Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm?

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm?


Cách đánh giá khiến học sinh phải đi học thêm

Thực tế cho thấy, sau 3 năm triển khai Chương trình GDPT 2018, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại. Nhiều người thắc mắc phải chăng chương trình mới vẫn còn nặng về kiến thức, điểm số nên buộc học sinh phải học thêm.

Mục tiêu Chương trình GDPT 2018 là phát huy phẩm chất năng lực học sinh, giảm tải nội dung kiến thức so với chương trình cũ (2006). Tuy nhiên, cách đánh giá vẫn gây áp lực cho học sinh về mặt thành tích và điểm số.

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm? - Ảnh 1.

Học sinh rời khỏi một điểm dạy thêm tại TP.HCM

Cụ thể, Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều thông tư hướng dẫn, trong đó có Thông tư 22 năm 2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. Để được khen thưởng danh hiệu “Học sinh giỏi”, học sinh phải có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức tốt và kết quả học tập tốt.

Học sinh muốn đạt mức tốt thì tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét phải ở mức đạt; tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ (viết tắt là ĐTBmhk), điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) từ 6,5 điểm trở lên. Trong đó, ít nhất 6 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

So với trước đây, học sinh chỉ cần đạt điểm cao 3 môn toán, ngữ văn, tiếng Anh (một trong 3 môn điểm trung bình từ 8.0 trở lên).

Như vậy, với Thông tư 22, học sinh sẽ phải học thêm 3 môn nữa mới đủ điều kiện để khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi.

Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân góp phần làm gia tăng tình trạng dạy thêm học thêm khó kiểm soát được như hiện nay.

Một số kiến nghị

Là giáo viên nhiều năm công tác trong ngành, tôi có một số ý kiến để chấm dứt dạy thêm, học thêm như sau:

Thứ nhất, cần phải thay đổi từ gốc, tức từ Chương trình GDPT 2018. Chương trình cần gọn nhẹ đảm bảo tính vừa sức (yêu cầu cần đạt) cho học sinh đại trà và việc kiểm tra đánh giá học sinh (giữa kỳ, cuối kỳ) không nặng về mặt điểm số.

Cụ thể, giảm số lần kiểm tra đánh giá bằng điểm số đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số (ít nhất 8 cột điểm/môn/năm hiện nay xuống còn 2 cột – chỉ kiểm tra cuối kỳ); nghiên cứu tăng số môn học đánh giá bằng nhận xét, để học sinh không cần và không phải học thêm vì điểm số, vì danh hiệu thi đua nữa. Có như vậy, việc dạy thêm học thêm tự thoái trào. Nếu không thì áp lực học thêm và tiền học thêm vẫn là gánh nặng với phụ huynh, học sinh.

Thứ hai, “có cung ắt có cầu”, nếu học thêm là nhu cầu thực tế của học sinh tiếp thu chậm hoặc cần được bồi dưỡng để phát huy năng lực thì Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo nhà trường thực hiện phụ đạo, bồi dưỡng. Nhà trường xem đây là nhiệm vụ của thầy cô phải thực hiện mà không thu phí học sinh và Bộ GD-ĐT kiến kiến nghị Quốc hội cấp kinh phí tương xứng cho thầy cô thực hiện nhiệm vụ này.

Vì sao chương trình giảm tải, học sinh vẫn đi học thêm? - Ảnh 2.

Học sinh TP.HCM học thêm sau giờ học chính khóa

Thứ ba, đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhằm tạo hành lang pháp lý, quản lý bằng pháp luật để thầy cô có đủ điều kiện tham gia dạy thêm ngoài nhà trường mà không phải lo sợ và tăng thêm thu nhập bằng lao động chính đáng. Đưa dạy thêm học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp thực tế cuộc sống, đúng pháp luật.

Thứ tư, trong trường hợp nếu không công nhận dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Nhà nước nên có quy định bằng văn bản pháp luật, nghiêm cấm dạy thêm dưới mọi hình thức trên phạm vi cả nước. Bởi lẽ Bộ GD-ĐT đã có Thông tư 17 hướng dẫn nhưng vẫn không kiểm soát ngăn chặn được nạn dạy thêm học thêm tràn lan như hiện nay.

Điều bất cập hiện nay là các trung tâm dạy văn hóa được Nhà nước cấp phép hoạt động. Vậy tại sao thầy cô không được cấp phép mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường như bác sĩ được mở phòng mạch? Điều này cần được xem lại để bảo đảm sự công bằng trong hoạt động dạy thêm học thêm.



Source link

Cùng chủ đề

Để không bị bắt lỗi ‘dạy thêm trá hình’ trong nhà trường

Ngày 21.1, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sơ kết học kỳ 1 năm học 2024-2025 ở bậc trung học trong đó có lưu ý đến các trường về việc thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, không...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Bạn đọc Thanh Niên nhận xét từ trước đến nay vẫn chưa có một mô hình chuẩn để quản lý dạy thêm, học thêm sao cho hợp tình hợp lý, phần lớn do việc kiểm tra khâu triển khai các quy định trong...

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

'Hạn chế 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm' là một trong những chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), liên...

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Theo quy định về việc dạy thêm, học thêm vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, chỉ có 3 đối tượng được học thêm trong nhà trường. Trước quy định này, không ít phụ huynh bày tỏ sự lo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên tại tiệm ngăn chặn kịp thời. ...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những loài động vật rắn sợ hơn con người. ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Thêm nhiều địa phương “chốt” môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026.

Những người mẹ Việt giữ cội rễ Tết Việt cho con

“Alo, Hiền ơi, nhà chị Hậu có chỗ để đun bánh chưng đúng không? Vậy để nhắc anh Hùng mang nồi to đến luộc tất cả bánh cùng lúc!”- chị Thuỷ cúp điện thoại, cùng chồng con lên...

Đa số chọn Tiếng Anh

TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. TPO - Tính đến thời điểm này, một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD&ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp...

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý những lời chúc để bạn dành tặng những người bạn trai cùng lớp trong dịp đầu năm mới cho tình...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận, ngày thứ trả lời 200 câu trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. ...

Mới nhất

Độc lạ món canh môn da trâu của người Thái xứ Thanh

(NLĐO)- Canh môn da trâu là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào dân tộc miền núi Thanh...

Ngăn chặn vụ ‘bắt cóc’ rô bốt phục vụ tiệm phở ở California

Một người đàn ông tìm cách 'bắt cóc' rô bốt phục vụ một tiệm phở ở California (Mỹ), nhưng được các nhân viên...

Rắn sợ những loài động vật nào?

Dù là loài săn mồi nổi tiếng, rắn cũng là con mồi của nhiều loài vật đáng gờm khác nhau nên có những...

Mới nhất

Đa số chọn Tiếng Anh