Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao khác biệt giữa các trường?

Vì sao khác biệt giữa các trường?


CÓ KẾT QUẢ HỌC TẬP TỐT HƠN

Theo kết quả phân tích tình hình học tập của sinh viên (SV) một số trường ĐH, SV trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả học tập THPT (còn gọi xét học bạ) giỏi hơn SV trúng tuyển bằng phương thức khác. Điều này được thể hiện cụ thể bằng điểm trung bình chung tích lũy của SV qua các năm học.

Chẳng hạn, theo kết quả phân tích điểm trung bình tích lũy của hơn 10.000 SV trúng tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong 3 năm gần nhất (2021, 2022, 2023), SV trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học tập khả quan. Cụ thể, trong hai năm 2021 và 2022, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: tuyển thẳng, xét kết quả học tập THPT và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đến năm 2023, trường bổ sung phương thức xét tuyển mới kết hợp kết quả học tập THPT với điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tự tổ chức.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 1.

Xét tuyển dựa vào học bạ là một trong những phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhiều trường ĐH hiện nay

Với khóa trúng tuyển năm 2020, điểm trung bình tích lũy của SV phương thức tuyển thẳng ở mức 3,31/4; kết quả học tập THPT 3,19/4 và điểm thi tốt nghiệp THPT 2,94/4. Khóa 2021, điểm trung bình tích lũy các phương thức trên lần lượt như sau: 3,34/4; 3,22/4; 3,06/4. Khóa trúng tuyển 2023, điểm trung bình phương thức tuyển thẳng 3,22/4; xét kết quả học bạ THPT 2,96/4; xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2,85/4; kết hợp điểm học tập THPT và điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đạt 3,22/4.

Từ dữ liệu trên, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết kết quả học tập của SV được xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả học tập THPT đều cao hơn so với phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT; nhưng thấp hơn so với nhóm phương thức tuyển thẳng (bao gồm cả tuyển thẳng theo tiêu chí Bộ GD-ĐT và ưu tiên xét tuyển của trường).

TƯƠNG ĐƯƠNG CÁC PHƯƠNG THỨC KHÁC

Tại một số trường ĐH khác, dữ liệu được thống kê trên hàng ngàn SV cũng cho thấy có sự tương đương kết quả học tập giữa hai phương thức. Chẳng hạn, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa phân tích đối sánh kết quả học tập của SV theo 4 phương thức tuyển sinh: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT, điểm thi đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển. Dựa trên thang điểm 4, trường thống kê tỷ lệ SV đạt được từng phổ điểm theo các phương thức. Từ dữ liệu đó, tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, cho biết kết quả cho thấy quá trình học tập của SV theo hai phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và bằng kết quả học tập THPT ở mức tương đương. Hai phương thức xét bằng thi đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có năng lực nhỉnh hơn.

Mới đây, Trường ĐH Công thương TP.HCM cũng công bố thống kê kết quả xếp loại tốt nghiệp SV theo phương thức tuyển sinh từ năm 2019 – 2023. Theo đó, phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có tỷ lệ SV xếp loại xuất sắc đạt 0,21%; giỏi 6,56%; khá 69,24% và trung bình 23,98%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở phương thức xét tuyển bằng học bạ THPT gồm: xuất sắc đạt 0,24%; giỏi 5,44%; khá 65,12% và trung bình 29,2%. Như vậy, kết quả học tập của SV xét bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT có tỷ lệ tương đương SV tuyển bằng phương thức xét học bạ.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 2.

Các trường ĐH sử dụng nhiều hình thức xét tuyển học bạ

TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC GIỮA CÁC TRƯỜNG

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết phương thức ưu tiên xét tuyển học sinh thuộc danh sách 149 trường THPT theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM có sử dụng điểm học bạ làm một căn cứ đánh giá. Qua việc chạy điểm ngẫu nhiên kết quả học tập của nhóm SV này, trường nhận thấy hầu hết đạt từ mức khá trở lên và tình trạng bỏ học giữa chừng rất ít.

Trong khi đó, có những trường kết quả phân tích lại cho thấy tình trạng ngược lại. Theo kết quả thống kê của một trường ĐH công lập địa phương, có đến 20% SV (tương đương hơn 1.000 em) xếp loại yếu kém có đầu vào từ phương thức xét kết quả học bạ. Các SV này nghỉ học hoặc bị buộc thôi học do kết quả học tập yếu kém trong 1 – 2 học kỳ đầu.

PHỤ THUỘC KẾT QUẢ TUYỂN SINH ĐẦU VÀO

Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, kết quả học tập của SV bậc ĐH sẽ phụ thuộc rất lớn kết quả xét tuyển đầu vào. Dù sử dụng phương thức xét tuyển nào nhưng nếu tuyển được nhóm thí sinh có năng lực học tập khá giỏi thực sự thì kết quả học tập bậc ĐH cũng sẽ tương đương. Do đó, ngay phương thức xét học bạ, nếu xét tuyển nhóm thí sinh thuộc tốp khá giỏi, năng lực học tập đã được khẳng định suốt 3 năm bậc THPT thì khi lên bậc ĐH cũng sẽ có kết quả tốt.

Hiện nay phương thức xét dựa trên điểm học bạ được các trường triển khai theo nhiều cách khác nhau. Nhưng theo tiến sĩ Hạ, việc xét học bạ dựa vào quá trình học tập 3 năm thì năng lực người học được khẳng định rõ nét hơn. Đặc biệt, năng lực học tập ổn định của học sinh ở lớp 10 và 11 rất quan trọng vì năm lớp 12 học sinh thường có kết quả cao hơn.

Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 3.
Kết quả học tập sinh viên xét bằng học bạ: Vì sao khác biệt giữa các trường?- Ảnh 4.

Kết quả học tập của sinh viên từ các phương thức xét tuyển khác nhau ở một số trường ĐH

Nhận định trên cũng đúng với trường hợp cụ thể của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Năm ngoái, trường này dành tối đa 10% chỉ tiêu xét điểm trung bình 3 môn theo kết quả học tập 6 học kỳ THPT. Trong đó, 4 ngành có điểm chuẩn ở mức trên 29 gồm: sư phạm hóa học, sư phạm toán học, sư phạm sinh học và sư phạm vật lý. Thạc sĩ Lê Phan Quốc cho biết quan điểm của trường vẫn duy trì sự đa dạng các phương thức xét tuyển với mong muốn thu hút được thí sinh tốp đầu tham gia xét tuyển vào trường. Khi kết quả đầu vào đạt mức cao thì kết quả học tập bậc ĐH đương nhiên có sự tương đồng.

Dù kết quả phân tích cho thấy sự tương tự năng lực học tập giữa SV xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp, nhưng thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhìn nhận đây cũng chỉ là trường hợp cụ thể tại một trường ĐH. Ông Sơn cho rằng kết quả trên có thể sẽ khác so với các trường khác. Điều này một mặt do cách thức tính điểm cụ thể của phương thức xét học bạ, mặt bằng điểm chuẩn từng ngành. Mặt khác, ngoài yếu tố tuyển sinh đầu vào thì kết quả học tập của SV còn phụ thuộc vào quá trình đào tạo tại trường đó. Theo cách thức xét tuyển của Trường ĐH Công thương TP.HCM các năm qua, phương thức xét học bạ dựa vào điểm 5 học kỳ đầu bậc THPT của học sinh, điểm chuẩn dao động ở mức từ 22 – 27; điểm chuẩn phương thức thi tốt nghiệp THPT trong khoảng từ 18 – 25.

Đại diện trường ĐH có thống kê cho thấy nhiều SV trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học tập yếu kém đã rút ra nguyên nhân là phương thức xét bằng học bạ chỉ dựa trên điểm 3 môn của kết quả lớp 12. Trong đó, có những học sinh tổ hợp xét tuyển bằng học bạ 3 môn đạt 25 điểm nhưng thi tốt nghiệp THPT tương ứng chỉ 8 – 10 điểm (tức chênh lệch nhau tới 17 điểm). Kết quả học tập của SV này sau hai học kỳ đầu tại trường ĐH chỉ đạt mức trung bình.

Nhiều cách thức xét tuyển học bạ

Hiện nay, xét học bạ trở thành một phương thức tuyển sinh chủ đạo của nhiều trường ĐH. Nhưng trong vài năm trở lại đây, các trường ĐH đã vận dụng nhiều hình thức xét tuyển khác nhau căn cứ vào điểm học bạ của học sinh. Có trường chỉ sử dụng một phương thức, nhưng có trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét học bạ.

Cụ thể như: xét điểm trung bình chung 6 học kỳ THPT, điểm trung bình chung 3 học kỳ, điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 6 học kỳ, điểm trung bình 3 môn theo tổ hợp xét tuyển trong 3 học kỳ, thậm chí điểm trung bình chung 3 môn theo tổ hợp xét tuyển riêng năm lớp 12…

Nhiều trường chỉ sử dụng kết quả học tập THPT làm một tiêu chí để xét tuyển. Khi đó, điểm học bạ được sử dụng kết hợp với các tiêu chí khác tùy quy định từng trường như: kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế…



Source link

Cùng chủ đề

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Sinh viên ăn tết ấm lòng vì được lì xì, tặng gạo, bình hoa, vé tàu…

Những phần quà kèm phong bao lì xì từ lãnh đạo trường và thầy cô khiến hàng trăm sinh viên dù về quê ăn tết hay ở lại đều cảm thấy ấm lòng. ...

Giảm áp lực cho nhà trường, học sinh

Trước tình trạng một số trường “ép” phụ huynh đăng ký không cho con thi vào lớp 10 THPT, từ năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương quyết định tính điểm trung bình kỳ thi vào lớp 10 để xét thi đua của các địa phương và các nhà trường theo hướng xếp hạng theo tổng điểm/số học sinh tốt nghiệp THCS. ...

Học sinh lớp 12 lên kế hoạch ôn tập xuyên tết, vì sao?

Lo ngại siết xét tuyển sớm hay các kỳ thi theo định hướng mới là nguyên nhân khiến một số học sinh lớp 12 quyết ôn tập xuyên tết. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Váy denim, slip… trở lại thịnh hành với phiên bản trang nhã hơn

Những bộ váy của những năm 2000 sẽ trở lại vào mùa xuân năm 2025, với vẻ quyến rũ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Cùng chuyên mục

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á năm 2025. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô bạn xinh xắn ơi. Được biết và học cùng lớp với bạn là một trong những điều tuyệt vời trong...

Cô giáo Hà Nội ‘mất ăn mất ngủ’ tìm cách đưa tranh dân gian Hàng Trống tới học sinh

Cho trẻ mầm non sớm tiếp cận và hình thành những cảm xúc tích cực ban đầu với tranh dân gian Hàng Trống là cách làm sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Trường Mầm non Quang Trung (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hơn 22 năm công tác, cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc luôn tận tụy với công việc. Sống trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cô cảm nhận được sự lãng quên của xã hội hiện đại...

Mới nhất

Xuyên Tết chỉnh trang trục đường hơn 1.000 tỷ đồng ở Vũng Tàu

Có khoảng 100 nhân sự cùng nhiều xe máy, thiết bị vẫn dàn trải thi công nhiều hạng mục quan trọng tại đường Thuỳ Vân và Bãi Sau phố biển Vũng Tàu. ...

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh,...

Nhan sắc Ivanka Trump

TPO - Ivanka Trump là trưởng nữ cũng là người con xuất sắc nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tính đến hiện tại. Cô không chỉ xinh đẹp, có gu ăn mặc mà còn nổi bật ở nhiều vai trò từ người mẫu, doanh nhân đến cố vấn Nhà Trắng cấp cao. ...

Nghệ sĩ tuổi Tỵ đón xuân Ất Tỵ

(NLĐO) – Năm hết Tết đến, nhà nhà hân hoan đón xuân với những dự tính trong năm 2025. Nghệ sĩ tuổi Tỵ ước mơ điều gì? ...

Mới nhất

Nhan sắc Ivanka Trump