em trên không gian mạng…

Vi Minh

Cùng chủ đề

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột mốc quan trọng, khẳng định Viglacera là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đạt được đánh giá toàn diện...

VNR 500 vinh danh Viglacera thuộc Top 10 doanh nghiệp Bất động sản công nghiệp uy tín & Vật liệu xây dựng uy tín...

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2025 - Tổng công ty Viglacera - CTCP (Viglacera) vừa được Tổ chức VNR500 vinh danh đồng thời ở hai hạng mục uy tín hàng đầu: Top 10 Công ty Bất động sản Công nghiệp và Top 10 Doanh nghiệp Vật liệu Xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, Viglacera đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ ba, còn trong lĩnh vực vật liệu xây...

Các đơn vị dầu khí khu vực TP HCM:  Lan tỏa nghĩa cử hiến máu tình nguyện

Sáng 24/4, tại tòa nhà Petrovietnam Tower (Quận 1, TP HCM), không khí trở nên rộn ràng và ấm áp hơn bao giờ hết, khi đông đảo CBCNV và đoàn viên thanh niên các đơn vị thành viên, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt...

ĐHĐCĐ 2025 NOVALAND: NỖ LỰC PHỤC HỒI – NOVALAND ĐẶT MỤC TIÊU 2025 BÁM SÁT THỰC TẾ VÀ TẬP TRUNG THÁO GỠ PHÁP LÝ

Ngày 24/04/2025, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025 diễn ra tại NovaWorld Phan Thiet, Tập đoàn Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2024, thông qua mục tiêu kinh doanh năm 2025 và chiến lược phát triển dài hạn đến năm 2030. Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Tập đoàn sẽ tiếp tục tái cấu trúc, nỗ lực tháo gỡ pháp lý dự án, kiện toàn quản trị -...

Tin tức doanh nghiệp-Zalopay POD nhận giải Sao Khuê 2025

Ngày 19/4/2025, Zalopay POD – giải pháp thu hộ không tiền mặt cho đối tác vận tải và giao hàng, đã được vinh danh tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025, hạng mục Fintech – lĩnh vực Thị trường và Tiêu dùng.Giải thưởng ghi nhận nỗ lực của Zalopay trong việc ứng dụng công nghệ tài chính để đơn giản hóa quy trình thu hộ, tối ưu hóa vận hành cho doanh nghiệp và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Có thể nói Biến đổi khí hậu (BĐKH) và suy thoái môi trường (STMT) là vấn đề chung của toàn nhân loại, vì thế, cộng đồng quốc tế đã quan tâm cũng như tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh để ký kết các công ước đến lĩnh vực này từ rất sớm, trong đó, điển hình là Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về BĐKH. Trong nội dung...

Kinh nghiệm của Thái Lan trong việc đảm bảo quyền của người DTTS trước biến đổi khí hậu

Liên quan đến quyền của cộng đồng dân tộc tộc thiểu số, trong Tuyên ngôn thế giới của Liên Hợp Quốc về quyền con người năm 1948, tại Điều 2 quy định: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội". Quy định này nhấn mạnh sự...

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông dự thảo chính sách pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài

Trong những năm qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình. Điều 18 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt...

Nâng cao chất lượng và trình độ, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động làm việc ở nước ngoài

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là nhằm tạo và giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ nghề và kỹ năng cho một bộ phận người lao động bên cạnh đó góp phần nâng cao đời sống xóa đói...

Phấn đấu năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" là có 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực. Quyết định số 142/QĐ-TTg...

Bài đọc nhiều

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Biểu dương 250 người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu năm 2023

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương (LĐ-TB&XH) đã tổ chức Hội nghị Biểu dương trẻ mồ côi, người khuyết tật và người bảo trợ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh 2023. Hơn 400 trẻ mồ côi ở Long An có “mẹ đỡ đầu” chăm sócTrao tặng 1.600 phần quà cho người khuyết tật và trẻ mồ côi dịp Tết Quý Mão 2023 Hội nghị nhằm tôn vinh những gương trẻ mồ côi, người...

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ cử đại diện tham dự hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.

Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn, cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Tuổi trẻ VIMC vinh dự nhận bằng khen của Đoàn Thanh niên Chính phủ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 18/4, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025. Đoàn Thanh niên VIMC được trao tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai Tháng Thanh niên năm 2025. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ Lại...

Bộ giải pháp chuyển đổi số của VNPAY ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với danh hiệu sản phẩm xuất sắc

Mới đây, hai giải pháp công nghệ do VNPAY phát triển là Nền tảng ký văn bản và hợp đồng điện tử VNeDOC và Giải pháp định danh trực tuyến VNPAY eKYC được trao danh hiệu “Sản phẩm xuất sắc” tại Giải thưởng Sao Khuê 2025. VNeDOC – Quản lý và ký kết văn bản, hợp đồng điện tử...

Ứng dụng AI không nên tự phát mà cần cộng hưởng để tạo ra giá trị lớn

Đây là nhận định của ông Lê Hồng Quang – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA trong khuôn khổ buổi trao đổi làm việc với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp...

Ống thép Hòa Phát tự hào góp phần đưa nhà ga T3

Ống thép Hòa Phát đã cung cấp đúng tiến độ 2.400 tấn các chủng loại ống tròn đường kính cỡ lớn, ống tôn mạ kẽm… với chất lượng hàng đầu, góp phần đưa Công trình nhà ga hành khách T3 về đích sớm hơn dự kiến, khánh thành ngày 19/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất...

Mới nhất