Trang chủNewsThời sựViệc công nhận nhà nước Palestine: Tìm hiểu tác động

Việc công nhận nhà nước Palestine: Tìm hiểu tác động


Gần đây, những lời kêu gọi các quốc gia phương Tây hãy công nhận Nhà nước Palestine đang ngày càng phổ biến. Như đã biết, ngoại trừ các quốc gia này, thì phần lớn các thành viên tại Liên hợp quốc (139/193) đã thừa nhận các vùng lãnh thổ hiện tại của Palestine là một quốc gia thống nhất.

Sự công nhận này dường như đang được Mỹ xem xét dù nước này trước đây luôn phủ quyết hầu hết mọi nỗ lực công nhận một nhà nước Palestine. Vương quốc Anh, một đồng minh của Mỹ, cũng đang cân nhắc về điều này mặc dù trong quá khứ cũng phản đối giống như Mỹ.

Hồi tháng 2, Ngoại trưởng Anh David Cameron nói: “Điều chúng ta cần làm là mang lại cho người dân Palestine một chân trời hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, tương lai có một nhà nước của riêng họ”.

viec cong nhan nha nuoc palestine co y nghia gi hinh 1

Tại Liên hợp quốc, Palestine được coi là “quốc gia quan sát viên phi thành viên”. Ảnh: AFP

Đặc biệt, một sự chuyển biến lớn trong chủ trương của các quốc gia phương Tây tại châu Âu đã vừa diễn ra, khi Tây Ban Nha, Na Uy và CH Ireland đồng loạt công nhận Nhà nước Palestine.

Các nước trên cho rằng quyết định công nhận Nhà nước Palestine sẽ đẩy nhanh các nỗ lực nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột Israel – Hamas ở Gaza, hiện đã bước sang tháng thứ 8.

Tại sao vấn đề này gây tranh cãi?

Đối với nhiều quốc gia ở phương Tây, hầu hết không công nhận Nhà nước Palestine, thì sự thay đổi địa vị của người Palestine sẽ diễn ra khi các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước thành công, nơi hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại cạnh nhau.

Đây là lý do tại sao những tuyên bố về việc công nhận Nhà nước Palestine gây ra nhiều tranh cãi. Một số người nói rằng việc công nhận Nhà nước Palestine sẽ là bước đầu tiên hướng tới giải pháp lâu dài và hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài hàng thập kỷ.

Song những ý kiến khác cho rằng trừ khi các điều kiện thực tế thay đổi, sự công nhận sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào, vì vậy nên tiếp tục để lại cho Nhà nước Israel toàn bộ quyền lực.

Tác động tích cực

Sự công nhận sẽ mang lại cho Nhà nước Palestine nhiều quyền lực chính trị, pháp lý và thậm chí mang tính biểu tượng hơn. Đặc biệt, việc Israel chiếm đóng hoặc sáp nhập lãnh thổ Palestine sẽ trở thành một vấn đề pháp lý nghiêm trọng hơn.

“Sự thay đổi như vậy sẽ đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán về quy chế vĩnh viễn giữa Israel và Palestine, không phải như một sự nhượng bộ giữa bên chiếm đóng và bên bị chiếm đóng, mà là giữa hai thực thể bình đẳng dưới con mắt của luật pháp quốc tế”, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ viết trên tờ Los Angeles Times vào đầu năm nay. Ông từng từ chức vì bất đồng với chính sách của Mỹ tại Gaza.

viec cong nhan nha nuoc palestine co y nghia gi hinh 2

Bản đồ cho thấy những quốc gia nào đã công nhận và sắp công nhận Nhà nước Palestine (màu đen là những quốc gia không công nhận, màu đỏ công nhận và màu xanh sắp công nhận). Ảnh đồ họa: Jaimee Haddad / L’Orient Today

Tuy nhiên, có lẽ lợi thế lớn nhất đối với người Palestine là mang tính biểu tượng. Một nhà nước Palestine có thể đưa Israel ra một tòa án quốc tế nào đó, nhưng đó sẽ là một chặng đường dài, theo nhà phân tích Trung Đông Philip Leech-Ngo cho biết.

Nhà phân tích Leech-Ngo cho biết, đối với Chính quyền Palestine, sự công nhận là toàn bộ mong muốn và lý tưởng của họ. Chính quyền Palestine hiện đang chỉ quản lý một số khu vực ở Bờ Tây bị Israel chiếm đóng, được thừa nhận là một phần đại diện chính thức của người dân Palestine. 

Tuy nhiên, “chính quyền không thể cung cấp cho công chúng Palestine nhiều thứ. Họ không thể đối đầu với Israel, không có khả năng cải thiện cuộc sống người dân Palestine dưới quyền tài phán của họ… Vì vậy, điều duy nhất mà họ có thể làm cho người dân Palestine là đưa ra lời hứa về sự công nhận quốc tế”, ông Leech-Ngo nói.

Những bất lợi là gì?

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy hầu hết người Israel không muốn có một nhà nước Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhiều lần nói như vậy trong nhiều năm. Đối với Israel và những người ủng hộ Israel, họ có những lo ngại rằng nếu một nhà nước Palestine được công nhận, thì đó có thể là một chiến thắng dành cho những người ủng hộ bạo lực.

Ông Jerome Segal, Giám đốc Tổ chức Tư vấn Hòa bình Quốc tế, cho biết hồi tháng 2 rằng nếu Nhà nước Palestine được công nhận vào thời điểm hiện tại, Hamas có thể dựa vào sự công nhận này để chứng tỏ rằng chỉ có đấu tranh vũ trang mới mang lại kết quả. 

viec cong nhan nha nuoc palestine co y nghia gi hinh 3

Palestine đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế khác nhau, như UNESCO, nơi nước này được công nhận là một quốc gia. Ảnh: AFP

Mặc dù có những lợi thế về mặt pháp lý và biểu tượng, việc công nhận một nhà nước Palestine sẽ không ngay lập tức thay đổi bất cứ điều gì trên thực tế.

Bà Dahlia Scheindlin thuộc tổ chức nghiên cứu Century International của Mỹ cho biết: “Đầu tiên và quan trọng nhất, giới lãnh đạo chính trị Israel quyết tâm ngăn chặn sự độc lập của người Palestine bằng mọi giá. Thứ hai, giới lãnh đạo Palestine hoàn toàn bị chia rẽ và gần như không có tính hợp pháp trong nước. Tất cả những trở ngại này ngày càng trở nên tồi tệ hơn kể từ ngày 7/10”.

Nhà phân tích Trung Đông Leech-Ngo chỉ ra rằng nếu một nhà nước Palestine đột nhiên được công nhận, thì những vấn đề to lớn vẫn chưa thể giải quyết ngay lập tức.

“Vẫn sẽ bị chiếm đóng, vẫn có có các khu định cư, Gaza vẫn sẽ bị tàn phá, biên giới vẫn sẽ thiếu sự kiểm soát… Cuối cùng, vẫn có rất nhiều vấn đề sẽ không được giải quyết ngay lập tức”, ông kết luận.

Ngọc Ánh (theo DW)



Nguồn: https://www.congluan.vn/viec-cong-nhan-nha-nuoc-palestine-co-y-nghia-gi-post296694.html

Cùng chủ đề

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Hamas đồng ý với đề xuất ngừng bắn mới, chờ quyết định từ Israel

(CLO) Hamas đã đồng ý với đề xuất ngừng bắn ở Gaza mà nhóm này nhận được hai ngày trước từ các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar, theo thủ lĩnh Khalil al-Hayya của nhóm chiến binh Palestine này cho biết hôm thứ Bảy. ...

Mỹ thu hồi thị thực của hơn 300 sinh viên quốc tế

Mỹ đang triển khai chương trình thu hồi thị thực, được cho là nhằm vào những sinh viên bị coi là có lập trường ủng hộ lực lượng Hamas trong xung đột Gaza. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc du lịch Cát Bà

(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản). ...

Tổng thống lâm thời Syria công bố thành lập chính phủ chuyển tiếp

(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái. ...

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Mùi tử khí và cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực động đất ở Myanmar

(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. ...

Nét văn hóa truyền thống độc đáo có tại Lễ hội điện Huệ Nam

(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế. ...

Bài đọc nhiều

Chủ tịch Quốc hội: Chất vấn ‘hỏi nhanh, đáp gọn’ với Thủ tướng và 3 Bộ trưởng

Chủ tịch Quốc nhấn mạnh, phiên chất vấn 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tiến hành theo cách thức “hỏi nhanh, đáp gọn”. Sáng 11/11, phát biểu mở đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hoạt động chất vấn tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; đưa hoạt...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

Bộ Khoa học & Công nghệ cảnh báo người dân về 3 hình thức cuộc gọi lừa đảo điển hình

(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn. ...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Công ty Vận tải biển VIMC tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 5/4/2025 vừa qua, tại khu neo Hòn Gai – Quảng Ninh, Công ty Vận tải biển VIMC (VLC) đã chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu VIMC Harmony theo hình thức thuê BBC. VIMC Harmony là tàu hàng rời có trọng tải 22.695,1 DWT, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn...

DOJI RA MẮT DÒNG TRANG SỨC TrenD, TÔN VINH XU HƯỚNG ĐA PHONG CÁCH CỦA PHÁI ĐẸP

DOJI chính thức ra mắt dòng trang sức TrenD – Tôn vinh xu hướng đa phong cách, phản chiếu vẻ đẹp khí chất, tự tin và đầy bản lĩnh của người phụ nữ thời đại mới. Trang sức TrenD là tuyên ngôn đa phong cách của phái đẹp. (Ảnh Thumbnail) Trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ đã không...

BIỂU TƯỢNG CAO QUÝ TRONG QUÀ TẶNG KIM BẢO PHÚC

Trong đời sống văn hóa Á Đông, các loài hoa thường hàm chứa những giá trị sâu sắc về tinh thần và nhân sinh quan. Trong số đó, hoa lan và hoa sen được xem là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao, khí chất và sự thuần khiết – những giá trị bất biến theo thời gian. Kim...

Mới nhất