Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngVì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như...

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?


Sản phẩm cơ khí chỉ chiếm 7% thị phần nội địa

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), với các sản phẩm như khuôn mẫu, linh kiện cơ khí, ngựa và cao su kỹ thuật,… cơ khí trong nước đã đảm nhận được với năng lực tốt.

Cụ thể, linh kiện kim loại sản xuất trong nước đã đáp ứng được 85-90% nhu cầu cho sản xuất xe máy; khoảng 15-40% nhu cầu linh kiện cho sản xuất ôtô (tùy chủng loại xe), khoảng 20% cho sản xuất thiết bị đồng bộ và 40-60% cho sản xuất các loại máy nông nghiệp, máy động lực và 40% cho máy xây dựng. Cung ứng linh kiện kim loại cho các ngành công nghiệp công nghệ cao hiện đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), dù đã có nhiều bước tiến trong sản xuất các sản phẩm cơ khí, công nghiệp hỗ trợ; nhiều sản phẩm đã kết nối và vươn được ra nước ngoài, song nhìn chung toàn ngành, sản phẩm của đa số doanh nghiệp trong nước vẫn có chất lượng và độ chính xác thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh.

Vì sao ngành cơ khí Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng?
Ngành cơ khí Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất linh phụ kiện, hàng gia dụng, dụng cụ và phụ tùng. Ảnh: Hùng Lâm

Cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với 53.000 cơ sở sản xuất, nhưng các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước hiện chỉ chiếm khoảng 7% thị phần. Trong khi miếng bánh thị phần rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ USD, nhưng liệu doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh và khả năng để chiếm lĩnh thị phần trong đó”- VAMI nêu thực trạng.

Trên thực tế đã có một số doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, nhưng số doanh nghiệp này còn quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển bền vững. Theo đó, mỗi năm, nước ta phải tốn vài chục tỷ USD nhập máy móc, thiết bị về để xây dựng các công trình, phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trong khi ngành cơ khí chế tạo Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thật sự nhận thức đúng về vị trí, vai trò cần thiết xây dựng và phát triển công nghiệp cơ khí; các cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đủ tạo điều kiện để khuyến khích, phát triển ngành cơ khí. Trong khi thế giới đang tiến đến kỷ nguyên công nghiệp 4.0, nhưng trình độ sản xuất của ngành cơ khí Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của 3.0 do thiếu nguồn lực đầu tư công nghệ mới, hạ tầng kỹ thuật, kĩ năng còn yếu.

Ngoài ra, trên thực tế chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí của một số doanh nghiệp trong nước hiện vẫn còn thấp, giá thành sản xuất lại cao nên thiếu sức cạnh tranh. Đồng thời, thiếu nhiều doanh nghiệp cơ khí lớn, mang tầm quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt.

Phát triển công nghiệp hạ nguồn, tăng nội địa hoá

Theo các chuyên gia kinh tế, để ngành cơ khí Việt Nam đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI đòi hỏi cơ quan quản lý có những cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển, yêu cầu các dự án kinh tế ưu tiên sử dụng hàng nội địa.

Bà Trương Thị Chí Bình- Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, muốn ngành cơ khí trong nước phát triển phải có được thị trường, nhưng để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ cần có cơ chế riêng cho ngành. Cụ thể như có chính sách rõ ràng đối với các sản phẩm cơ khí sản xuất được trong nước theo hướng nếu những thiết bị nào trong nước đã sản xuất được thì kiên quyết không cho nhập khẩu.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Đỗ Hoài Nam – Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ khí Hà Nội bày tỏ, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp cơ khí là thị trường. Bộ Công Thương cần định hình cho doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng, phân chia thị trường như thế nào để có cơ hội cung ứng sản phẩm cho thị trường nội địa. Sau đó mới mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới để giảm giá thành sản xuất và cạnh tranh để từ đó tham gia chuỗi cung ứng.

Nêu thêm quan điểm, ông Đỗ Phước Tống – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí – Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE), các doanh nghiệp cơ khí cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu từ thị trường toàn cầu, hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Số lượng bao nhiêu, sản phẩm thế nào, giá trị dịch vụ cộng thêm là gì, sự cải tiến được mong đợi. Từ đó, các doanh nghiệp thấy được vị trí của mình cũng như những hạn chế nào còn tồn tại cần khắc phục để có thể đáp ứng những yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu như những quy trình nào cần phải được đặt ra, những chứng chỉ nào cần phải được cung cấp, những kỹ năng nào cần phải được phát triển.

“Dựa trên đó, bản thân các doanh nghiệp cơ khí cần phải chủ động cơ cấu lại sản xuất, tìm hướng đi thích hợp cho doanh nghiệp, tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng; mở rộng thị trường, chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, liên kết quá trình sản xuất của các tập đoàn lớn trên thế giới để mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ tiếp thu công nghệ mới. Chúng ta với nguồn lực yếu, khó cạnh tranh với các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia nên phải tìm giải pháp liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp này để phát triển” – ông Đỗ Phước Tống nêu quan điểm.

Về phía Bộ Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết, để phát triển ngành công nghiệp cơ khí, tăng tỷ lệ nội hoá, thời gian tới bộ sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn; trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển. Điều này sẽ thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án quy mô lớn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, bằng cách thúc đẩy các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, thị trường cho công nghiệp hỗ trợ trong nước sẽ được duy trì và mở rộng, tạo tiền đề để các doanh nghiệp cơ khí trong nước trở thành nhà cung cấp, tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng”- ông Phạm Tuấn Anh nói.





Nguồn: https://congthuong.vn/vi-sao-nganh-co-khi-viet-nam-van-chua-phat-trien-nhu-ky-vong-346757.html

Cùng chủ đề

Hà Nội dự kiến thành lập, mở rộng thêm 15-20 cụm công nghiệp

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội cho biết đã hoàn thành xây dựng hạ tầng 30 cụm công nghiệp đã khởi công từ năm 2021 đến năm 2024 trên địa bàn thành phố. UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 20 về kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn năm 2025.Theo kế hoạch, TP Hà Nội đặt mục tiêu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm...

Cục Đường sắt xin ý kiến đề án phát triển công nghiệp đường sắt

Cục Đường sắt VN đang xin ý kiến góp ý Đề án định hướng phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. ...

Nữ tiến sĩ biến phụ phẩm nông nghiệp thành tài nguyên

Là một trong những quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề lớn về lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. ...

Công nghiệp bán dẫn được xem là ‘mạch máu’ của nền kinh tế hiện đại

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt ví những con chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung như những "hạt gạo", bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khoá cho các công nghệ số trong...

‘Động lực’ phát triển cho ngành cơ khí Việt Nam

TS. Phan Đăng Phong cho rằng, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, bảo vệ thị trường cho ngành cơ khí bằng cách lồng ghép các chương trình phát triển. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn xác định khoa học công nghệ là một trong những động lực, đột phá chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhanh, bền vững trong bối cảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở UAE

Trang trại năng lượng mặt trời của UAE chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Theo Newatlas, Abu Dhabi (UAE) sắp ra mắt dự án trang trại năng lượng mặt trời công suất 5,2 GW, chính thức vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. ...

Dự báo giá cà phê trong nước ngày mai 25/1/2025 chững lại

Dự báo giá cà phê ngày mai 25/1/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 25/1/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới Trên sàn London, vào lúc 16 giờ 00 phút ngày 24/1/2025 giá cà phê Robusta tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong tuần và gần chạm mốc 5.500 USD/tấn, với mức tăng nhẹ...

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

Bài đọc nhiều

Thị trường bấtđộng sảnđối mặt nhiều thách thức và giải pháp hồi sức

Nhiều thách thức với thị trường bất động sản Theo Hà Nội Mới, thông tin từ Bộ Xây dựng, trong giai đoạn vừa qua, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình là hệ thống pháp luật liên quan chưa đồng bộ, chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Nhiều dự án các địa phương khó khăn trong thực hiện; đặc biệt tại một số địa phương lớn, khoảng 70-80% các dự...

Thị trường PropTech Việt: Chờ sự bùng nổ của doanh nghiệp dẫn đầu

Sự nhập cuộc của Vinhomes với giải pháp giao dịch bất động sản từ trực tuyến đến trực tiếp Vinhomes Market, thị trường PropTech Việt hứa hẹn tăng trưởng trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho người mua nhà."Miếng bánh" tỷ USD của thị trường bất động sảnPropTech - công nghệ bất động sản (BĐS) xuất hiện tại Việt Nam cách đây 2 thập kỷ với mô hình sơ khai. Về bản chất, đây là những...

Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCM

Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.HCMHội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia...

2 thay đổi lớn nhất của sổ đỏ mới theo Luật Đất đai 2024

Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được rất nhiều người quan tâm. Một trong những thay đổi lớn đối với loại giấy tờ này là hình thức của sổ đỏ.Sổ đỏ sẽ có tên gọi mớiTrên thực tế, sổ đỏ không phải là thuật ngữ được sử dụng trong Luật Đất đai hay...

Masteri Collection: Từ trải nghiệm phong cách đến kiến tạo cộng đồng

(Dân trí) - Hàng chục nghìn cư dân an cư tại các căn hộ thuộc Masteri Collection sau ba năm giới thiệu ra thị trường được tận hưởng phong cách sống quốc tế theo chuẩn riêng của Masterise Homes. Masteri Collection là bộ sưu tập các khu căn hộ cao cấp do Masterise Homes phát triển tại Hà Nội và TPHCM bao gồm Masteri Waterfront, Masteri West Heights, Masteri Centre Point.Chính thức giới thiệu "Sống phong cách Masteri" vào năm...

Cùng chuyên mục

Quyết liệt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xi măng

Tiêu thụ, xuất khẩu xi măng gặp khó trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, khiến các doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ. "Gam màu" tối của doanh nghiệp xi măng Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung xi măng toàn quốc năm 2024 đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn...

Dọn phòng khách đón Tết bằng cách sửa 6 sai lầm kinh điển về nội thất

(Dân trí) - Dưới đây là 6 sai lầm cơ bản khi bố trí nội thất phòng khách mọi người thường gặp phải và cách khắc phục giúp thay đổi không gian sống trong dịp năm mới. Giữ lại những đồ không phù hợpNhiều người thường giữ lại những món đồ nội thất cũ kỹ không phù hợp với không gian và phong cách sống hiện đại sau khi sửa nhà. Đó có thể là bộ ghế gỗ tràng kỷ...

Trong năm 2024, giá căn hộ Hà Nội tăng 50% nhưng chưa phải là ‘đỉnh nóc kịch trần’

(CLO) Bộ Xây dựng nhận định trong năm 2024, giá bán căn hộ chung cư tại một số đô thị lớn tiếp tục tăng. Tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư tăng từ 40 - 50% so với giá bán năm 2023, cục bộ có dự án tăng ở...

Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính

Đà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm công nghệ công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, Khu Thương mại tự do, Trung tâm tài chính quốc tế. Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chínhĐà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm...

Dấu ấn của Masterise trong 2024

Tính riêng trong quý IV/2024, Masterise liên tục ra mắt các dự án mới thuộc Masteri Collection và LUMIÈRE series ở Hà Nội và TPHCM, góp phần mang đến sự sôi động và cải thiện nguồn cung để thị trường bất động sản phát triển ổn định.Nếu Masteri Grand Avenue là dự án Masteri Collection duy nhất tại Global Gate (Hà Nội) với điểm nhấn là hệ sinh thái đặc quyền gồm 35 tiện ích ngoài trời và 14...

Mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì Tọa đàm Hạ tầng số

(MPI) - Trưa ngày 22/01/2025, theo giờ địa phương, tại Davos, Thuỵ Sĩ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tập đoàn Sovico tổ chức Tọa đàm với lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới về chủ đề "Hạ tầng số - Năng lượng xanh: Vươn mình trong kỷ nguyên...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. ...

Đóng điện dự án truyền tải hơn 1.100 tỉ để nhập điện từ Lào

Ngày 24-1, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự án đường dây 500kV Monsoon - Thạnh Mỹ (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam) đã được đóng điện thành công để phục vụ cho nhập khẩu điện từ Lào. ...

Thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 99/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung chính của Kế hoạch là hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các quy hoạch; trong đó, thực hiện tổ chức rà soát, lập, điều...

Mới nhất