Trang chủNewsThời sựVì sao đô thị ngập nặng?

Vì sao đô thị ngập nặng?


“THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG”

Ngập lụt đang là mối quan tâm lớn của người dân và chính quyền địa phương ở TP.Đà Nẵng. Từ đầu mùa mưa (tháng 9) đến nay, TP.Đà Nẵng đã trải qua 2 đợt ngập nặng, chính quyền TP đã tổ chức nhiều cuộc họp phân tích nguyên nhân.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, đánh giá dù đã triển khai 3 đợt ra quân cao điểm nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành công tác khơi thông, nạo vét cửa thu, cống thoát nước theo phạm vi phân cấp quản lý; các đơn vị hầu như chỉ tập trung ưu tiên nạo vét, khơi thông tại những khu vực ngập úng.

Để giải quyết ngập úng, ông Lê Trung Chinh yêu cầu UBND các quận, huyện, Công ty thoát nước và xử lý nước thải, các chủ đầu tư nâng cao hiệu quả khơi thông cửa thu, mương thu nước và nạo vét cống rãnh.

Vì sao đô thị ngập nặng ? - Ảnh 1.

Một số người phải dùng phao di chuyển trong khu dân cư tại P.Hòa Khánh Nam (Đà Nẵng)

Theo ông Lê Tùng Lâm, Bí thư Quận ủy, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng đơn vị Q.Thanh Khê, tình trạng ngập úng do 4 nguyên nhân chính: quy hoạch, chỉnh trang và phát triển đô thị bất cập; tiến độ cải tạo hệ thống cũ cũng như xây mới hệ thống thoát nước chậm hơn tốc độ phát triển đô thị; việc chuyển đổi nhận thức, hành động về hệ thống thoát nước nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai cực đoan còn chưa đạt yêu cầu; nguồn lực và năng lực quản lý đô thị, nhất là vận hành hệ thống thoát nước còn hạn chế.

Để giải quyết, cần nguồn lực và thời gian dài, theo kế hoạch cấp thiết trong 5 năm TP.Đà Nẵng cần đầu tư 5.500 tỉ đồng; nhưng trước mắt cần ưu tiên xử lý ngập úng cục bộ khu vực đô thị trung tâm TP, các khu dân cư cũ đã xuống cấp hệ thống thoát nước.

“Để đáp ứng thoát nước đô thị trong tình hình nguồn lực hạn chế, cần theo hướng thoát nước bền vững (thoát nước chậm). Cần xây dựng bể, hầm chứa, cống, giếng điều tiết ở các khu vực không còn ao hồ để điều tiết nước, không gian trữ nước sử dụng đất công và tư, bố trí không gian ngầm và lộ thiên, cải tạo vỉa hè tăng hệ số thấm, có kế hoạch và phân cấp quản lý thoát nước hiệu quả. Chấp nhận một số khu vực bị ngập nhưng mức độ chấp nhận được, trang bị kịch bản ứng phó với nội dung đơn giản, có bản đồ ngập úng để mỗi nhà dễ thực hiện”, ông Lê Tùng Lâm nói.

CHỐNG NGẬP NỘI ĐÔ, BÀI TOÁN KHÓ

Tại Quảng Nam, một lãnh đạo UBND TP.Tam Kỳ cho rằng từ năm 2018 đến nay, tình trạng ngập của đô thị Tam Kỳ ngày càng tăng lên cả về tần suất, mức ngập cũng như diện tích. Nguyên nhân khách quan là lượng mưa quá lớn khiến lượng nước ngoại lai từ các huyện Thăng Bình, Phú Ninh chảy về các sông Bàn Thạch, Kỳ Phú, Tam Kỳ, Trường Giang quá lớn. Nguyên nhân chủ quan là hiện nay đang thi công nâng cấp mở rộng hệ thống thoát ở hạ lưu nhưng chưa kịp hoàn thiện.

Tại hội thảo đề xuất giải pháp ứng phó ngập lụt TP.Tam Kỳ và vùng phụ cận diễn ra mới đây, PGS-TS Nguyễn Chí Công (Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng) cho rằng, TP.Tam Kỳ những năm gần đây cho thấy có 2 dạng ngập lụt. Một là ngập diện rộng, do nước sông Tam Kỳ và Bàn Thạch dâng cao khiến nước nội đô không thoát ra sông được, thậm chí có hiện tượng chảy ngược. Hai là ngập nội đô, dù mức nước sông Bàn Thạch, Tam Kỳ thấp, nước nội đô vẫn không thoát ra sông được. Ngoài ra, năng lực tiêu thoát lũ của hệ thống sông cũng là một trong những nguyên nhân.

PGS-TS Công cho rằng, nguyên nhân chính được xác định là lượng mưa quá lớn cực đoan, nhưng hệ thống thoát nước không đáp ứng nên nước nội đô rút chậm gây ngập úng. Để nâng cao năng lực thoát lũ, cần cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước cho nội thị, hạ thấp mực nước sông Bàn Thạch, Tam Kỳ để nước nội đô tiêu thoát nhanh. Ngoài ra, cần phân lũ từ sông Bàn Thạch qua sông Trường Giang và thoát lũ từ sông Trường Giang ra biển. Thêm nữa, cần khơi thông tuyến cống ngầm, khơi thông dòng chảy hệ thống thoát nước trong khu vực nội thị và trên các tiểu lưu vực sông Bàn Thạch.

Tại Thừa Thiên-Huế, những năm gần đây, khi nhắc đến “vùng trũng”, người dân TP.Huế nghĩ ngay đến các khu đô thị phía đông nam TP. Trước kia, đây là khu vực đồng ruộng, 5 năm trở lại đây được quy hoạch, phát triển đô thị với loạt công trình nhà ở xã hội, chung cư cao cấp, dự án nhà liền kề, trung tâm thương mại…

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên qua các trận lũ gần đây (năm 2022 và 2023), chỉ cần hứng một trận mưa lớn, các con đường phía đông nam TP.Huế như Hoàng Lanh, Vũ Thắng, Nguyễn Lộ Trạch (P.Xuân Phú), An Cựu City (P.An Đông) đã ngập từ 0,5 – 0,8 m, có nơi hơn 1 m.

Theo ông Nguyễn Trí Đảm (người dân P.Xuân Phú), việc nâng cấp mở rộng, tăng chiều cao đường Tố Hữu và Võ Nguyên Giáp như một “con đê” chắn nước, biến khu đô thị mới này trở thành vùng thấp trũng thường xuyên bị ngập úng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Huế, nhìn nhận ngập úng đô thị một phần do tác động thời tiết cực đoan, mưa lớn và kéo dài. Cụ thể, trong đợt mưa vừa qua (12 – 14.10), lượng mưa đo được tại Phú Ốc (TX.Hương Trà) phổ biến lên đến 147 mm/giờ. “Đây là lượng mưa rất lớn, trước đây lượng mưa lớn nhất cũng chỉ khoảng 40 – 50 mm/giờ”, ông Hùng nói.

Cao trình ở Đà Nẵng không đúng với cao trình bản đồ địa hình quốc gia?

Không chỉ riêng đợt mưa lần này mà mỗi khi có trận mưa không quá lớn, Đà Nẵng lại “chìm trong biển nước”. Chính vì vậy, GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng Đà Nẵng cần hết sức chú ý bởi diễn biến mưa rất phức tạp.

“Tôi nhận thấy cao trình ở Đà Nẵng dường như không đúng với cao trình ở bản đồ địa hình quốc gia. Cần phải kiểm tra lại cao trình ở thành phố này vì mưa không lớn nhưng nhiều nơi vẫn bị ngập”, GS Hồng nói.

Theo GS Hồng, Đà Nẵng rất gần sông, gần biển, dân cư thưa nhưng nước ở trong thành phố không thoát được ra ngoài, nhiều khả năng cao trình ở đây có sự sai lệch, thấp hơn sông, biển nên mới xảy ra tình trạng này.

Đình Huy

Tiết diện đường ống cống chỉ là một yếu tố

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, Bộ Xây dựng đã chủ động ban hành sửa đổi, cập nhật tăng tiết diện đường ống cống thoát nước ở các đô thị đầy đủ.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, chuyên gia kiến trúc quy hoạch đô thị, cho rằng việc ngập lụt khi có mưa lớn ở nhiều thành phố không thể chỉ quy kết cho thiết kế tiết diện đường ống cống nhỏ, chỉ nên xem xét tiết diện đường ống cống là một yếu tố khi tìm hiểu về đô thị ngập lụt lúc trời mưa to.

Theo ông Tùng, để tìm hiểu nguyên nhân nhiều thành phố ngập lụt khi mưa lớn, cần xem xét đặc trưng của mỗi đô thị, từng khu vực bị nước dâng do không thoát kịp lượng mưa xuống. Đồng thời, cần xem xét lại chất lượng quy hoạch đô thị khi gần đây có cả những khu đô thị mới cũng bị ngập lụt khi mưa lớn chứ không riêng khu vực hình thành đã lâu.

“Hiện tượng đổ dầu mỡ thải xuống cống, vứt rác, nhất là vứt túi nilon bừa bãi xuống kênh, mương, ao, hồ, cống… còn rất phổ biến. Ý thức vệ sinh môi trường kém thì góp phần rất lớn khiến mưa lớn là đường ngập lụt”, ông Tùng nói.

Cũng theo ông Tùng, nếu cứ chỉ quy kết tiết diện đường ống cống thoát nước ở đô thị nhỏ để nâng tiêu chuẩn, quy chuẩn lên sẽ dễ vướng vào chuyện lãng phí nguồn lực. “Cần làm rõ thấu đáo nguyên nhân gây ngập lụt ở mỗi thành phố khi mưa lớn, từ đó sẽ tìm ra giải pháp phù hợp”, ông Tùng nói.

Lê Quân



Source link

Cùng chủ đề

Ký ức làng ngói lớn nhất miền Trung

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng. ...

Vì sao làng ngói lớn nhất miền Trung “biến mất”?

Những ngày hoàng kim, ở miền Trung, nhắc đến ngói, mọi người nghĩ ngay đến ngói Cừa. Ngói Cừa gần như độc quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, thậm chí còn xuất khẩu qua Lào. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, làng nghề giờ chỉ còn là dĩ vãng. ...

Xử lý nghiêm cán bộ buông lỏng quản lý, tiếp tay cho vi phạm gây ô nhiễm môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ buông lỏng quản lý, tiếp tay vi phạm, đồng thời kiên quyết lập hồ sơ khởi tố vụ án với vi phạm nghiêm trọng, tái vi phạm gây ô nhiễm môi trường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Việt Nam coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Saudi Arabia

Sáng 28/8, tiếp Bộ trưởng Bộ Du lịch Saudi Arabia Ahmed bin Aqeel-Khateeb, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng việc tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Saudi Arabia, đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.

Bắc Cực đang dần trở thành ‘nhà máy’ thải carbon

(CLO) Băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. ...

4 người tìm lại được ánh sáng nhờ 2 người chết não tặng giác mạc

Đây là sự kiện không chỉ mang tính y khoa, mà còn là biểu tượng của sự sống, lòng nhân ái, khi ánh sáng được trao tặng từ người đã khuất đến những người đang cần hồi sinh về thị giác. Ngày 11-10, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho 4 bệnh nhân vừa được ghép giác mạc thành công từ người hiến...

Vỡ bờ sông nhà Lê ở Thanh Hóa

Do tháo bờ để lấy nước nuôi cá, nhà máy gạch Mai Chữ ở Thanh Hóa đã làm vỡ một đoạn bờ sông nhà Lê thuộc thôn Đoài Đông, Quảng Yên, huyện Quảng Xương. XEM CLIP: Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết, khoảng 13h30 ngày 4/2, Sông Mơ (sông nhà Lê) ở xã Đông Nam bị sạt lở hơn 20m bờ khiến nước sông tràn vào khu vực khai thác đất của nhà máy...

Bộ Khoa học & Công nghệ cảnh báo người dân về 3 hình thức cuộc gọi lừa đảo điển hình

(CLO) Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn. ...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

MISA bắt tay cùng đối tác Mỹ, thúc đẩy giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường “khó tính”

Ngày 28/4/2025, Công ty Cổ phần MISA chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Công ty LUQRA (Mỹ) nhằm đẩy mạnh việc triển khai giải pháp quản lý nhà hàng tại thị trường...

LỢI NHUẬN TĂNG 5,6% TRONG NĂM 2024, SABECO ĐẶT MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG 8% TRONG NĂM 2025

TP.HCM – 24/04/2025, tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền...

VIMC đặt niềm tin vào thế hệ trẻ chuyển đổi trong kỷ nguyên mới – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập VIMC, ngày 18/4, Đoàn Thanh niên VIMC tổ chức Chương trình Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị với đoàn viên thanh niên, với chủ đề: “Tác động của chuyển đổi – chuyển đổi xanh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Phát huy vai trò xung kích trong giữ gìn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa

VHO - Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, chung tay cùng các cấp, ngành, địa phương gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, các “địa chỉ đỏ” trên địa...

Khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

VHO - Ngày 28.4, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ khởi công công trình phụ trợ và khởi động dự án nâng cấp, tôn tạo Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 Thanh niên xung phong tại Bến phà II Long Đại ( Quảng Ninh - Quảng Bình). Đây là hoạt động có ý nghĩa...

Mới nhất