Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao phụ huynh cho con học thêm?

Vì sao phụ huynh cho con học thêm?

Vì nhiều lý do, các bậc phụ huynh dù đôi khi dè sẻn từ nguồn thu nhập ít ỏi của mình, hầu hết đều phải cho con đi học thêm.

Là một nhu cầu do rất nhiều nguyên nhân

Phụ huynh cho con học thêm có thể là theo một kiểu gửi con để yên tâm khi cha mẹ quá bận rộn với công việc. Có thể là do yêu cầu của con em mình sau khi trên lớp trở về nhà năn nỉ “cho con đi học thêm” . Có thể là do khi phụ huynh tra sách vở của con thấy còn yếu kém. Cũng có thể không loại trừ một số giáo viên “nhín’ bài giảng trên lớp lại, dạy nửa vời để rồi ép các em học thêm…

Theo dõi trên báo chí, các bình luận dưới mỗi bài viết hay mạng xã hội, sẽ thấy rất rõ cái sự muôn hình vạn trạng học thêm và tâm tư của các bậc phụ huynh.

 - Ảnh 1.

Phụ huynh chờ đón con ở các cơ sở dạy thêm, học thêm. Hình ảnh thường thấy vào mỗi buổi tối ở nhiều tỉnh, thành

Nhưng những câu chuyện này, dù rơi vào trạng huống này hay trạng huống khác, thì cũng “xưa như trái đất”. Dù thời nào, ở chế độ nào, quốc gia nào thì chuyện học thêm là một nhu cầu. Không định dạng cụ thể, song nơi này nơi nọ, lúc này lúc khác bằng hình thức này hay hình thức khác, nó vẫn là một hiện tượng phổ biến của xã hội mang tính đề cao giáo dục, mà dù có ngăn cấm, thì vẫn diễn ra với mục đích mang tính giáo dục con người và việc dung nạp tri thức.

Điều này lý giải vì sao những ngày qua rất nhiều phụ huynh chạy đôn chạy đáo hỏi thầy cô về việc học thêm cho con, vì sao rất nhiều thầy cô đi đăng ký hộ kinh doanh để dạy thêm hoặc “gá” mình vào các trung tâm để dạy thêm… Đến nỗi, có nhiều tờ báo đã dùng cụm từ “thị trường dạy thêm” xáo trộn hoặc mô tả trạng thái “nhớn nhác” từ nhiều phía: giáo viên, phụ huynh và nhất là các em học sinh.

Không thể phủ nhận ý nghĩa và nỗ lực sắp xếp, quản lý từ các nhà quản lý giáo dục khi ban hành Thông tư 29, với mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh cho giáo dục, loại bỏ các yếu tố tồn tại lộn xộn đã quá lâu về vấn đề dạy thêm học thêm.

Nhưng, nếu nhìn ở khía cạnh phụ huynh, thì sự phản ứng của các bậc cha mẹ học sinh cũng là điều rất đáng suy ngẫm, rất nhiều chiều. Có phải do chương trình cải cách giáo dục quá nặng nề, chưa phù hợp với tiến trình tiến bộ xã hội? Hay do giáo viên chưa đáp ứng các yêu cầu như mong muốn về phương cách đào tạo sư phạm, về đời sống còn quá eo hẹp, về cách nhìn nhận việc dạy thêm như một nhu cầu thiết yếu và nhân bản chăng?…

Và những câu chuyện buồn dạy thêm, học thêm từ thực tế

Tôi có một người bạn, có 3 đứa con thì 2 đứa đầu có nhu cầu đi học thêm các môn tự nhiên để luyện thi, còn con gái út không đi học thêm. Cũng chính vì câu chuyện bé gái này, mà bạn nhiều lúc đau đầu.

Số là vào năm cháu học lớp 9, cứ mỗi tháng lại được cô giáo bộ môn mời lên một lần. Lần nào, hai vợ chồng người bạn cũng chỉnh tề khăn áo lên trình giấy ở phòng giám thị rồi ngồi chờ. Gặp mặt, cô giáo phán một câu… lạnh người: “Học sinh này có nguy cơ bị đuổi học”, rồi sau đó là một tràng dài, tỉ như ngồi nói chuyện trong lớp, không học bài, hay phản kháng với giáo viên… Cũng bấy nhiêu lần, bạn tôi từ tốn trình bày với cô giáo, là do bận rộn, do cháu chưa chăm chỉ hoặc vẫn còn ham chơi… rồi hứa sẽ phối hợp giáo dục. Sau đó cháu bé ấy nỗ lực cũng qua được lớp 9 với những ám ảnh nặng nề mà sau này cháu mới kể lại.

Bạn tôi kể: “Lúc đang học THPT, con gái bất ngờ đưa ra một lô các bức ảnh hơn 3 năm trước, chụp cảnh hàng chục đứa bạn phải đi học thêm ở nhà cô giáo ấy lúc tan lớp buổi tối. Và cháu kể hồi ấy, cô tìm mọi cách ép con đi học thêm, nhưng con không chịu nên mới chèn ép vậy đó”. Bạn kể thêm: “Cháu còn nhắc lại một câu cô nói mà tôi nghe quá bất ngờ, rằng cô giáo khẳng định: ‘Nếu em mà thi đậu đại học tôi đi đầu xuống đất’!”.

May mắn là cháu bé vào THPT học một cách an nhiên. Bằng nỗ lực của chính mình, dù cũng không học thêm, cháu đậu vào đại học với điểm xét học bạ khá cao. Thế nhưng nỗi ám ảnh về câu chuyện “ép học thêm” những năm lớp 9 vẫn còn đó.

Tất nhiên, khi nghe câu chuyện của người bạn ấy, tôi vẫn tin và muốn tin rằng đó chỉ là hiện tượng cá biệt, chỉ có một thiểu số thầy cô hành xử như vậy. Song nhìn ánh mắt hớn hở của bạn lúc ấy so với ánh nhìn xa xăm buồn bã khi kể câu chuyện học hành của con mấy năm trước, tôi nghĩ ra rất nhiều điều. Làm sao chấn chỉnh được tình trạng ép học thêm trong trường học?

 - Ảnh 2.

Học sinh tan học tại một trung tâm dạy thêm tại TP.HCM ngày 19.2, khi Thông tư 29 về dạy thêm học thêm có hiệu lực

Giải pháp chấn chỉnh dạy thêm, học thêm tiêu cực

Lương giáo viên đã từng bước được cải thiện, nhất là với hệ thống công lập, nên giải pháp quan trọng nhất là, đối với các trường công lập, giáo viên dạy thêm phải đăng ký (có liệt kê lý do dạy thêm), giao quyền quản lý và xử lý cho ban giám hiệu về các trường hợp giáo viên dạy thêm có biểu hiện biến tướng, tất nhiên là có biện pháp chế tài với các thành viên lãnh đạo trường nếu để xảy ra tình trạng tiêu cực trong dạy thêm.

Với trường tư hoặc hệ thống các trường tư cũng áp dụng tương tự, song có một biện pháp không kém phần hiệu quả, là nếu để xảy ra tình trạng như vậy đến 3 lần sẽ rút giấy phép hoạt động (vào năm học gần nhất kế tiếp).

Và thứ ba, với giáo viên tự do, có bằng cấp sư phạm, chuyên dạy thêm hoặc dạy luyện thi, chỉ cần đăng ký với phòng giáo dục (hoặc sở) và thông báo thu nhập kèm với chứng từ thu tiền của phụ huynh. Đưa ra quy định mức thu nhập hàng tháng như thế nào mới phải đóng thuế (có thể bằng mức thu nhập hạng trung của một giáo viên trường công).

Tất nhiên, để tăng cường hiệu quả quản lý, các ban thanh tra thuộc ngành giáo dục (ban thanh tra công lập, ban thanh tra tư thục và bộ phận giám sát dạy thêm, gồm cả người trong ngành giáo dục và thuế, đối với giáo viên tự do) phải hết sức sát sao, chặt chẽ và làm việc công tâm, với bổn phận và trách nhiệm cao của những người cầm cân nảy mực.

Những giải pháp này nhằm giúp giáo viên với thiên chức của mình, không phải mang tiếng “nhuốm vị kim tiền” khiến trong cách nhìn, cách nghĩ của phụ huynh và xã hội có đôi khi thiên kiến, lệch lạc. Ý nghĩa ấy, có lẽ mang yếu tố tích cực và công bằng, lớn lao hơn với một nghề luôn được trân quý và yêu mến.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-phu-huynh-cho-con-hoc-them-185250221115920227.htm

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra thực hiện dạy thêm học thêm

TPO - Ngày 21/2, Bộ GD&ĐT thông tin, đơn vị vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm học thêm. TPO - Ngày 21/2, Bộ GD&ĐT thông tin, đơn vị vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 quy định về dạy thêm học thêm. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 của...

TP.Thủ Đức tiếp nhận ý kiến của phụ huynh học sinh về dạy thêm, học thêm

UBND TP.Thủ Đức (TP.HCM) vừa ban hành văn bản chỉ đạo về dạy thêm, học thêm thực hiện theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. ...

Bộ GD-ĐT thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

(NLĐO)- Từ nay đến 20-3, đoàn kiểm tra của Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm ...

Bộ GDĐT kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ thực hiện kiểm tra từ ngày 20/2 đến 20/3/2025. Chiều 21/2, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết,...

Bộ GD-ĐT thành lập đoàn kiểm tra về dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cách viết thư UPU lần thứ 54 đúng chủ đề và sáng tạo

Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025 không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết, tư duy phản biện và khả năng trình bày quan điểm một cách thuyết phục. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2025 mang đến cơ hội cho học sinh thể hiện sự sáng tạo và trách nhiệm với môi trường. Với chủ đề hóa thân thành đại dương, các...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Chi tiết lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025, trong đó có lịch thi và địa điểm các đợt chi tiết.

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Hà Nội là môn gì?

Gần 20 tỉnh, thành đã công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025. Trong khi TP.HCM quyết số môn thi, môn thi thứ 3 là Tiếng Anh khá sớm thì tại Hà Nội, Sở GDĐT Hà Nội vẫn chưa công bố môn thi thứ ba khiến phụ huynh,...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cùng chuyên mục

Hôm nay 22-2: Tư vấn tuyển sinh tại Phú Yên, Khánh Hòa

Trong sáng và chiều nay 22-2, chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra tại Phú Yên và Khánh Hòa. Cụ thể, từ 7h sáng 22-2, chương trình diễn ra tại Trường đại học Xây...

Tuyển sinh lớp 10 sẽ “dễ thở” hơn

Trong bối cảnh tình hình dạy thêm học thêm ít nhiều có xáo trộn, khiến việc ôn thi tuyển sinh lớp 10 của học sinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kỳ thi năm nay sẽ “dễ thở” hơn, sự cạnh tranh sẽ không quá gắt gao nữa. ...

Từ việc Trường Saigon Pearl đóng cửa: Trường quốc tế đã hết ‘hot’?

Sự kiện một 'tên tuổi' được đánh giá khá cao như Trường Quốc tế Saigon Pearl đóng cửa vì tuyển sinh khó khăn đã đặt ra câu hỏi liệu mô hình trường quốc tế có đang bước vào giai đoạn 'thoái trào'? Trao đổi...

Bộ GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra việc dạy thêm, học thêm

Ngày 21/2, Bộ GD&ĐT vừa quyết định thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm.

Mới nhất

Hôm nay 22-2: Tư vấn tuyển sinh tại Phú Yên, Khánh Hòa

Trong sáng và chiều nay 22-2, chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2025 do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra tại Phú Yên và Khánh Hòa. ...

Bạn nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?

Thịt là nguồn cung cấp protein giúp xây dựng và phục hồi mô trong cơ thể. Nó cũng rất giàu các dưỡng chất quan trọng như sắt và kẽm. Tuy nhiên, việc ăn thịt hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và rủi ro, tùy...

Kiev “không có lá bài nào” trong đàm phán với Nga, ông Putin có thể lấy toàn bộ Ukraine nếu muốn

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/2 tuyên bố các nhà lãnh đạo Ukraine "không có lá bài nào" trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột quân sự với Nga.

Tuyển sinh lớp 10 sẽ “dễ thở” hơn

Trong bối cảnh tình hình dạy thêm học thêm ít nhiều có xáo trộn, khiến việc ôn thi tuyển sinh lớp 10 của học sinh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng kỳ thi năm nay sẽ “dễ thở” hơn, sự cạnh tranh sẽ không quá gắt gao nữa. ...

Tuyển thủ Timor Leste đạt cột mốc như Quang Hải, Công Phượng

Tiền đạo Mouzinho Barreto de Lima - tuyển thủ quốc gia Timor Leste vừa chính thức gia nhập FK Igalo - đội bóng đang thi đấu ở giải hạng Nhì Montenegro. Dù chưa có thống kê chính thức nhưng Mouzinho là tiền đạo đầu tiên của Timor Leste được thi đấu tại châu Âu.Đây là cột mốc đáng...

Mới nhất