Trang chủNewsThế giới"Viết lại" trật tự quyền lực

“Viết lại” trật tự quyền lực

Năm 2024 là “năm siêu bầu cử” của châu Phi với 18 nước có kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử, đánh dấu sự tiến bộ của nền dân chủ và thay đổi chính trị lớn của nhiều quốc gia tại châu lục này.

“Làn gió mới” trong cấu trúc chính trị

Trong năm 2024, có 18 nước lập kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử, chiếm hơn 1/3 tổng số quốc gia châu Phi, với dân số gần 500 triệu người, bao trùm đầy đủ các tiểu khu vực: Nam Phi (5 quốc gia), Bắc Phi (2 quốc gia), Tây Phi (7 quốc gia), Đông Phi (3 quốc gia) và Trung Phi (1 quốc gia).

Cấu trúc các quốc gia tổ chức bầu cử đa dạng, có cả các chủ thể kinh tế mạnh của khu vực như Nam Phi và Algeria, cũng như những quốc gia tương đối kém phát triển như Nam Sudan và Burkina Faso; các nước châu Phi nói tiếng Anh và tiếng Pháp…

Xét theo kết quả bầu cử cuối cùng, ngoại trừ 5 nước hoãn bầu cử, 13 nước đã tổ chức bầu cử suôn sẻ. Trong số đó, 7 quốc gia có lãnh đạo đương nhiệm tái đắc cử, 6 quốc gia bầu lãnh đạo mới, 4 quốc gia có ứng cử viên đối lập lên nắm quyền.

Các sự kiện bầu cử năm 2024 ở châu Phi được xem là một bước tiến lịch sử trong thúc đẩy tính minh bạch và cạnh tranh chính trị. Sau bầu cử, rất nhiều nhà lãnh đạo trẻ, có tư duy đổi mới đã lên nắm quyền, đại diện cho một thế hệ mới với định hướng chính sách nhấn mạnh vào lợi ích quốc gia, chủ quyền, độc lập trước ảnh hưởng nước ngoài.

Có thể nói, năm 2024, châu Phi chứng kiến nhiều thay đổi đáng kể trong cấu trúc chính trị, phản ánh sự trưởng thành và khả năng điều chỉnh của hệ thống chính trị khu vực.

Phòng Nghiên cứu Châu Phi Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi
Quá trình dân chủ hóa, sự xuất hiện của nhiều nhà lãnh đạo mới, gia tăng tính cạnh tranh trong chính trị đã củng cố niềm tin của người dân các quốc gia châu Phi. (Nguồn: Pan Africa Review)

Tại nhiều quốc gia then chốt, lần đầu tiên các đảng cầm quyền lâu đời đối mặt với thách thức lớn khi phải chuyển giao quyền lực cho những đảng đối lập. Ở Nam Phi, đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) “thống trị” chính trường suốt ba thập kỷ, giờ đây đã không còn giữ được quyền kiểm soát tuyệt đối tại Quốc hội sau cuộc bầu cử cạnh tranh khốc liệt.

Tương tự, tại Botswana, đảng Dân chủ Botswana, vốn là đảng lãnh đạo từ khi nước này độc lập năm 1966, đã mất quyền lực vào tay liên minh đối lập. Những sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở ra cơ hội cho các đảng phái khác tham gia sâu hơn vào việc hoạch định chính sách.

Ở nhiều quốc gia khác, cấu trúc chính trị cũng ngày càng linh hoạt và phản ánh tốt hơn nhu cầu của người dân. “Làn gió mới” này thể hiện ở vai trò của các đảng đối lập dần được nâng cao, minh chứng qua các chiến thắng mang tính lịch sử tại Ghana, Botswana, Mozambique; sự thay đổi quyền lực thể hiện qua việc hình thành các liên minh chính trị mới. Ở Mauritius và Ghana, quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra hòa bình, minh bạch, củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống bầu cử dân chủ.

Ở cấp khu vực, cấu trúc quyền lực cũng được tái định hình mạnh mẽ. Việc 3 quốc gia Mali, Burkina Faso và Niger tuyên bố thành lập “Liên bang các quốc gia Sahel” đánh dấu nỗ lực mới nhằm tăng cường hội nhập chính trị, kinh tế, quân sự trong bối cảnh bất đồng với Cộng đồng kinh tế Tây Phi ECOWAS. Mặc dù còn một số vướng mắc, bước đi này thể hiện quyết tâm của các quốc gia trong việc định hình tương lai khu vực theo hướng tự chủ hơn.

Nhìn chung, những thay đổi trong cấu trúc chính trị của châu Phi năm 2024 đã phản ánh sự chuyển biến sâu sắc của khu vực. Quá trình dân chủ hóa, sự xuất hiện của những nhà lãnh đạo mới, gia tăng tính cạnh tranh trong chính trị đã củng cố niềm tin của người dân vào các thể chế và tiến trình cải cách. Đây là nền tảng quan trọng để châu Phi đối mặt với những thách thức và hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

Gia tăng các cam kết an ninh

Trong năm 2024, các tổ chức khu vực và quốc tế tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ châu Phi đối mặt với các vấn đề an ninh phức tạp. Những nỗ lực này thể hiện qua các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ chống khủng bố và thúc đẩy các sáng kiến hòa giải tại những điểm nóng của khu vực.

Ngoài ra, sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực như Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và Cộng đồng Đông Phi (EAC) cũng góp phần “trấn an” châu lục này. Tại Đông Congo, sự tham gia của Lực lượng gìn giữ hòa bình từ SADC giúp tăng cường khả năng đối phó với các nhóm vũ trang như Phong trào M23. Có thể nói, đây là sự kế thừa từ những nỗ lực trước đó của quân đội thuộc Cộng đồng Đông Phi (EAC), với mong muốn tạo ra một mặt trận hợp tác giữa các quốc gia khu vực nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang.

Phái bộ hỗ trợ và ổn định của Liên minh châu Phi tại Somalia (AUSSOM) cũng đang hỗ trợ củng cố năng lực chống khủng bố cho chính quyền liên bang Somalia. Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Ai Cập và Kenya đã cam kết cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực và vật lực hỗ trợ AUSSOM. Những nỗ lực này không chỉ giúp đào tạo lực lượng an ninh mà còn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đảm bảo an ninh lâu dài.

Phòng Nghiên cứu Châu Phi Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi
Phái bộ hỗ trợ và ổn định của Liên minh châu Phi tại Somalia (AUSSOM) đang hỗ trợ chính quyền liên bang Somalia củng cố năng lực chống khủng bố. (Nguồn: Somalia Guardian)

Đáng chú ý, các nỗ lực hòa giải quốc tế cũng đạt nhiều tiến bộ trong việc giảm căng thẳng khu vực. Tiêu biểu, dưới sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia và Somalia đã ký thỏa thuận tạm gác lại các bất đồng để thúc đẩy hợp tác khu vực. Tương tự, Angola đóng vai trò trung gian trong tái khởi động đàm phán hòa bình giữa CHDC Congo và Rwanda, dù kết quả vẫn chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, kinh tế châu Phi cũng “chứng kiến” nhiều điểm sáng trong năm 2024. Theo báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới” (The World Economic Situation and Prospects – WESP), tăng trưởng kinh tế châu Phi năm 2024 ước tính đạt 3,4%. Động lực tăng trưởng chính đến từ sự phục hồi của ba nền kinh tế lớn tại khu vực là Ai Cập, Nigeria và Nam Phi.

Về cơ cấu tăng trưởng ở tiểu khu vực, Đông Phi đạt tốc độ nhanh hơn các tiểu vùng khác. Điều này là do Ethiopia, Kenya, Rwanda, Uganda, Tanzania duy trì mức tăng trưởng GDP tương đối cao, lượng cầu nội địa bền vững, du lịch quốc tế phục hồi mạnh.

Tăng trưởng ở Trung Phi thấp hơn so với các tiểu vùng khác do Chad, Guinea Xích đạo, Gabon trì trệ trong sản xuất dầu thô; trong khi Cộng hòa Trung Phi đang phục hồi chậm hơn.

Những chuyển biến trong cấu trúc chính trị châu Phi năm 2024 cho thấy, không chỉ phản ánh xu hướng dân chủ hóa mạnh mẽ mà còn mở ra cơ hội định hình lại quyền lực trong khu vực. Sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo mới, sự trỗi dậy của các đảng đối lập, cùng với nỗ lực tăng cường hợp tác khu vực đang tạo nên một “làn gió mới” trên chính trường châu lục. Dù vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những bước tiến này là nền tảng quan trọng để châu Phi hướng tới một tương lai ổn định, phát triển và tự chủ hơn.

(Còn tiếp)





Nguồn: https://baoquocte.vn/chau-phi-tren-hanh-trinh-tu-chu-va-doi-moi-ky-i-viet-lai-trat-tu-quyen-luc-307853.html

Cùng chủ đề

Việc ký kết KPA gia hạn PSC Lô PM3 CAA thêm 20 năm chính là lời khẳng định cụ thể và mạnh mẽ cho...

Trong hành trình phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, có những dấu ấn hợp tác đã trở thành biểu tượng cho sự gắn bó chiến lược, hiệu quả và bền vững giữa các tập đoàn dầu khí quốc gia trong khu vực. Sự hợp tác hơn 3 thập...

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI TIÊN PHONG SỐNG KHỎE – TIẾP BƯỚC KHỎE, RƯỚC IPHONE

1. TÊN CHƯƠNG TRÌNH CHÀO THÁNG SỐNG KHỎE – TIẾP BƯỚC KHỎE, RƯỚC IPHONE 2. THỜI GIAN KHUYẾN MÃI Từ 0h00 ngày 01/04/2025 đến 23h59 ngày 30/06/2025 3. SẢN PHẨM ÁP DỤNG Sản phẩm áp dụng thuộc danh mục sản phẩm Máy lọc nước, Máy làm mát không khí Sunhouse; Máy ép, Máy vắt, Máy...

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. Bệnh nhân H. (40 tuổi, Ninh...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Mỹ sắp tới của Ngoại trưởng Vương Nghị?

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Bắc Kinh mong muốn mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở lại “đúng hướng” thông qua chuyến thăm Washington của Ngoại trưởng Vương Nghị trong tuần này.

Mỹ và các nước phương Tây đình chỉ tài trợ cho UNRWA

Ngày 29/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres hối thúc các nước vừa ngừng tài trợ cho Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) xem lại quyết định này.

Festival sách Bắc Kinh thúc đẩy trao đổi đa văn hóa

Festival sách quốc tế Bắc Kinh lần thứ 30 (BIBF - ảnh) thu hút sự tham gia của 1.600 nhà triển lãm từ 71 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực. Tại triển lãm năm nay, khách tham quan có cơ hội tiếp cận 220.000 đầu sách của Trung Quốc và quốc tế. Hơn 1.000 sự kiện văn hóa đã được tổ chức nhân dịp này, trong khi các tác giả...

Nghi phạm tấn công ông Trump dùng thiết bị bay không người lái do thám hiện trường

Theo CNN, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết, Thomas Matthew Crooks, nghi phạm 20 tuổi, thực hiện vụ ám sát ông Donald Trump tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania ngày 13-7 vừa qua, đã điều khiển thiết bị bay không người lái bay qua khu vực này khoảng 2 giờ trước khi cựu Tổng thống Mỹ phát biểu. Trong phiên điều...

Cùng chuyên mục

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Thủ tướng Israel nêu rõ điều kiện cho giai đoạn đàm phán tiếp theo với Hamas, khẳng định không giấu giếm

Ngày 30/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza với điều kiện Hamas phải hạ vũ khí và rời khỏi vùng đất này.

Tổng thống Donald Trump tự tin về sáng kiến sáp nhập Greenland

Tổng thống Mỹ Donald Trump tin chắc 100% rằng sáng kiến sáp nhập Greenland của ông sẽ thành công.

Houthi phóng tên lửa vào Israel, tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Quân đội Israel ngày 30/3 xác nhận đã chặn được một tên lửa phóng từ Yemen, sau khi kích hoạt còi báo động không kích trên nhiều khu vực của Israel.

Mới nhất

Hai người phụ nữ hiếm hoi trong lịch sử từng được trao huy chương Fields

Trong số 64 nhà toán học được trao huy chương Fields ở lĩnh vực toán học chỉ có hai người phụ nữ. Đó là nhà toán học người Iran Maryam Mirzakhani và nhà toán học người Ukraine Maryna Viazovska. ...

Tuyển giáo viên trước sáp nhập đơn vị hành chính: Nơi tự tạm dừng, nơi tiếp tục tuyển

Tại tỉnh Ninh Thuận có huyện tiếp tục tuyển giáo viên để đảm bảo việc dạy học, nhưng có nơi lại tạm dừng vì lý do sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính. ...

Sữa tăng trưởng chiều cao có thật sự cần thiết cho con?

Các diễn viên, MC quảng cáo đã khẳng định như "đinh đóng cột" là con họ và những người quen biết sử dụng sữa này đã giúp tăng chiều cao 3-5cm sau 3 tháng? Không có chuyện ấy đâu. ...

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ...

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt...

Mới nhất