Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?

Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập ngày 6.2.2006, đến nay đã chính thức giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngày 10.1, Phó thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định 71 giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được thành lập theo Quyết định số 170 6.2.2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện đổi mới giáo dục ĐH đến năm 2020

Được biết, năm 2006, Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ra quyết định thành lập nhằm thực hiện Nghị quyết số 14 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

Nghị quyết này đặt ra mục tiêu chung là đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân.

Vì sao giải thể Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH?- Ảnh 1.

Giáo dục ĐH Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu sau khi có đề án đổi mới giai đoạn 2006-2020

Đến năm 2020, giáo dục ĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các mục tiêu cụ thể gồm hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH trên phạm vi toàn quốc; phát triển các chương trình giáo dục ĐH theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp – ứng dụng; mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 450 sinh viên/vạn dân vào năm 2020; xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao; nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH; hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục ĐH theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục ĐH.

Đã hoàn thành một giai đoạn đổi mới

Theo đó, Ban Chỉ đạo đổi mới giáo dục ĐH có 11 thành viên. Trong đó, ông Phạm Gia Khiêm, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban; ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó trưởng ban; ông Trần Quốc Toản, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban.

Các ủy viên gồm ông Bành Tiến Long, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; ông Phan Quang Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Huỳnh Thị Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Đặng Quốc Tiến, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Trần Quốc Thắng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Trần Xuân Giá, Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng và ông Phạm Phụ, giáo sư trường ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM).

Bộ GD-ĐT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng các đề án chi tiết để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục ĐH; chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các đề án chi tiết đổi mới giáo dục ĐH.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chủ trương, chính sách và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh việc đổi mới giáo dục ĐH trong từng giai đoạn.

Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã xây dựng Đề án Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Đến nay, giáo dục ĐH Việt Nam đạt được nhiều thành tựu như mục tiêu đã đề ra như toàn bộ các trường đã chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng; hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng và có cơ chế đảm bảo chất lượng; nhiều trường ĐH tự chủ; nhiều chương trình đào tạo được kiểm định quốc tế và được nước ngoài công nhận; hội nhập quốc tế mạnh mẽ; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin; thu hút giảng viên, chuyên gia giỏi trong và ngoài nước vào làm việc tại các trường ĐH…

Có thể thấy Đề án Đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã kết thúc được 5 năm, như vậy là giáo dục ĐH Việt Nam đã hoàn thành một giai đoạn đổi mới và cần những định hướng, chỉ đạo mới để tiếp tục phát triển.




Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-giai-the-ban-chi-dao-doi-moi-giao-duc-dh-185250112100128621.htm

Cùng chủ đề

Thủ tướng làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Séc, chiều ngày 19/1, theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp mặt, làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại châu...

Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân đề nghị MTTQ các cấp thành phố tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp. Thực hiện nghiêm và hiệu quả Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong gia đoạn mới. ...

Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu TN&MT triển khai nhiệm vụ năm 2025

(TN&MT) - Ngày 14/1, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu TN&MT. Ông Lê Phú Hà -...

Việt Nam: Hình mẫu kinh tế cho các nước đang phát triển

Theo World Bank, hành trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21 đang là bài học kinh nghiệm quý giá cho các quốc gia đang phát triển. Trong bối cảnh thế giới đã bước qua một phần tư thế kỷ 21, tổ chức Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo chuyên sâu về các quốc gia đang phát triển, trong đó nêu bật Việt Nam như một hình mẫu...

Xoá bỏ mọi rào cản trong phát triển khoa học, công nghệ

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Giáo viên Hà Nội sẽ được đảm bảo quyền lợi theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục-Đào tạo Hà Nội và Sở Tài chính về hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP Ngày 24/1, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết thành phố đã chấp thuận đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Tài chính...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định 73

Giáo viên các trường công lập ở Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Những nhiệm vụ của TP.HCM giao Sở GD-ĐT thực hiện trong năm 2025

Ngày 24.1, Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy về giao nhiệm vụ và duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 trong đó nêu rõ những nhiệm vụ ngành GD-ĐT phải thực hiện...

Nam sinh Bắc Ninh xô đổ kỷ lục điểm đánh giá tư duy: ‘Ở ký túc xá, không học thêm’

Trong buổi học cuối trước Tết, Minh Đức vỡ òa cảm xúc khi biết đã đạt thành tích thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 của Đại học Bách khoa Hà Nội, thậm chí đã xô đổ những kỷ lục trước đây. ...

Mới nhất

Nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh qua đời vì bệnh ung thư

(NLĐO) - Con gái nghệ sĩ Diệp Tuyết Anh cho biết nữ nghệ sĩ bị ung thư gan di căn, vừa trải qua ca phẫu thuật túi...

25 Tết, người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc, chen chân tại bến xe để về quê

Rất đông người dân TP.HCM lỉnh kỉnh đồ đạc có mặt tại bến xe Miền Tây để mua vé lên xe về quê đón Tết Nguyên đán 2025. ...

Năm 2024, FPT báo lãi trước thuế hơn 11.000 tỷ đồng

DNVN - Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 102% kế...

Chung kết ‘Chị Đẹp Đạp Gió 2024’ đậm đà văn hóa Việt

Đêm chung kết "Chị Đẹp Đạp Gió 2024" với những màn vũ đạo, những bản phối âm nhạc độc đáo, tất cả đều được "nêm nếm" bằng hương vị đậm đà của văn hóa Việt, tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật khó quên. Tiết mục càng đậm đà văn hóa Việt, top trending càng cao Đêm chung kết "Chị Đẹp...

Tài xế taxi dùng gậy sắt đập phá xe tải, giao thông cửa ngõ TPHCM ùn ứ

Vì mâu thuẫn trên đường, một tài xế taxi ở TPHCM cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe doạ người khác khiến giao thông bị ùn ứ. XEM CLIP: Công an huyện Hóc Môn, TPHCM hôm nay (24/1) cho biết đang điều tra về vụ một tài xế taxi cầm gậy sắt đập phá xe tải, đe dọa người khác. Vụ...

Mới nhất