Trang chủSự kiện"Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ,...

“Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với cải cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn”

VOV.VN – Ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, sau những thành tựu của gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân.
 

Sau gần 4 thập kỷ Đổi mới mở cửa, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thành tựu đã qua cũng đang đặt Việt Nam trước ngưỡng cửa rất quan trọng để nâng tầm sự phát triển tự thân của mình. Đây là khẳng định của ông Kamal Malhotra, nguyên Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với phóng viên thường trú VOV tại Ấn Độ. Ông Kamal Malhotra là người từng có hơn 30 năm kinh nghiêm về sự phát triển và chuyển đổi của Việt Nam.

Việt Nam cần Đổi mới lần 2 với tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn Đổi mới lần 1

Phóng viên: Cảm ơn ông đã tham gia cùng chúng tôi trong cuộc trò chuyện này. Chúng ta nhắc tới tham vọng và khát vọng của Việt Nam để trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045. Mục tiêu này đặt trên cơ sở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị và kinh tế sau tiến trình Đổi mới trong gần 40 năm qua. Ông nghĩ gì về điều này?

Ông Kamal Malhotra: Tôi nghĩ rằng đó là một sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam kể từ năm 1986, khi bắt đầu quá trình Đổi mới. Tôi không nghĩ bất kỳ quốc gia nào khác có thể chuyển đổi nhanh chóng và từ một điểm xuất phát thấp, sau sự tàn phá của chiến tranh như vậy. Nhưng chúng ta hãy lưu ý rằng chặng đường khó khăn đang ở phía trước.

 

Nếu như GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam vào khoảng 200 đến 300 USD vào giữa những năm 1980, thì bây giờ, con số này đạt gần 4.000 USD mỗi năm. Nhưng để đạt được mức tối thiểu của trạng thái ‘thu nhập cao’ theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2045, thì Việt Nam phải đạt được mức tối thiểu 14.000 USD bình quân đầu người mỗi năm vào thời điểm đó. Điều này sẽ rất khó khăn. Và Việt Nam cũng phải thận trọng để không bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp. Đây là những nguy cơ thực sự đối với Việt Nam trong tình hình hiện tại.

Chúng ta nhận thấy những lợi ích và cả nguy cơ do Trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến trong vài năm tới, vừa tạo ra nhiều công nghệ mới, nhưng cũng sẽ mang tới những thách thức về kinh tế và chính trị cho Việt Nam. Do đó, năm 2024, Việt Nam đang đứng trước những ngã rẽ quan trọng ở thế kỷ 21- như thời kỳ Đổi mới năm 1986 và năm 1945, 1954 và 1975 trước đây.

Phóng viên: Vậy ông nhìn nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào trong toàn bộ sự phát triển của đất nước?

Kamal Malhotra: Dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng một vai trò rất quan trọng, dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý thuyết Marx – Lenin lỗi lạc nhất của Việt Nam có trong ba thập kỷ qua. Ông cũng nổi tiếng với chính sách Ngoại giao Cây tre của mình.

Kế thừa và hiện thực hóa những di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là điều mà Việt Nam đẩy mạnh trong bối cảnh địa chính trị thế kỷ 21 đã hoàn toàn thay đổi. Và để làm được điều đó, tôi cho rằng Việt Nam cần Đổi mới 2.0 với tham vọng phát triển mạnh mẽ hơn so với Đổi mới 1.0 năm 1986 – giai đoạn Việt Nam chủ yếu tập trung vào “đổi mới kinh tế”. Đổi mới 2.0 cần nhấn mạnh đến một chiến lược kinh tế dài hơi cho phép Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Phóng viên: Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2045. Ông đánh giá ra sao về tính khả thi của kế hoạch này?

Ông Kamal Malhotra: Như tôi đề cập, Việt Nam muốn trở thành một quốc gia có “thu nhập cao” vào năm 2045. Để trở thành một quốc gia “phát triển”, tất nhiên sẽ đòi hỏi Việt Nam nỗ lực hơn.

Trên thực tế, tiêu chí để trở thành một nước phát triển (theo Ngân hàng Thế giới – WB) là mỗi quốc gia phải đạt thu nhập bình quân đầu người hàng năm tối thiểu là 14.000 USD. Hiện, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam vẫn dưới 4.000 USD. Điều đó có nghĩa là Việt Nam phải đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong 20 năm tới. Nhưng đó mới chỉ là một yếu tố. Việt Nam sẽ phải có những cải cách mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn, chẳng hạn như cải cách hệ thống tư pháp, đầu tư cho nguồn nhân lực, trí lực và bồi dưỡng xây dựng các thế hệ lãnh đạo mới có năng lực dẫn dắt quốc gia trên mọi phương diện.

Phóng viên: Còn nhiều trở ngại với Việt Nam, cả ở bên trong và bên ngoài nếu muốn đạt được các mục tiêu trong 20 năm tới. Làm thế nào để Việt Nam vượt qua các thách thức này, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Như tôi đã nói, Việt Nam cần một cuộc Đổi mới lần thứ 2. Nhưng Đổi mới 2.0 phải khác với Đổi mới 1.0. Đổi mới 1.0 đã rất thành công, nhưng dễ dàng hơn nhiều, vì điều Việt Nam cần làm khi đó là vươn lên từ khó khăn sau chiến tranh. Nhưng Đổi mới 2.0 có nghĩa là Việt Nam phải đi từ một quốc gia có thu nhập trung bình thấp lên một quốc gia phát triển. Về mặt kinh tế, điều đó có nghĩa là Việt Nam cần có nguồn nhân lực trình độ cao, công nghệ cao, để không bị tụt hậu trong thời đại AI, không bị phụ thuộc vào AI.

Việt Nam đã tăng thu nhập bình quân lên gấp 40 lần trong giai đoạn 1989-2023

Phóng viên: Trở lại với lộ trình mà Việt Nam đã đi qua kể từ khi tiến hành Đổi mới. Ông nghĩ sao về nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong giai đoạn 10 hay 20 năm qua?

Ông Kamal Malhotra: Việt Nam đã làm rất tốt để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, tất cả 8 mục tiêu Việt Nam đều đã đạt được trước năm 2015. Điều đó thật đáng khen ngợi. Chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững mà LHQ đề ra, cần đạt được vào năm 2030 là chương trình nghị sự dựa trên quyền con người. Do đó, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế và xã hội – những vấn đề mà Việt Nam đang thực hiện khá tốt, thì Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc đảm bảo các quyền lợi và an sinh xã hội cho người dân. Ngoài ra, phải kể đến những thách thức lớn khác về biến đổi khí hậu và mặt trận môi trường.

Và Việt Nam đang phải đối mặt rất lớn với hai thách thức. Đó là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Ví dụ, du khách đến Hà Nội hoặc các nơi khác của Việt Nam, nơi nào cũng ngập tràn rác thải từ đồ nhựa. Việt Nam phải thực hiện việc làm sạch môi trường một cách nghiêm túc. Thứ hai là, Việt Nam cần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những lĩnh vực mang tính chiến lược và ở quy mô quốc tế để có thể đẩy mạnh cạnh tranh quốc tế.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam đã đạt được thành tích tuyệt vời trong giảm nghèo đa chiều. Nhưng các bạn hãy đừng chủ quan mà cần phải tiến xa hơn nữa. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm xuống còn khoảng 4%. Điều này thật đáng chú ý, nhưng cần phải nỗ lực nữa.

Phóng viên: Vậy còn thành tựu nổi bật nhất về xóa đói giảm nghèo kể từ khi bắt đầu Đổi mới thì sao, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Tôi nghĩ thành tựu quan trọng nhất là Việt Nam đã đưa khoảng 40 triệu người thoát khỏi đói nghèo trong ba thập kỷ qua, trong tổng số dân khoảng 100 triệu người. Việt Nam cũng đã giảm một nửa tỷ lệ nghèo đa chiều kể từ năm 2005. Mức nghèo tuyệt đối hiện đã giảm xuống còn khoảng 4-5%. Thật ấn tượng khi Việt Nam đã tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp 40 lần trong giai đoạn 1989-2023. Nhưng như tôi đã nói trước đó, Đổi mới 1.0 dễ hơn đối với Việt Nam, còn  Đổi mới 2.0 sẽ là thách thức nếu Việt Nam muốn đạt được vị thế quốc gia phát triển hoặc thậm chí chỉ là ‘thu nhập cao’ vào năm 2045.

Việt Nam là quốc gia duy nhất có cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Phóng viên: Trong phần đầu cuộc trò chuyện của chúng ta, ông đã từng nhắc tới Bẫy Thu nhập Trung bình. Nhiều nước đã gặp phải tình huống này và mắc kẹt trong đó. Việt Nam có thể học được bài học gì từ đây, thưa ông?

Ông Kamal Malhotra: Bạn sẽ thấy rằng Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970 đã phải vượt qua nhiều thách thức để ngăn chặn việc rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Họ phải giải quyết vấn đề chính sách xã hội. Họ phải giải quyết việc đầu tư vào giáo dục ở mọi cấp độ. Việt Nam đang làm tốt khi đầu tư vào giáo dục ở cấp độ cơ bản, nhưng cần chú trọng đầu tư vào giáo dục trình độ cao. Việt Nam cần học hỏi từ ví dụ thành công của Hàn Quốc về mặt này. Giáo dục đại học đi đôi với tự do học thuật.

Một ví dụ khác là Việt Nam cần phải xem xét kinh nghiệm của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan (Trung Quốc). Đây là một trong số rất ít nơi trên thế giới cho đến nay đã thoát khỏi cả bẫy thu nhập trung bình thấp và bẫy thu nhập trung bình.

Hiện nay, một số quốc gia như Philippines, Thái Lan, Indonseia và Malaysia đang mắc kẹt trong tình trạng này.

Theo quan điểm của tôi, và như tôi đã nói điều này cách đây vài năm, Việt Nam là quốc gia duy nhất có cơ hội thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình nhưng với điều kiện các bạn phải rất nỗ lực, với những bộ óc kỹ trị và cả những nhà kinh tế đẳng cấp tầm thế giới.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông Kamal Malhotra về cuộc trao đổi.

Nguồn:https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-can-doi-moi-lan-2-voi-cai-cach-manh-me-sau-rong-hon-post1129973.vov

Cùng chủ đề

Doanh nhân Hoàng Việt Anh – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT – FPT Telecom: Hy vọng...

(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT...

Hà Nội mới hướng đến nông nghiệp “thuận thiên”

Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đặt ra cho giai đoạn 2021 - 2025. Bước tiến toàn diện Trong những năm qua, ngành NN&PTNT Hà Nội tiếp tục có sự trưởng thành và phát triển vượt bậc. Tái cơ cấu nông nghiệp ngày càng đi...

Đảng tiên phong tinh gọn bộ máy

Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề đã được đề cập trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng. 8 năm trước, tại Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017, "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức...

Đất nước bước vào Kỷ nguyên mới

Những quyết tâm chính trị cao nhất về Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam để xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, thịnh vượng, dân chủ, công bằng, và văn minh đã được thể hiện trong quyết tâm của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. ...

Đất nước vươn mình từ vị thế Việt Nam

Theo đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội có thêm 2 trường THPT chuyên

Theo Quyết định số 265/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội quyết định tổ chức lại Trường THPT Sơn Tây thành Trường THPT chuyên Sơn Tây thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Địa chỉ nhà trường tại số 57, đường Đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 15/1/2025, UBND thành phố Hà Nội nêu rõ, tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành THPT chuyên Chu Văn An...

Sắc xuân ngập tràn tại “Ngày hội giao lưu văn hóa quốc tế 2025”

Sự kiện cũng là một hoạt động ngoại khóa thường niên của nhà trường nhằm mang đến cho các em những cơ hội khám phá nền văn hóa các quốc gia đầy thú vị và bổ ích. ...

Hai học sinh ẩu đả khi đi trải nghiệm khiến 1 người bị thương

Trao đổi với VOV.VN, ông Hoàng Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, sự việc trên là có thật. Trong buổi trải nghiệm thực tế tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) vào ngày 9/1, trong quá trình xếp hàng lên cầu trượt cao tốc, 1 học sinh của trường có cãi vã qua lại, mâu thuẫn với học sinh Trường THCS Thanh Lâm A (Mê Linh, Hà Nội). Hậu quả, 1 học sinh...

Học sinh Việt Nam giành 9 huy chương Vàng, Bạc tại Olympic Hóa học Châu Á

Kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á AChO năm 2025 được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO) là một tổ chức tham gia vào phát triển STEM để tạo ra các kỹ năng của thế kỷ 21 (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp và tư duy tính toán) thông qua các cuộc thi, cuộc thi và kỳ thi Olympic. ...

Giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học

Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 6/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học. Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi...

Bài đọc nhiều

Hoa khôi cầu lông Thùy Linh chia tay Olympic: Tôi rất cố gắng nhưng đối thủ mạnh hơn!

Tay vợt xinh đẹp Nguyễn Thùy Linh dừng chân một cách đáng tiếc trước đối thủ mạnh hơn Zhang Beiwen (Mỹ) ở trận cuối vòng bảng nội dung đơn nữ môn cầu lông Olympic vào chiều 31.8. Nhưng những ai theo dõi vẫn dành lời khen cho cô. Trước tay vợt người Mỹ gốc Trung Quốc Zhang Beiwen được đánh giá mạnh hơn, xếp thứ 11 trên bảng xếp hạng BWF, Thùy Linh khởi đi khá thận trọng. Cô thực...

Việt Nam có bản quyền Olympic Paris 2024 trước ngày bế mạc

(Dân trí) - Tối 8/8, một kênh truyền hình Việt Nam thông báo sở hữu bản quyền Olympic Paris 2024. Đây là thời điểm các vận động viên Việt Nam không còn thi đấu ở Thế vận hội tại Pháp. "Khán giả đã có thể thưởng thức những diễn biến đầy hấp dẫn của Olympic Paris 2024 trên hệ thống truyền hình VTVcab từ ngày 8/8 đến 12/8", thông báo của VTVCab trên kênh On Sports. Cũng theo thông báo này,...

Cung đường ở Lào Cai mùa lúa chín gây sốt, khách ngỡ ‘chốn bồng lai’

Cung đường uốn lượn nằm ẩn mình giữa những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín khiến nhiều du khách đi ngang qua đây ngỡ ngàng vì khung cảnh siêu thực, đẹp như tranh ở Lào Cai. Nằm trên tuyến đường DT 156 hướng từ thành phố Lào Cai đến xã Y Tý, đoạn khúc cua thuộc xã A Lù (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) những ngày gần đây trở thành điểm đến gây “sốt” mạng bởi sở...

Tuyển nữ Đức giành vé vào tứ kết Olympic Paris 2024

Đội tuyển bóng đá nữ Đức đã giành vé vào tứ kết Olympic Paris 2024 sau khi thắng Zambia 4-1 ở lượt cuối bảng B vào rạng sáng 1-8. Trong khi đó, Úc bị loại đáng tiếc khi thua Mỹ. Schueller (7) ăn mừng bàn thắng cho tuyển nữ Đức - Ảnh: GETTY IMAGES Đội tuyển nữ Mỹ đã sớm giành vé đi tiếp sau hai chiến thắng tuyệt đối. Vé còn lại của bảng B là cuộc cạnh tranh giữa...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã...

NDO - Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm (thành phố Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly với các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ kỷ niệm. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân...

Cùng chuyên mục

Vào vụ Tết, làng nghề bánh tráng hơn 200 năm liên tục cháy hàng

Cần Thơ - Sản xuất hàng nghìn chiếc bánh tráng mỗi ngày, các hộ dân tại làng nghề Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) vẫn không đủ đáp ứng cho thị trường Tết. Ghé thăm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) những ngày cận Tết, chúng tôi có dịp cảm nhận được sự hối hả của bà con nơi đây. Từ sáng sớm, những chiếc lò đã nghi ngút khói để cho ra những chiếc...

Đào rừng Sơn La cổ thụ giá gần trăm triệu hút khách ở TPHCM

TPO - Một tuần trở lại đây, các nhà vườn ở miền Bắc đã vận chuyển những gốc đào "khủng" bày bán ở công viên 23/9 (quận 1, TPHCM), với giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng.  Những ngày gần đây, công viên 23/9 rộn ràng hơn mọi khi. Hàng trăm gốc đào từ miền Bắc được bày bán làm rực hồng một góc trời. Ông Nguyễn Văn Sơn (ngụ Hà Nội) cho biết năm nay gia đình ông đem 400 gốc đào vào TPHCM bán,...

Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa ở Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(Dân trí) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Thiết kế: Patrick Nguyễn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chi-tiet-30-diem-ban-phao-hoa-o-ha-noi-dip-tet-nguyen-dan-at-ty-2025-20250123223710855.htm

Giới trẻ tấp nập check in đường hoa Tết ở ‘khu nhà giàu’ TPHCM

TPO - Chưa đến giờ khai mạc nhưng từ trưa, nhiều bạn trẻ đã đến chụp ảnh cùng linh vật năm Ất Tỵ tại tuyến đường nối thẳng đến cầu Ánh Sao trong KĐT Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TPHCM). Đường hoa với nhiều tiểu cảnh rực rỡ, mở cửa đón khách từ 23/1 đến 1/2. Cổng Nghinh xuân với sắc đỏ, vàng rực rỡ. Trên cổng, chủ đề được thể hiện nổi bật, cùng hàng trăm chiếc phong bao lì xì...

Lễ hội xuân lớn nhất Việt Nam giáp Hà Nội, già trẻ đều mê

Từ Hà Nội bắt xe buýt miễn phí đến Lễ hội Ánh sáng phương Đông, người lớn trẻ nhỏ bắt gặp cả một thiên đường ánh sáng, lại đủ ‘combo’ mua sắm, ăn chơi ‘tẹt ga’ mùa Tết. Check-in bên cạnh Lạc Long Quân trở về, tác phẩm đèn lồng đoạt giải khuyến khích tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean. Diễn ra đến hết ngày 16-3, tới thời điểm hiện tại Lễ hội Ánh sáng phương Đông 2025 tại Vinhomes Ocean...

Mới nhất

TS Lê Bá Khánh Trình rời vị trí tổ trưởng toán trường chuyên, sau 32 năm

Tối 7.2, tiến sĩ Trần Nam Dũng, Hiệu phó Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thông tin 'cậu...

Cuộc chiến thuế quan quay trở lại và “lợi hại hơn xưa”, Việt Nam sẽ xoay sở thế nào?

Các chuyên gia kinh tế cùng nhận diện những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan trở lại và xung đột thương mại Mỹ-Trung Quốc ngày càng leo thang.

Người từ 60 tuổi chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp ra sao?

(Dân trí) - Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 nêu mức tính trợ cấp cho người đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng. Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều...

Đại tướng Phan Văn Giang mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam trong năm nay

Điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam trong năm 2025. Tối 7/2, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth. Đại tướng Phan Văn Giang...

Mới nhất