Trang chủNewsThời sựViệt Nam-Bangladesh thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu...

Việt Nam-Bangladesh thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu, với hơn 270 triệu dân, Việt Nam và Bangladesh cần tăng cường hợp tác, tạo thuận lợi thương mại cho nhau, tăng cường kết nối doanh nghiệp hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu dự diễn đàn. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu dự diễn đàn. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 22/9, tại thủ đô Dhaka, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Bangladesh.

Diễn đàn do Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh phối hợp với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (FBCCI), Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bangladesh tổ chức.

Tham dự diễn đàn có các thành viên đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; lãnh đạo FBCCI, Phòng Thương mại và Công nghiệp Dhaka và đông đảo doanh nghiệp, đại diện các bộ, ngành hai nước…

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Shomi Kaiser, Phó Chủ tịch FBCCI vui mừng chào đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và tham dự diễn đàn.

Khẳng định điểm nhấn trong quan hệ song phương là hợp tác thương mại, bà Shomi Kaiser đánh giá quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước hiện chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện hai nước chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng Bangladesh có thị trường rộng lớn và luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh, thương mại trên tinh thần hai bên cùng có lợi.

Bà Shomi Kaiser cho biết, Bangladesh đang nỗ lực thực hiện “Tầm nhìn 2041” về xây dựng đất nước hiện đại và tri thức vào năm 2041 nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập nước, cũng như thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Bangladesh có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ngân hàng trực tuyến, cộng đồng doanh nghiệp Bangladesh sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bangladesh trong năm 2022 đạt mức 455 tỷ USD và nước này đang hướng tới mục tiêu 1.000 tỷ USD trong thời gian tới. Công nghệ xanh, sạch được Bangladesh sử dụng ngày càng nhiều và đa dạng.

Hai nước có điểm tương đồng về thị trường xuất khẩu, Việt Nam có mặt hàng xuất khẩu đa dạng. Bangladesh đang nỗ lực giải quyết các thách thức để ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp. Trên tinh thần đó, Bangladesh mong muốn chia sẻ kinh nghiệm phát triển, tăng cường hợp tác đầu tư, thương mại trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử.

Từ một đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế – xã hội, từ năm 1986, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục khoảng 6%/năm, một thị trường tiềm năng với 100 triệu dân, có tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng, là một điểm đến đầu tư hấp dẫn, là địa điểm an toàn, ưa thích của du khách quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định từ một nước bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia và tham gia hơn 70 diễn đàn, tổ chức khu vực và thế giới. Từ một nước tiếp nhận viện trợ nhân đạo, Việt Nam nay trở thành đối tác tin cậy và trách nhiệm ở khu vực và toàn cầu, hoàn thành tốt nhiều trọng trách quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực thực hiện SDG đến năm 2030 và cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Triển khai nghị quyết của Quốc hội về gói kích thích kinh tế khoảng 8,3% GDP trong 2 năm, Việt Nam đã kiểm soát sớm được dịch bệnh Covid-19, mở cửa nền kinh tế, nhanh chóng phục hồi và phát triển hậu đại dịch.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh ngay trong thời kỳ khắc nghiệt nhất của đại dịch Covid-19, khi hầu hết các nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn có tăng trưởng dương 3%, lạm phát thấp. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02% và lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, đưa quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 410 tỷ USD, đứng thứ 38 trên thế giới.

Kim ngạch thương mại năm 2022 đạt 735 tỷ USD, thuộc Top 20 về quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng GDP 6,5% và lạm phát khoảng 4% trong năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng điều thú vị là cũng giống mục tiêu của Bangladesh đã đưa ra, Việt Nam đã xác định 2 mục tiêu phát triển lớn của đất nước: Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện mục tiêu và khát vọng nói trên, Việt Nam xác định nội lực là cơ bản quyết định, kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng, đột phá cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Việt Nam luôn xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là một bộ phận cấu thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế và có môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư rất hấp dẫn.

Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút 37.000 dự án FDI từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư gần 450 tỷ USD, trở thành một trong 20 nước thu hút FDI thành công nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nợ công của Việt Nam thấp, với mức tương đương 40% GDP.

Ngoài lực lượng lao động đông đảo, có trình độ học vấn và chi phí sản xuất cạnh tranh, cho đến nay Việt Nam đang tham gia 16 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP, FTA Liên minh châu Âu-Việt Nam – EVFTA…) với hơn 60 nước và vùng lãnh thổ.

Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Nguồn: TTXVN)
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Nguồn: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật có tính khả thi và đồng hành cùng doanh nghiệp, coi sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp là thành công của chính mình… Đó là thông điệp nhất quán mà chúng tôi gửi đến cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp Bangladesh.

Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, Việt Nam xác định Bangladesh là một đối tác quan trọng và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Nam Á, là điểm đến đầu tư nhiều tiềm năng cho các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Bangladesh được coi là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập, tiếp cận và tiếp tục vươn rộng ra các thị trường Nam Á và Trung Đông khác.

Ngược lại, các doanh nghiệp Bangladesh có thể thấy tầm quan trọng của Việt Nam để mở rộng thâm nhập vào các thị trường thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – một thị trường có quy mô lớn thứ 5 trên thế giới với khoảng 650 triệu dân – và mở rộng sang các nước đối tác mà Việt Nam có FTA”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu, với hơn 270 triệu dân, Việt Nam và Bangladesh cần tăng cường hợp tác, tạo thuận lợi thương mại cho nhau, tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp hai nước để duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, cùng thu hút vốn, công nghệ cho phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính công nghiệp, có giá trị gia tăng cao, tăng cường hợp tác nông thủy sản (đặc biệt là gạo và lương thực), dệt may, vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển thương mại điện tử và kinh tế số, phát triển công nghiệp Halal và du lịch… Chủ tịch Quốc hội cho rằng trên cơ sở đó, hai nước sớm phấn đấu đạt kim ngạch thương mại khoảng 2 tỷ USD.

Đánh giá cao Bangladesh đã xanh hóa ngành dệt may và vẫn giữ được đơn hàng trong bối cảnh các nước đang bị giảm sút, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn hai nước phối hợp để phát triển chuỗi giá trị của dệt may trên cơ sở cùng hợp tác, không cạnh tranh.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị doanh nghiệp hai bên tích cực trao đổi, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi trồng và chế biến ngọc trai.

Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các doanh nghiệp và các Liên đoàn các Phòng Thương mại Công nghiệp thúc đẩy hai nước sớm ký mới bản ghi nhớ trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp, gia hạn bản ghi nhớ về hợp tác thủy sản và chăn nuôi.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng và hy vọng rằng tại diễn đàn này, các doanh nghiệp sẽ trao đổi, tìm hiểu, tận dụng các cơ hội hợp tác và đầu tư vào thị trường của nhau. Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam-Bangladesh còn rất lớn và phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác năng động, sáng tạo, hiệu quả của chính các doanh nghiệp; bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ cùng nhau viết tiếp chương mới cho 50 năm tiếp theo trong quan hệ hai nước với những kết quả to lớn hơn, đột phá hơn, toàn diện hơn, mang lại phồn vinh và hạnh phúc của nhân dân hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chứng kiến Lễ ký thoả thuận hợp tác trong một số lĩnh vực. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chứng kiến Lễ ký thoả thuận hợp tác trong một số lĩnh vực. (Nguồn: TTXVN)

Tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến lễ ký kết các Bản ghi nhớ (MoU) giữa doanh nghiệp hai nước, gồm: Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty BMH Việt Nam với Tập đoàn Doreen Group Bangladesh về hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất thép tiền chế; Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty hỗ trợ phát triển Bangladesh Việt Nam với Hiệp hội Dược phẩm Bangladesh về trao đổi dược phẩm; hợp đồng về thành lập Liên minh du lịch giữa Công ty cổ phần dịch vụ hàng không Hương Giang với Hiệp hội du lịch Bangladesh.

Lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước cũng tập trung thảo luận, chia sẻ nội dung về chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư hai nước; về đẩy mạnh hợp tác những lĩnh vực hợp tác truyền thống và triển vọng hợp tác ở những lĩnh vực mới như: kinh tế số, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, hệ sinh thái doanh nghiệp, tạo điểm kết nối hiện thực hoá các cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế…





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đẩy mạnh thương mại tự do giữa căng thẳng toàn cầu

(CLO) Ba nền kinh tế lớn của châu Á - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - đã đạt thỏa thuận vào ngày 30/3 về việc tăng cường thương mại tự do, theo tuyên bố chung sau cuộc họp cấp cao tại Seoul. ...

‘R&D – chìa khóa để nông nghiệp Việt xây dựng vị thế’

Ngày 25-3, TTC AgriS (Cty CP Thành Thành Công - Biên Hòa) đã ký bản ghi nhớ với Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) làm thành viên của Singapore Agri-Food Innovation Lab (SAIL). ...

Việt Nam-Brazil đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa hai nền bóng đá

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva và Đoàn đại biểu cấp cao Brazil tới thăm Việt Nam; nhắc lại ấn tượng sâu sắc...

Thủ tướng Canada tuyên bố đối đầu thương mại với Mỹ

(CLO) Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố rằng mối quan hệ kinh tế và an ninh lâu đời giữa Canada và Mỹ "đã kết thúc", đồng thời khẳng định Canada sẽ phải tái thiết nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào Washington. ...

Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho thị trường thịt bò của Brazil

(Dân trí) - Việt Nam và Brazil tiếp tục nâng tầm và cụ thể hóa hơn nữa khuôn khổ Đối tác Chiến lược, đưa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực lên một tầm cao mới, đáp ứng tiềm năng và nhu cầu phát triển của hai nước. Ngày 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục nâng tầm và cụ thể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Dừng thu phí từ 2019, trạm BOT qua TP Cần Thơ vẫn chưa tháo dỡ

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị về việc tháo dỡ trạm thu phí BOT của cử tri TP Cần Thơ. Theo đó, cử tri cho biết Bộ GTVT đã thống nhất không tiếp tục thu phí tại trạm BOT T2 thuộc địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ từ đầu năm 2021. Nhưng đến nay trạm thu phí chưa được tháo dỡ, bỏ hoang, xuống cấp, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo an...

Đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2

(NLĐO) - Công viên địa chất tỉnh Đắk Nông tiếp tục được UNESCO công nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu lần 2, giai đoạn 2024 - 2027. ...

5 công trình trọng điểm giúp khơi thông cửa ngõ TPHCM trong năm 2025

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, quốc lộ 50 và một phần dự án Vành đai 3, nút giao An Phú... hoàn thành năm 2025, giúp khơi thông các cửa ngõ TPHCM. Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất được khởi công cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư gần 11.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp 30/4 đáp ứng công suất hơn 20...

Đi xe máy không biển số bị phạt bao nhiêu tiền?

Lỗi không biển số xe máy phạt bao nhiêu là băn khoăn của nhiều người tham gia giao thông khi Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy hàng đầu tại Đông Nam Á. Bên cạnh những lỗi cơ bản khi tham gia giao thông, đa phần các chủ xe còn chưa nắm rõ quy trình đăng ký biển số cũng như thắc mắc: “Xe không biển số phạt bao nhiêu?”Đối với người điều khiến:...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Tin tức doanh nghiệp-Bắt nhịp kỷ nguyên công nghệ, nhiều đơn vị công an triển khai hoạt động trên không gian số

Hàng loạt đơn vị công an trên cả nước đang tiên phong ứng dụng Zalo Official Account (OA) và Zalo Mini App để kết nối với người dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy chuyển đổi số.Đây là bước đi thiết thực, thể hiện tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động năm 2024

VNG Snapshot FY.2024 trình bày tóm lược các chỉ số tài chính và những thông tin xoay quanh hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG, các mảng sản phẩm cho năm tài chính 2024.Trong năm 2024, bên cạnh việc đẩy mạnh các mũi nhọn chiến lược như AI, VNG tiếp tục đảm bảo trách nhiệm...

Tin tức doanh nghiệp-VNG được vinh danh tại Lễ tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao điện tử 2025

Ngày 06/04/2025, VNG đã nhận bằng khen của Ủy ban Olympic nhờ những nỗ lực nổi bật trong việc phát triển Thể thao điện tử (eSports) và thúc đẩy phong trào Olympic tại Việt Nam năm 2024. Tại Lễ Tôn vinh & Phong đẳng cấp Thể thao Điện tử 2025 do Hiệp hội Thể thao điện tử Giải trí...

Tin tức doanh nghiệp-VNG lần thứ 3 tham gia Vietnam Game Awards 2025 với 53 đề cử

Tại vòng sơ loại Vietnam Game Awards 2025, VNGGames và Zalopay đang dẫn đầu với  53 đề cử cùng hơn 320.000 lượt bình chọn từ cộng đồng chỉ trong 3 tuần, khẳng định sức hút mạnh mẽ của hệ sinh thái giải trí và thanh toán số VNG.Cụ thể, Zalopay dẫn đầu hạng mục Kênh thanh toán yêu...

Mới nhất