Trang chủNewsThế giớiVì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev...

Vì sao Ukraine khao khát có được F-16, Moscow cảnh báo Kiev “đùa với lửa” đúng hay sai?



Ukraine đang rất cần phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16 trong xung đột với Nga. Tuy nhiên, sẽ không kịp để loại vũ khí này xuất hiện trong đợt phản công của Kiev vốn được mong đợi từ lâu.

Tại sao F-16 không phải là “phép màu” cho Ukraine?
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vận động các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16. (Nguồn: AP)

Sự nâng cấp cần thiết

Suốt nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã vận động các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay tiêm kích F-16 cho nước này và tuyên bố việc chuyển giao “lịch sử” của họ sẽ “tăng cường sức mạnh đáng kể” cho các lực lượng của Kiev.

Trong khi đó, Điện Kremlin đã lên án đề xuất này, gọi đây là một rủi ro lớn và cho biết các quốc gia cung cấp máy bay hoặc huấn luyện binh sĩ Ukraine, bao gồm cả Anh, đang “đùa với lửa”.

Giống như bệ phóng tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard và tên lửa Patriot trước đó, những chiếc F-16 đã trở thành biểu tượng cho sự ủng hộ của phương Tây, mà người Ukraine cho rằng sẽ mang lại sức mạnh giúp đẩy lùi lực lượng Nga.

Theo các chuyên gia quân sự, sự xuất hiện của các máy bay tiêm kích mới này sẽ là sự nâng cấp rất cần thiết cho quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu với lực lượng không quân vượt trội của Nga.

Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng, sẽ mất nhiều tháng để hoàn thành việc tích hợp vũ khí mới vào hệ thống của quân đội Ukraine, có nghĩa là các máy bay tiêm kích mới khó có thể đóng vai trò đáng kể nào trong cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của quốc gia Đông Âu trong năm nay.

Trong tất cả những bất ngờ mà lực lượng Kiev đã tạo ra suốt 15 tháng qua, việc họ đủ khả năng chống trả lực lượng không quân Nga sẽ là một trong những điều lớn nhất.

Các máy bay tiêm kích ưu việt của Nga được kỳ vọng nhanh chóng tiêu diệt phi đội già cỗi của Ukraine, giúp Moscow dễ dàng chiếm ưu thế trong việc tiến hành các cuộc không kích theo ý muốn.

Trái lại, lực lượng không quân Ukraine vẫn kiên định, trong khi các máy bay Nga tác chiến tại Ukraine liên tục đối mặt với nguy cơ bị tên lửa đất đối không bắn hạ mặc dù không quân Ukraine đã phải chịu tổn thất nặng nề và tương quan lực lượng vẫn đang bất lợi cho Ukraine.

Các phi công Ukraine tiết lộ, họ phải điều khiển máy bay chiến đấu, ví dụ như MiG-29, bay ở độ cao thấp, rất nguy hiểm để tránh các máy bay tiêm kích mạnh hơn của Nga và các hệ thống phòng không đáng gờm của nước này.

Điều này làm hạn chế khả năng tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí của Nga. Họ cũng đề cập việc bị áp đảo bởi các máy bay Su-35 và tên lửa R-37 có tầm bắn vượt trội của Nga.

Vì vậy, Kiev đã hứng chịu tổn thất nghiêm trọng về phi công và máy bay. Đại tá Volodymyr Lohachov, người đứng đầu bộ phận phát triển hàng không của Lực lượng không quân Ukraine, chia sẻ với báo chí đầu tháng này rằng “các phi công của chúng tôi đang bay trên lưỡi dao”.

Không phải phép màu

Tuần trước, ông Edward Stringer, Tướng đã nghỉ hưu thuộc lực lượng không quân Hoàng gia Anh (RAF) nhận định trên Financial Times: “F-16 không phải là phép màu, mà là một biểu tượng giúp cuộc xung đột cân bằng hơn”.

Chuyên gia hàng không Gareth Jennings tại công ty tình báo quốc phòng Janes cho biết: “Tôi không nghĩ rằng những chiếc F-16 tự chúng sẽ mang lại ưu thế trên không cho Ukraine và tôi không nghĩ đó là mục đích của chúng. Thay vào đó, chúng sẽ cho phép Kiev giữ lực lượng không quân Nga ở khoảng cách xa tối đa có thể”.

Chiếc F-16 “Fighting Falcon” do Mỹ chế tạo lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong kực lượng không quân nước này vào năm 1980.

Máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được chế tạo cho cả chiến đấu không đối không và không đối đất đã trở nên phổ biến với quân đội trên khắp thế giới.

Hiện nay, nhiều nước đã loại khỏi biên chế và bán bớt những chiếc F-16 để thay thế chúng bằng những chiếc máy bay hiện đại hơn như F-35.

Nhưng theo một số chuyên gia, F-16 vẫn là một “bước nhảy vọt” so với những gì lực lượng không quân Ukraine hiện sở hữu. Bên cạnh đó, hiệu quả tác chiến của chúng sẽ phụ thuộc vào loại F-16 nào được cung cấp.

Cho dù những năm qua, hệ thống F-16 đã được lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nâng cấp các hệ thống điện tử và radar bên trong, một số nhà phân tích hàng không vẫn cảnh báo rằng, nếu Ukraine chỉ được cung cấp các phiên bản F16 cũ hơn, họ vẫn sẽ bị loại máy bay mới nhất của Nga vượt mặt.

Nhận định rằng phương Tây sẽ viện trợ cho Kiev những thứ lỗi thời, ông Douglas Barrie, chuyên gia cấp cao về hàng không vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) nói: “Những vũ khí, khí tài mà các quốc gia phương Tây đã từng cung cấp cho Ukraine đều không phải là thứ ‘hết đát’ đến mức vô dụng mà còn khá mới”.

Ngoài ra, điểm cốt yếu sẽ là loại vũ khí nào được cung cấp. Theo ông Barrie, việc cung cấp các tên lửa không đối không tầm xa hơn AIM-120 sẽ giúp hỗ trợ các lực lượng Ukraine về dài hạn.

Những chiếc F-16 cũng có thể được trang bị bom chính xác JDAM và tên lửa chống bức xạ HARM được thiết kế để tăng cường khả năng phòng không. Cả hai thứ vũ khí này đều đã được bàn giao cho Ukraine.

Tuy nhiên, theo ông Justin Bronk thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề an ninh-quốc phòng (RUSI), ngay cả với những tính năng trên, F-16 vẫn cần cảnh giác với hệ thống phòng không của Nga, có nghĩa là các tiêm kích này phải bay sát mặt đất khi ở gần tiền tuyến và điều đó sẽ làm giảm hiệu quả của chúng.

Vậy làm thế nào tất cả điều này có thể được thực hiện nhanh chóng là câu hỏi lớn nhất. Riêng việc huấn luyện phi công ước tính mất tối thiểu 4 tháng, một số dự báo còn lâu hơn thế.

Ukraine cũng sẽ cần thợ cơ khí, đội ngũ hỗ trợ mặt đất và hậu cần. Sử dụng các nhà thầu phương Tây có thể tiết kiệm thời gian nhưng đây là một nhiệm vụ tối quan trọng. Điều đó có nghĩa là những chiếc F-16 sẽ không có khả năng đóng vai trò trong bất kỳ cuộc phản công nào sắp xảy ra.

Chuyên gia Barrie cho rằng, nếu có một cuộc phản công sắp được thực hiện trong thời gian tới, Ukraine sẽ phải vận dụng toàn bộ sức mạnh không quân đang sở hữu. Do đó, tác dụng lớn nhất của những chiến F-16 có lẽ sẽ là trong trung và dài hạn, như một sự đảm bảo quan trọng cho tương lai của Ukraine.

Kiev từ lâu đã nói rằng bất kể kết quả của chiến dịch giành lại lãnh thổ như thế nào, Ukraine cần một lực lượng quân sự theo tiêu chuẩn của NATO để bảo vệ đất nước trong thời gian dài.

Nhiều người coi quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đồng minh xuất khẩu F-16 là sự thừa nhận những lo ngại của Kiev là đúng và Washington sẵn sàng làm điều đó.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc có động thái mới đáp trả việc Mỹ hỗ trợ Đài Loan

Chính phủ Trung Quốc ngày 27.12 đã áp đặt lệnh cấm vận đối với 7 công ty để đáp trả việc Mỹ bán vũ khí và có các hình thức hỗ trợ khác cho Đài Loan. ...

Hàng chục ngàn người từ sáng sớm xếp hàng xem triển lãm quốc phòng

(NLĐO)- Mặc dù rét đậm từ sáng sớm hàng ngàn người dân háo hức đến tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ...

Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng bán được nhiều vũ khí

(Dân trí) - Nếu như các doanh nghiệp Nhật Bản hưởng lợi từ chính sách quốc phòng nội địa, các công ty Hàn Quốc tập trung thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu lớn. Vươn tầm với toàn cầuTheo bảng xếp hạng của SIPRI, doanh nghiệp vũ khí lớn nhất Hàn Quốc là Hanwha Group. Doanh thu của Hanwha trong ngành công nghiệp quốc phòng đã tăng tới 53% trong năm 2023, giúp doanh nghiệp này vươn lên vị trí...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Ukraine đánh tiếng với đồng minh về việc đàm phán với Nga, cảnh báo không có Kiev sẽ hỏng việc

Tổng thống Ukraine cho rằng các cuộc đàm phán về Ukraine mà không có sự tham gia của nước này sẽ không mang lại kết quả thực sự.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth công bố các ưu tiên sau khi tuyên thệ nhậm chức

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Slovakia bác lời kêu gọi từ chức vì “lý do thân”… Tổng thống Nga

Thủ tướng Slovakia Robert Fico ngày 25/1 đã bác bỏ lời kêu gọi từ chức của những người tổ chức biểu tình.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Bộ trưởng An ninh nội địa, có quan điểm tương đồng với ông Trump

Thượng viện Mỹ, do đảng Cộng hòa kiểm soát, ngày 25/1 đã phê chuẩn bà Kristi Noem - cựu Thống đốc bang South Dakota - làm Bộ trưởng An ninh nội địa.

Tòa án Hàn Quốc không đồng ý gia hạn giam giữ, luật sư lập tức yêu cầu trả tự do

Ngày 25/1, Tòa án quận trung tâm Seoul một lần nữa bác bỏ yêu cầu của các công tố viên về việc gia hạn thời gian bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Mới nhất

Người nước ngoài mê mẩn Tết Việt: Lì xì, bánh chưng và hơn thế nữa

Những cành đào khoe sắc, chậu quất trĩu quả hay cùng gói bánh chưng và trao bao lì xì đỏ đã trở thành trải nghiệm quen thuộc với người nước ngoài mỗi dịp Tết, giúp họ hiểu rõ về văn hóa và con người Việt Nam. ...

Nhận định bóng đá Fulham vs Man Utd: ‘Quỷ đỏ’ lao dốc

Cuộc đối đầu giữa Fulham và Man Utd diễn ra trên sân vận động Craven Cottage lúc 2h ngày 27/1 là trận đấu muộn nhất vòng 23 Ngoại Hạng Anh. Trong giai đoạn khủng hoảng của "Quỷ đỏ", việc đội bóng này mất điểm trên sân khách nếu xảy ra cũng không phải bất ngờ.Dự đoán kết quả...

Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 tôn vinh 17 đơn vị của Việt Nam

Giải thưởng Du lịch ASEAN là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các địa phương, đơn vị có sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chất lượng cao, góp phần phát triển bền vững các điểm đến du lịch.Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 gọi tên điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim Việt Nam thắng lớn...

3 nguyên nhân gây cơn đau do gout có thể phòng tránh

Các cơn đau do bệnh gout thường xuất hiện sau các bữa ăn giàu đạm, do 3 nguyên nhân chính gây nên. Ngày...

Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Mới nhất