Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhViệt Nam - Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng

Việt Nam – Bến đỗ của sự tin tưởng và kỳ vọng


Kể từ ngày Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành cho đến nay (12/1987-12/2024), đã 37 năm trôi qua. Suốt hành trình đó, Việt Nam luôn kiên định với chủ trương mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho FDI vào đầu tư và phát triển hiệu quả. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam về FDI đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng đi vào thực chất, tập trung nhiều hơn vào chất lượng thay vì chạy theo số lượng.




Từ bệ phóng năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam sẵn sàng cất cánh năm 2025?

Việt Nam Chủ động thu hút, hợp tác có chọn lọc

Dựa trên đặc thù từng giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước và bối cảnh thế giới, chính sách về đầu tư nước ngoài luôn được thiết chế cho phù hợp, nhưng tất cả trên một nguyên tắc cơ bản: Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.

Mặt khác, chính sách của Việt Nam cũng luôn hướng đến tiêu chí đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Trên cơ sở định hướng của Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2018 của Bộ Chính trị, Việt Nam đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, theo đó các chính sách và cơ chế thu hút FDI đã và đang tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa nền kinh tế trước đòi hỏi của nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Và kể từ khi Luật Đầu tư 2020 ra đời (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) cùng với Nghị định 31/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020, đã đặt ra tiêu chí khắt khe hơn đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ưu đãi nhiều hơn cho các dự án công nghệ cao, giảm thiểu tối đa các dự án đầu tư vào các lĩnh vực gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tạo điều kiện tối đa cho các dự án đầu tư “xanh” và bền vững.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp ước về thuế tối thiểu toàn cầu – Trụ cột 2 của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận do Tổ chức Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013, chính sách thu hút FDI của Việt Nam lại càng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, nhằm tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.

Một mặt, chúng ta đã sửa đổi đồng bộ các luật thuế có liên quan như Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt… để ngăn chặn trước các bất cập, rào cản có thể xảy ra trong giai đoạn tới khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu. Mặt khác, chúng ta tích cực nghiên cứu để có thể đưa ra các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, giúp họ giải tỏa nỗi lo lắng khi thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực vào năm 2024.

Sự vào cuộc kịp thời của Việt Nam trong mọi thay đổi của bối cảnh quốc tế liên quan đến FDI thông qua việc ban hành các định hướng phát triển, hoàn thiện thể chế luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài là những ưu điểm nổi bật của Việt Nam trong suốt thời gian qua, giúp các nhà đầu tư ngày càng yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài.

Cần một hệ sinh thái phù hợp cho các ngành, địa phương

Bước sang năm 2025 – một năm bản lề cho một “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” với nhiều kỳ vọng bứt phá mới, đó là khi ở trong nước, Việt Nam có một bộ máy lãnh đạo mới với nhiều sự thay đổi quyết liệt về thể chế từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương. Đó là khi nhìn ra bên ngoài, cục diện thế giới chắc hẳn sẽ có nhiều thay đổi khi Tổng thống Mỹ D. Trump nắm quyền với những chính sách về thuế, thương mại.

Vậy cơ hội và chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới là gì? Chính sách thu hút vốn FDI cần thay đổi gì để đón đầu dòng vốn có khả năng dịch chuyển cũng như hướng trở thành công xưởng sản xuất của thế giới? Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều quyết sách quan trọng và khôn ngoan cả về tầm chiến lược, sách lược và năng lực thực thi.

Trước hết về chiến lược, Việt Nam đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, như trong các năm đầu mở cửa thu hút FDI còn bị “bao vây, cấm vận” – thời điểm Việt Nam còn chưa có vị thế cao và hội nhập kinh tế quốc tế rộng như hiện nay. Nhưng, chúng ta luôn nhất quán trong “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hình thức đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế”.

Chiến lược này trong thực tế đã được các cơ quan liên quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó, mặc dù trong bối cảnh quốc tế luôn có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình địa chính trị luôn diễn biến phức tạp, cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực và trên toàn cầu vẫn tiếp diễn ra gay gắt, nhưng FDI vẫn vào Việt Nam và Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Đây cũng chính là cơ hội lớn của Việt Nam để có thể tiếp tục đón đầu dòng vốn trong tương lai.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm túc và toàn diện, hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều quy định chồng chéo, chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Trong giai đoạn tới, để thu hút FDI hiệu quả, Việt Nam cần tiếp tục tháo gỡ các rào cản, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư; sớm hóa giải các quy định xung đột, chồng chéo lớn trong các văn bản luật… nhằm tập trung nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Một mặt, cần tiếp tục sớm hóa giải các quy định xung đột, chồng chéo lớn trong các văn bản luật như: Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở… Mặt khác, cần tiếp tục phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu (hoàn thiện chính sách nhằm tạo quỹ đất sạch nhanh, đủ đáp ứng nhu cầu cho đầu tư; đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (điện, khí,…); phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình số hóa nền kinh tế (trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành bán dẫn, điện tử, công nghệ số…).

Và để tiếp tục tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế nói chung, cần có các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI – lực lượng chiếm tới bình quân 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng năng lực xuất khẩu chiếm tới 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm.

“Đất lành, chim đậu”. Muốn Việt Nam tiếp tục là bến đỗ, miền đất lành thì chúng ta phải có một hệ sinh thái cho các ngành, gồm: cơ sở hạ tầng, phổ cập về công nghệ giao dịch số, các chính sách quản lý Nhà nước thoáng, mở, nâng đỡ; dịch vụ hành chính công văn minh tiến bộ; và quy hoạch địa phương, vùng kinh tế phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực sinh thái.

Nói như Tổng Bí thư Tô Lâm, là phải tháo được nút nghẽn về thể chế, tức là cơ quan quản lý nhà nước phải đi đầu, phải khai mở, tiến bộ, văn minh, giảm chi phí…

Về phía doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực cũng phải làm sao để đón được luồng đầu tư về đây. Chất lượng nguồn nhân lực gồm: đào tạo chuyên nghiệp, khả năng tự học và tự đổi mới; tính kỷ luật và cam kết; văn hóa hướng tới tiếp nhận văn minh; tinh thần thái độ của người lao động. Ngoài sinh thái ra còn ở khía cạnh ít rủi ro, có khả năng dễ sống, dễ lập nghiệp, dễ nhân bản, dễ khởi sự, hướng tới các giá trị kiến tạo, nhân văn, khai mở…

TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng biên tập Báo cáo thường niên FDI





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/viet-nam-ben-do-cua-su-tin-tuong-va-ky-vong-160062.html

Cùng chủ đề

Hướng ra biển – giàu từ biển dưới góc nhìn từ hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

(PLVN) - Biển Việt Nam không chỉ có tôm, cá, hải sản mà còn có gió, có dầu khí. Những nguồn năng lượng này đang được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đầu tư, khai thác, mang lại lợi ích lớn kinh tế cho đất nước. Sản xuất, kinh doanh ấn tượng Trong nhiều năm qua, dù lượng dầu khí đang ngày càng suy giảm, nhưng mỗi năm Petrovietnam vẫn đóng góp trên dưới 10% cho ngân sách nhà nước....

Canh bạc thuế quan 1,4 nghìn tỷ USD của ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump dù đã tạm thời dừng việc áp đặt thuế quan 25% với Mexico và Canada, song hoàn toàn có thể khởi động lại bất cứ lúc nào. Trong khi đó, chính sách áp thêm 10% thuế với hàng hóa Trung Quốc đã chính thức có...

Doanh nghiệp ra quân sản xuất đầu năm với khí thế mới

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 3/2, gần 12.000 lao động của Tổng Công ty May 10 - CTCP (May 10) tại 7 tỉnh, thành phố trên cả nước đã đồng loạt ra quân sản xuất, bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm Ất Tỵ với quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra trong năm 2025.Chia sẻ trong ngày đầu tiên đi làm của năm mới...

Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự Ngân hàng SCB

Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng. Sáng 3-2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán...

9 ngày nghỉ Tết Âm lịch đón hơn 430 nghìn du khách

Kinhtedothi - Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn tỉnh Nghệ An đón hơn 430 nghìn lượt khách về tham quan, chiêm bái. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Nghệ An dịp Tết Nguyên đán 2025 ước đạt 479 tỷ đồng. Sở Du lịch tỉnh Nghệ An thông tin, dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài trong 9 ngày, thời tiết khá thuận lợi cho các hoạt tham quan, vui chơi, giải trí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng: Du lịch Tết Ất Tỵ 2025, lượng khách tăng mạnh

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đánh dấu một mùa du lịch sôi động tại Đà Nẵng khi thành phố đón hơn 469.000 lượt khách, tăng 16,7% so với kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt hơn 228.000 lượt, tăng mạnh 29%, còn khách nội địa đạt hơn 241.000 lượt. Doanh thu từ du lịch cũng đạt 1.887 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm trước.Chăm lo tết cho người dânTheo UBND TP....

Thủ tướng kiểm tra, đôn đốc hai dự án cao tốc tại Cao Bằng và Lạng Sơn

Chiều tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Lạng Sơn, sau khi dành cả ngày để đi thị sát hiện trường hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề...

Tín dụng chính sách đưa đường cho “Đảng viên đi trước”

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã...

TP. Hồ Chí Minh: Lao động trẻ vào làm tại hợp tác xã được hỗ trợ

Lao động trẻ (từ 18-30 tuổi) vào làm việc tại các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ được TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 1,5 lần lương tối thiểu vùng. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới hoạt động hiệu quả. Ảnh: Đ.Q UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức ban hành kế hoạch...

TP. Hồ Chí Minh nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số

Để năm 2025 tăng trưởng kinh tế đạt ở mức 2 con số, lãnh đạo UBND TP. Hồ Chí Minh đã đề ra hàng loạt giải pháp cũng như kiến nghị để hiện thực hóa.Bước sang năm 2025, khảo sát của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều doanh nghiệp tại thành phố đang khá lạc quan về triển vọng sản xuất kinh doanh, kinh tế khởi sắc. Sau một giai đoạn đầy thách thức,...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 vọt tăng, thiết lập mức cao nhất lịch sử

Giá vàng hôm nay 1/2/2025 đầu phiên giao dịch tại Mỹ tiếp tục tăng, trên mốc 2.800 USD/ounce, trong bối cảnh nhu cầu trú ẩn gia tăng. Kết phiên 31/1, giá vàng miếng tại SJC niêm yết ở mức 86,8-88,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Doji công bố giá vàng miếng ở mức 86,9-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) Giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ của SJC được niêm yết ở mức 86,3-88 triệu đồng/lượng (mua -...

Học viên tham gia khóa học làm giàu tăng đột biến, công ty một diễn giả lãi lớn

Công ty chuyên bán khóa học làm giàu do diễn giả Nguyễn Thành Tiến làm chủ tịch vừa báo lãi tăng mạnh trở lại trong quý 4-2024 sau khi thua lỗ nhiều quý. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ...

Chứng khoán trùm ‘đỏ’ ngày khai Xuân, cổ phiếu công nghệ ‘vạ lây’ vì DeepSeek?

Chứng khoán mở cửa phiên đầu tiên của năm Ất Tỵ không mấy hồ hởi khi chỉ số đại diện sàn giao dịch lớn nhất Việt Nam mất gần 15 điểm sau hơn 1 giờ đồng hồ. Sau nhờ lực mua "bắt đáy" kích hoạt, đà rơi mới giảm dần. ...

EU dọa trả đũa nếu ông Trump tăng thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo Tổng thống Trump rằng khối này sẽ trả đũa nếu ông áp các mức thuế quan bổ sung đối với hàng hóa EU. Theo trang Politico, ngày 2-2, Ủy ban châu Âu cho biết họ "lấy làm...

Gợi ý danh mục đầu tư 2025 tiềm năng theo thuyết ngũ hành

Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành khác nhau để phòng tránh rủi ro tập trung và lựa chọn các mã chứng khoán bản thân nắm rõ. Tuỳ từng bản mệnh, cổ phiếu các ngành có mức “tương hợp” khác nhau. BSC cũng lưu ý nhà đầu tư phân bổ danh mục đa dạng vào các ngành...

Cùng chuyên mục

Giá vàng lập đỉnh, có nên mua lúc này và dịp Thần Tài?

(NLĐO) – Nếu mua để lấy may dịp Thần Tài, giá vàng dù lập đỉnh cũng không đáng ngại nhưng mua để đầu tư, lướt sóng nên cân nhắc. ...

Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề nghị các trái chủ liên hệ Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) để được hướng dẫn hoàn thiện đơn và tài liệu đính kèm nhằm thuận tiện nhận lại tiền bằng hình thức chuyển khoản. Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thườngCục Thi hành án dân sự TP.HCM đề nghị các trái chủ liên hệ Công ty...

Hoan hỉ mua bán mía vàng trước ngày vía Ngọc Hoàng

Ngày 5-2, nhiều người tìm đến nơi bán mía thân vàng bên đường Lê Quang Sung (quận 6, TP.HCM) chọn mua những cặp mía về cúng vía Ngọc Hoàng (mùng 9 tháng giêng). ...

Có những gam màu sáng, kỳ vọng tạo sự đột phá về quy mô và chất lượng

NDO - Dù có thể còn nhiều biến động khó dự báo, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ có gam màu tươi sáng hơn trong năm 2025. Cùng với quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương… sẽ tạo sự bứt phá về tăng trưởng kinh tế vĩ...

Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm nay

(NLĐO)- Bộ Tài chính quyết tâm được nâng hạng thị trường, đồng thời "mời gọi" doanh nghiệp chất lượng lên sàn tăng chất lượng cho thị trường. ...

Mới nhất

‘Bỏ túi’ tiền triệu đầu năm nhờ kiếm thức ăn cho tôm hùm

TPO - Ngoài việc nuôi hàu, ngư dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) tận thu thêm vẹm rồi bán cho các chủ nuôi tôm hùm mang lại thu nhập khá dịp đầu năm mới. 05/02/2025 | 14:24 ...

Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền bồi thường

Cục Thi hành án dân sự TP.HCM đề nghị các trái chủ liên hệ Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI) để được hướng dẫn hoàn thiện đơn và tài liệu đính kèm nhằm thuận tiện nhận lại tiền bằng hình thức chuyển khoản. Trái chủ trái phiếu Vạn Thịnh Phát cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ...

Giám đốc, chủ tịch công đoàn đến nhà chúc Tết, lo xe đón công nhân trở lại

Sáng 5-2, bà Phạm Thị Hồng Hà - chủ tịch công đoàn Công ty cổ phần Sài Gòn Food - cho biết đang ở Thanh Hóa để đón công nhân trở lại TP.HCM làm việc. ...

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến làm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Cụ thể, Quyết định số 242/QĐ-TTg bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng...

Mới nhất