Vị thế mới

Năm 2023 là một năm chúng ta đã phát triển mạnh mẽ về chất trong quan hệ hợp tác với những đối tác chủ chốt, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn và các nước quan trọng trong khu vực. Điều này đã tiếp tục củng cố và tạo cho Việt Nam một vị thế mới.

Trao đổi với Thanh Niên, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho rằng năm 2023, Việt Nam phải đối mặt với một loạt khó khăn, khi kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, tiềm ẩn rủi ro, cạnh tranh nước lớn không tạo ra được những hợp tác lớn hơn ở tầm khu vực và thế giới trong khi các cuộc khủng hoảng cả cũ và mới vẫn tiếp diễn, tác động rất lớn tới tình hình chung của thế giới. Trong bối cảnh đó, cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định kinh tế vĩ mô, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong năm qua đã phát triển lên một tầm cao mới.

Vị thế mới- Ảnh 1.

Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

GIA HÂN

“Thông qua hoạt động ngoại giao, đặc biệt là việc củng cố, thúc đẩy quan hệ với các nước lớn và các nước trong khu vực, chúng ta đã tạo được một vị thế chiến lược mới cho đất nước. Cũng thông qua đó, chúng ta vừa tranh thủ được những gì cần nhất cho phục hồi phát triển kinh tế vừa tranh thủ được những xu hướng phát triển mới”, ông Phạm Quang Vinh nói. Theo ông, đây là kết quả của sự triển khai rất mạnh mẽ những “bước đệm” đã được tạo dựng từ năm trước đó. Một bước chuyển từ thích ứng sang chủ động chiến lược trong hoạt động đối ngoại. “Năm 2023 là một dấu mốc về sự chủ động chiến lược trong đối ngoại của Việt Nam”, ông Phạm Quang Vinh nhấn mạnh.

Vị thế chiến lược mới cho Việt Nam

Trong bức tranh chung với nhiều kết quả ấn tượng của hoạt động đối ngoại năm 2023, ông cho đâu là điểm nhấn đáng kể nhất?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Vào cuối năm 2022, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc đã tạo ra một giai đoạn mới trong phát triển quan hệ cũng như sự hiểu biết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong năm 2023, chúng ta chứng kiến một loạt các chuyến thăm gồm cả song phương lẫn các hội nghị đa phương, tạo ra sự ổn định chiến lược mới và cùng đó là các cơ hội hợp tác mới với Trung Quốc. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã quyết định ra tuyên bố chung về tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Cạnh đó, việc Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và mới đây nhất là với Nhật Bản mang lại rất nhiều triển vọng hợp tác mới. Cùng đó là quan hệ với các nước chủ chốt trong khu vực, bao gồm cả ASEAN, quan hệ song phương với Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ… đều được thúc đẩy, làm sâu sắc hơn ở tầm mức mới. Tới nay, tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và các trung tâm kinh tế, chính trị lớn đều có quan hệ cấp đối tác chiến lược với Việt Nam…

Tôi cho đây là những dấu ấn lịch sử của công tác đối ngoại, ngoại giao trong năm 2023. Đặc biệt, việc tăng cường và nâng cấp quan hệ với Trung Quốc và Mỹ đã tạo ra vị thế chiến lược, môi trường chiến lược, thời cơ chiến lược mới cho Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy hợp tác hơn nữa và phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của mình ở cả khu vực và trên thế giới.

Nếu nhìn lại cả 3 năm đầu nhiệm kỳ, chúng ta thấy dù tình hình thế giới có phức tạp, cạnh tranh, song Việt Nam đã chủ động mở ra môi trường chiến lược, vị thế chiến lược thông qua việc củng cố quan hệ với láng giềng, đồng thời vẫn nâng cấp quan hệ với các nước lớn, đối tác chủ chốt. Trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn với rất nhiều khác biệt còn tại khu vực cũng có sự tập hợp lực lượng mới thì việc Việt Nam có thể làm sâu sắc hơn quan hệ với hai nước đối tác quan trọng nhất đã một lần nữa khẳng định chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, độc lập tự chủ của chúng ta. Đồng thời tạo thêm vị thế chiến lược, giúp Việt Nam không bị “kẹt” vào bẫy cạnh tranh nước lớn với áp lực “chọn bên” mà vẫn tranh thủ được sáng kiến của các bên.

Cùng với đó, chúng ta đã tích cực tham gia hợp tác khu vực, thế giới, các cơ chế đa phương để vừa tranh thủ cơ hội giúp phục hồi phát triển kinh tế vừa đóng góp chung cho duy trì hoà bình, ổn định của thế giới.

Chúng ta nên nhìn nhận thế nào về “vị thế chiến lược mới của Việt Nam” mà ông vừa nhắc tới?

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á mà bây giờ người ta nói lớn hơn là ở vị trí trung tâm về địa chiến lược của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Về mặt tích cực, đây là khu vực đang và sẽ tiếp tục phát triển năng động với xu hướng thúc đẩy hợp tác và thuận lợi về thương mại. Đây cũng là trọng điểm của cạnh tranh chiến lược nước lớn. Điều này mở ra nhiều cơ hội về tranh thủ kinh tế, thương mại, đầu tư lẫn chính trị, an ninh, song cũng ẩn chứa thách thức về bẫy cạnh tranh nước lớn và sức ép “chọn bên”. Khu vực ASEAN cũng vẫn đang tồn tại những điểm có thể tiềm ẩn rủi ro như câu chuyện Biển Đông, vấn đề eo biển Đài Loan hay bán đảo Triều Tiên…

Trong một khu vực như vậy, việc tiếp tục phát triển hòa bình, ổn định; đồng thời có vai trò ở ASEAN và khu vực đã tạo nên vị thế của Việt Nam. Cạnh đó, với quan điểm đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, làm bạn với tất cả các nước, trong năm 2023, Việt Nam tăng cường quan hệ với cả Trung Quốc, Mỹ, rồi Nhật Bản. Chúng ta cũng đang bàn tới làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước chủ chốt trong khu vực như Úc, Singapore hay Indonesia… Việc này đã tạo ra cái mà chúng ta hay gọi là “môi trường chiến lược” cho Việt Nam.

Tới nay, sau quá trình hội nhập, Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu. Các nước cần Việt Nam và Việt Nam cũng có đủ độ tin cậy khi các nước cân nhắc các vấn đề về an ninh kinh tế, đảm bảo tính bền vững chuỗi cung ứng. Không chỉ là cạnh tranh chính trị giữa các nước lớn, ngay cả khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch bệnh hay khủng hoảng, Việt Nam vẫn là điểm đến tin cậy cả về chính trị lẫn kinh tế. Có thể nói, với việc xử lý tốt quan hệ với các nước lớn và khu vực, với chủ trương nhất quán là độc lập, tự chủ và làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã mở ra một không gian địa chiến lược mới cả về kinh tế, chính trị để phục vụ sự phát triển, hội nhập.

Vị thế mới- Ảnh 2.

Đội công binh số 2 lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc ngày 8.8.2023 tại Hà Nội

HOÀNG PHONG

Còn nhiều điều phải làm

Như phân tích của ông thì các cơ hội được tạo ra là rất lớn. Vậy làm thế nào để biến những cơ hội đó thành kết quả thực tế?

Để có thể biến các cơ hội thành kết quả, rõ ràng là chúng ta còn phải làm nhiều điều. Chắc chắn, để hiện thực hóa những kết quả trong quan hệ đối tác với Trung Quốc, Mỹ, rồi Nhật Bản và các đối tác khác thì còn phải bàn và nỗ lực rất nhiều. Hay để tranh thủ các xu hướng phát triển mới về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số hay các cam kết hợp tác về đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ bao gồm cả chip bán dẫn đều đòi hỏi Việt Nam phải nâng cấp năng lực nội tại, chuẩn bị lực lượng rất kỹ lưỡng.

Mà năng lực nội tại vẫn không gì khác ngoài 3 khâu đột phá chiến lược đã được Nghị quyết Đại hội Đảng XIII xác định. Đó là khung chính sách, tức là thể chế; là nguồn nhân lực; và cơ sở hạ tầng. Mỗi một khâu đều có những thách thức, khó khăn trong chặng đường sắp tới mà muốn tận dụng được các cơ hội, chúng ta buộc phải vượt qua.

Xin đơn cử, việc chuyển sang năng lượng xanh, sạch thì việc triển khai thực hiện Quy hoạch điện 8 là rất quan trọng. Tuy nhiên, tới nay, việc triển khai này vẫn còn nhiều khó khăn. Hay cơ hội hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn mà chúng ta nhắc đến nhiều thì các nhà khoa học trong lĩnh vực này cũng đã nhấn mạnh về việc chuẩn bị nguồn nhân lực. Rồi chính sách thuế, cơ sở hạ tầng phải chuẩn bị như thế nào? Vì chúng ta cũng biết là trong khu vực không chỉ một mình Việt Nam hấp dẫn hay muốn thu hút…

Như vậy nghĩa là chúng ta vẫn sẽ có một năm 2024 bộn bề việc phải làm, thưa ông?

Với vị thế mới, trong năm 2024, Việt Nam có thể tiếp tục khai thác và phát huy vai trò của mình trong hợp tác, hội nhập quốc tế. Dù vậy, chúng ta vẫn phải xác định bối cảnh thế giới, khu vực trong năm 2024 vẫn là bức tranh chằng chịt cơ hội cũng như khó khăn. Song rõ ràng là Việt Nam đã có vị thế lớn hơn và chúng ta cũng đã có đủ thời gian để bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển chắc chắn hơn. Do đó, với chủ trương nhất quán trong đối ngoại là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và làm bạn với tất cả các nước, tôi tin rằng chúng ta sẽ tạo được chất mới cho vị thế Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn cũng như khu vực.

Một vấn đề nữa, tôi cho rằng ngoại giao phục vụ kinh tế trong bối cảnh sắp tới cũng phải nâng lên tầm mức mới. Câu chuyện ở đây là chúng ta phải tranh thủ cho được cái gì tốt nhất để phát triển đất nước. Muốn thế, không chỉ đối ngoại mà đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quốc gia. Không nâng cao năng lực quốc gia, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước thì không thể phát triển mà cũng không thể tranh thủ những xu hướng phát triển mới mà chúng ta vẫn nhắc đến như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…

Cạnh đó, việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực là rất cần thiết để có thể phát triển. Do đó, chắc chắn chúng ta phải tiếp tục phối hợp với các nước trong khu vực, ASEAN để làm sao khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác. Đó là những vấn đề tôi cho là yêu cầu rất lớn của đối ngoại trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Thanhnien.vn

Source link

Cùng chủ đề

Đại sứ Phạm Quang Vinh gợi mở định hướng “3 hơn” cho ASEAN

Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định, muốn phát huy vai trò trung tâm, ASEAN cần thúc đẩy quá trình ra quyết định sao cho vừa chủ động hơn, vừa nhanh hơn, vừa hiệu quả hơn.

“Tổng thống Donald Trump 2.0” sẽ rất khác

Năm 2016, ông Donald Trump từ doanh nghiệp bước vào chính trường nên còn nhiều...

“Độc lạ”, gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có nhiều điểm đặc biệt và dù hai ứng cử viên bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang tranh đua quyết liệt chưa phân thắng bại, nhưng quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn duy trì đà phát triển tích cực trong tương lai.

Việt Nam tiến vào top nền kinh tế lớn nhất toàn cầu

Theo dữ liệu mới nhất của IMF, năm 2023, GDP (PPP) VN đạt khoảng 1.438 tỉ USD, xếp thứ 25/192 trên thế giới. Trong khi đó, GDP bình quân (PPP) đầu người VN đạt khoảng 14.342 USD, xếp thứ 108/192 trên thế giới. Tổ chức này dự báo, giai đoạn 2024 - 2029, quy mô GDP (PPP) và GDP bình quân (PPP) đầu người của nước ta sẽ liên tục cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Thành phố Hồ Chí Minh và Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên ‘Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu’

Đây là bước triển khai cụ thể chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam về hội nhập quốc tế, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nền giáo dục và nguồn nhân lực. Màn hình thời điểm công bố 2 thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La được công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập...

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vay vốn để phục hồi

Tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, mạnh, phức tạp, không thuận lợi. Vượt qua khó khăn,...

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai. ...

Ông Đặng Văn Huy làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thái Nguyên

Chiều 19/2 đã diễn ra Hội nghị Công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng đã trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho ông Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. ...

Khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc Báo Đại Đoàn Kết từng phản ánh

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến bà Phùng Thị Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Tom Tourism, sau khi tiếp nhận nhiều đơn tố giác bà Hiền có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với lời hứa làm thủ tục đưa người sang Úc và Canada. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Mới nhất