Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao sinh viên e ngại nghiên cứu khoa học?

Vì sao sinh viên e ngại nghiên cứu khoa học?


Nghiên cứu khoa học (NCKH) ở trường ĐH được triển khai dưới hình thức môn học, điều kiện xét tốt nghiệp hoặc hoạt động. Dù ở hình thức nào, không ít sinh viên cho rằng bản thân không có đủ thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện nên thường mang tâm lý e ngại khi bắt tay vào nghiên cứu.

Nhiều rào cản về thời gian, cơ sở dữ liệu…

Với thời khóa biểu dày đặc cùng nhiều hoạt động ngoài giờ học, T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết, thời gian là “chi phí” lớn nhất cần bỏ ra khi NCKH để xét tốt nghiệp. Mỗi phần việc của quá trình nghiên cứu đều chiếm nhiều thời gian. Chẳng hạn, các thành viên trong nhóm H. dành vài giờ để đọc và tóm tắt nội dung một bài báo khoa học bằng tiếng Anh (20 trang A4), chưa kể phải tổng hợp thông tin từ lượng lớn bài báo khoa học.

Quá trình nghiên cứu theo nhóm cũng phát sinh những vấn đề không mong muốn. Theo chia sẻ của T.H, mỗi thành viên có năng lực đọc hiểu và trình bày khác nhau dẫn đến từng phần riêng lẻ trong một nghiên cứu có chất lượng không đồng đều. Vì vậy, thành viên nhận nhiệm vụ biên tập sẽ tốn thời gian rà soát và chỉnh sửa toàn bộ nội dung.

Bên cạnh đó, giảng viên chỉ cung cấp kiến thức khái quát và cơ sở dữ liệu của trường còn hạn chế nên các sinh viên làm NCKH như T.H phải tự tìm tài liệu trên mạng. Một số nguồn tài liệu tốn phí cao là “rào cản” để sinh viên tiếp cận.

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Sinh viên thiếu thời gian, tài liệu và phương pháp thực hiện dẫn đến tâm lý e ngại khi nghiên cứu khoa học

Ngoài ra, không ít sinh viên có ý tưởng nghiên cứu nhưng vẫn loay hoay trong cách thực hiện. Chẳng hạn, Bùi Thị Phương Anh (sinh viên khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) hứng thú với một số đề tài NCKH từ lâu nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu nên đành gác lại đến bây giờ. Hay Phan Ngọc Linh (sinh viên chuyên ngành quản trị, ĐH Kinh tế TP.HCM) nhận thấy kiến thức NCKH ở trường lan man; giảng viên hướng dẫn cách triển khai phức tạp nên khó áp dụng vào thực tế.

Trong quá trình thực hiện, một số bước dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan cũng là nguyên nhân khiến sinh viên e ngại NCKH. “Ở giai đoạn ‘rải’ bảng khảo sát ý kiến, nhiều người trả lời ‘cho xong’ nên mô hình nghiên cứu cho ra kết quả… ‘ngộ’ lắm!”, Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) chia sẻ.

NCKH có là gánh nặng với sinh viên?

Khi được hỏi về lợi ích của NCKH, Bùi Thị Phương Anh cho rằng hiện chưa nhận thấy lợi ích gì, thậm chí còn thêm gánh nặng. Còn T.H (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho rằng nhiều sinh viên tham gia như nghĩa vụ, không hứng thú với hoạt động NCKH “khô khan”.

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn mang lại một số lợi ích không thể phủ nhận. Chẳng hạn, NCKH giúp Nguyễn Hoàng Huy (sinh viên ngành hóa học và sư phạm hóa học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cải thiện kỹ năng xử lý thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, đồng thời cho Huy hiểu thêm về tính ứng dụng của ngành học. Hay Trịnh Thị Thu Thảo (sinh viên ngành quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM) có thể mở rộng mạng lưới mối quan hệ cũng như học cách bảo vệ lập trường nhờ tham gia NCKH.

Hai yếu tố giúp sinh viên NCKH

Từ đó, thạc sĩ Nguyễn Hữu Bình, giảng viên quản lý NCKH sinh viên, khoa Xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đúc kết, NCKH cần có 2 yếu tố: cảm hứng nghiên cứu và nguồn lực cần thiết (kiến thức, con người, thời gian).

Nhiều băn khoăn khi sinh viên nghiên cứu khoa học - Ảnh 2.

Sinh viên cần được khơi gợi cảm hứng nghiên cứu khoa học và bổ sung các nguồn lực để triển khai

Thạc sĩ Bình gợi ý sinh viên nên trải nghiệm nhiều hoạt động liên quan đến NCKH do khoa/trường tổ chức, tham gia khâu vận hành một sự kiện để khơi gợi sự hứng thú, tò mò về NCKH trước khi tự làm nghiên cứu. Sau đó, thạc sĩ khuyến khích sinh viên triển khai đề tài mang tính thực tiễn cao, thay vì chọn những gì “đao to búa lớn” dẫn đến quá sức và dễ nản chí.

Trong quá trình thực hiện, sinh viên phải liên kết kiến thức được học với vấn đề nghiên cứu, tìm sự kết nối trong những vùng kiến thức sẵn có để triển khai đề tài. Bên cạnh vai trò của giảng viên, sinh viên nên đọc nhiều tài liệu và trao đổi thường xuyên với giảng viên nếu phát sinh vấn đề. Thạc sĩ Bình cũng nhấn mạnh, sinh viên cần giữ vững ý chí nội tại để theo đuổi đề tài nghiên cứu đến cùng và làm thực chất nếu muốn gặt hái “trái ngọt”.



Source link

Cùng chủ đề

Vượt qua thử thách

Khát khao đóng góp nhiều hơn cho lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam, Phạm Phú Tuấn (29 tuổi) đã vượt qua mọi thử thách. ...

‘TP.HCM cần hỗ trợ để doanh nghiệp Việt dùng công nghệ của người Việt’

Đó là ý kiến của TS Võ Văn Khang - phó chủ tịch Chi hội an toàn thông tin phía Nam, nêu ra khi góp ý cho TP.HCM triển khai thực hiện nghị quyết 57 về đột phát phát triển khoa học công nghệ. ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Lan tỏa năng lượng tích cực

Với Thân Ngọc Hà Duyên (quê TP HCM), những thử thách trong chặng đường tuổi trẻ đều xứng đáng để đối diện, vượt qua và sẽ dẫn lối đến thành quả ...

TP Thủ Đức công bố sớm kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 của 3 trường “hot”

(NLĐO)- TP Thủ Đức là địa phương sớm nhất tại TP HCM công bố kế hoạch khảo sát vào lớp 6 ở 3 trường "hot" nhất TP ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ trên khuôn mặt

Một số biểu hiện trên mặt là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tiềm ẩn trong gan. Phát hiện sớm bất ổn sẽ giúp người bị gan nhiễm mỡ được điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Cùng chuyên mục

Tết vui, đủ đầy của giáo viên rẻo cao xứ Lạng

TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. TPO - Trong ánh nắng chan hòa đầu xuân, các thầy cô giáo ở Lạng Sơn ấm lòng, phấn khởi vì năm nay sẽ đón một cái tết đủ đầy, nhiều ý nghĩa. Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học (PTDTBT)...

Giảng viên ĐH Bách khoa nói về thách thức đối với giáo dục sau đại học

PGS.TS Nguyễn Phi Lê, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo thế hệ trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên AI và chia sẻ thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực. Tại Diễn đàn Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm 2024 do Báo VietNamNet tổ chức, PGS.TS Nguyễn Phi Lê, điều hành Viện Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI4LIFE), giảng viên...

Sở GD-ĐT nói gì về tình trạng phân tuyến tuyển sinh đầu cấp tại TP HCM?

(NLĐO)- Tại TP HCM, việc phân tuyến tại mỗi địa phương được thực hiện linh hoạt và phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, mật độ dân cư... ...

Nhận tiền thưởng học sinh giỏi, nam sinh lớp 10 tặng các em hiếu học

Trong tuần học cuối cùng trước khi nghỉ Tết, Đoàn Thành Nhân, học sinh lớp 10 chuyên tin, Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã về trường cũ gửi lại tiền thưởng học sinh giỏi TP của mình cho trường để giúp đỡ đàn em nghèo hiếu học. ...

BUV đồng hành nâng cao tinh thần học tập trọn đời cùng ngành giáo dục

(Dân trí) - Tinh thần học tập trọn đời không chỉ là giá trị cốt lõi trong giáo dục, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao năng lực lãnh đạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của giáo dục nước nhà. Chiến lược giáo dục đáp ứng kỷ nguyên toàn cầu hóaTrong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong cách...

Mới nhất

Thông báo khách hàng mất ấn chỉ bảo lãnh

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu (VietinBank Lai Châu) thông báo về việc khách hàng mất ấn chỉ bảo lãnh.Thông tin như sau: - Loại bảo lãnh: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Số REF: 0182BG2400244. - Serial No: BG24150354. - Ngày phát hành: 29/11/2024. - Bên được bảo lãnh: Công ty TNHH MTV  Thảo...

Ông Donald Trump quyết dập tắt cháy rừng Los Angeles

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố vào thứ Sáu rằng ông sẽ hợp tác với Thống đốc California Gavin Newsom để dập tắt cháy rừng ở Los Angeles, sau...

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Để giao thông công cộng thực sự phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã quy định Điều 31 “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng”. Ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt đô thị Trong Luật Thủ đô 2024, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) quy...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày 26/1/2025 không thay đổi

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 26/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 25/1/2025 giá cà phê Robusta...

Mới nhất