Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVi phạm tự do học thuật?

Vi phạm tự do học thuật?


Để chuẩn bị cho việc xét ứng viên đạt tiêu chuẩn phó giáo sư, giáo sư (PGS, GS) năm 2024, Văn phòng Hội đồng GS nhà nước (HĐ GSNN) đã có công văn số 74/HĐGSNN gửi các tạp chí khoa học VN, yêu cầu các tạp chí này đề xuất khung điểm cho tạp chí mình. Đề xuất này sẽ là căn cứ để HĐ GSNN quy định danh mục tạp chí khoa học VN được tính điểm năm 2025. Theo đó, công trình khoa học mà ứng viên khai trong hồ sơ xét PGS, GS đăng ở tạp chí nào thì sẽ được hội đồng xét cho mức điểm nằm trong khung của tạp chí đó mà HĐ GSNN quy định trong danh mục.

HỘI ĐỒNG LẠM QUYỀN?

Trong công văn 74, HĐ GSNN đã yêu cầu các tạp chí gửi cho Văn phòng HĐ GSNN bản sao minh chứng phản biện của các bài báo khoa học trong các số năm 2023. Trước yêu cầu này, một số nhà khoa học đã gửi đến Báo Thanh Niên ý kiến phản đối, cho rằng nội dung yêu cầu trái ngược với nguyên lý cơ bản của xuất bản khoa học.

Yêu cầu tạp chí khoa học nộp minh chứng phản biện: Vi phạm tự do học thuật?- Ảnh 1.

Tạp chí Kinh tế và Phát triển của Trường ĐH Kinh tế quốc dân là một trong số ít tạp chí khoa học của VN được ghi tên vào danh sách thuộc danh mục Scopus

Theo các nhà khoa học, trong quy trình xuất bản công trình nghiên cứu khoa học (sau đây gọi chung là bài báo), các ý kiến phản biện cần được bảo mật (trừ khi tạp chí có quy định mở về phản biện). “Chẳng hạn khi tôi được mời phản biện một bài báo, các ý kiến phản biện của tôi chỉ có tác giả và ban biên tập (BBT) biết, danh tính của tôi chỉ có BBT biết. Khi tôi viết bài và trả lời phản biện cũng vậy, chỉ có BBT và phản biện đọc được những câu trả lời của tôi. Nếu tạp chí bình duyệt ẩn danh kép (double blind review) thì người phản biện cũng không biết danh tính của tôi (tác giả bài báo). Tóm lại, đó là một quy trình kín giữa tác giả, phản biện và BBT. Không thể có chuyện một đơn vị khác yêu cầu tạp chí nộp các minh chứng của việc đó được”, một nhà khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật nêu ý kiến.

Cho dù chứng thực được các phiếu phản biện là thật hay giả thì các phiếu đó cũng không phải là “điều kiện đủ” để cho biết tạp chí có độ ảnh hưởng thế nào. Tức là giải pháp đó nửa vời, cố bịt lỗ hổng này chắc sẽ lại lòi ra lỗ hổng khác.

TS DOÃN MINH ĐĂNG, một nhà khoa học đang làm việc ở Đức

Nhà khoa học nói trên còn cho rằng yêu cầu nộp minh chứng phản biện là thể hiện sự lạm quyền của HĐ GSNN trong việc đánh giá chất lượng tạp chí khoa học. Nó thể hiện HĐ GSNN không hiểu những nguyên lý cơ bản của xuất bản khoa học. Nếu các tạp chí đáp ứng yêu cầu của HĐ GSNN nghĩa là họ không tôn trọng tác giả và phản biện đã đóng góp bài vở và công sức cho họ. Đây là một vấn đề của tự do học thuật, về tính độc lập của một diễn đàn khoa học đối với các thiết chế.

ĐẶT CÂU HỎI VỀ NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG

“Họ không được yêu cầu điều đó. Họ muốn đánh giá tạp chí thì phải tìm cách khác. Các hệ thống ISI, Scopus… vẫn xếp hạng tạp chí mà có bắt nộp minh chứng phản biện đâu! Nếu HĐ GSNN không có năng lực đánh giá các tạp chí như các tổ chức xếp hạng quốc tế thì đừng làm và đừng công nhận các tạp chí trong nước không được xếp hạng quốc tế. Nên học hỏi xem thế giới người ta làm thế nào! Không thể lấy lý do đảm bảo chất lượng để vi phạm những nguyên tắc căn bản được. Không làm được thì thuê, đây là phương pháp giải quyết chung ở mọi lĩnh vực chứ không chỉ lĩnh vực đánh giá khoa học”, một nhà khoa học của ĐH Bách khoa Hà Nội nêu ý kiến.

Yêu cầu tạp chí khoa học nộp minh chứng phản biện: Vi phạm tự do học thuật?- Ảnh 2.

Tạp chí Vật liệu và linh kiện tiên tiến (JSAMD), ấn phẩm khoa học hợp tác giữa ĐH Quốc gia Hà Nội với Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), là một trong số rất ít tạp chí khoa học VN được xếp vào nhóm tạp chí khoa học quốc tế uy tín.

TS Doãn Minh Đăng, một nhà khoa học đang làm việc ở Đức, cho biết ông đồng tình với những nhận định nói trên của các nhà khoa học trong nước. Nếu HĐ GSNN chưa có cách thức đánh giá thuyết phục cho các tạp chí thì chưa nên tính điểm cho các tạp chí đó. Việc đánh giá các tạp chí khoa học không hề đơn giản, những tổ chức như Scopus phải hoạt động rất nhiều năm, có mối quan hệ với cộng đồng khoa học rộng lớn, thì họ làm các bảng chỉ mục (index) mới coi là tạm được. Nay nếu HĐ GSNN chỉ dựa vào phiếu phản biện, thì giống như kiểm tra hóa đơn chứng từ. Việc này càng ít ý nghĩa khi mà HĐ GSNN không có đủ nguồn lực để đọc lướt qua các phiếu phản biện đó, để biết là nội dung có làm giả hoặc do AI (trí tuệ nhân tạo) viết hay không.

VN có rất nhiều tạp chí khoa học với chất lượng rất khác nhau. Nhiều tạp chí công bố là có quy trình phản biện nhưng thực tế không thực hiện đúng như vậy. Nếu không yêu cầu cung cấp minh chứng là trong quy trình xuất bản có việc phản biện hay không thì hội đồng các cấp không có đủ cơ sở để đánh giá được chất lượng tạp chí.

PGS TRẦN ANH TUẤN, Chánh văn phòng HĐ GSNN

“Cho dù chứng thực được các phiếu phản biện là thật hay giả thì các phiếu đó cũng không phải là “điều kiện đủ” để cho biết tạp chí có độ ảnh hưởng thế nào. Tức là giải pháp đó nửa vời, cố bịt lỗ hổng này chắc sẽ lại lòi ra lỗ hổng khác. Có thể đợi đến lúc có nguồn lực để làm đánh giá đàng hoàng thì tốt hơn. Hoặc nếu chưa có đủ nguồn lực mà muốn xây dựng dần dần cách đánh giá các tạp chí, thì cũng nên lập ra kế hoạch, lộ trình như thế nào, công bố cho cộng đồng khoa học biết từ mấy năm trước để họ chuẩn bị và cùng góp sức vào”, TS Doãn Minh Đăng nêu ý kiến.

GIẢI THÍCH TỪ VĂN PHÒNG HĐ GSNN

Theo PGS Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng HĐ GSNN, sở dĩ HĐ GSNN yêu cầu các tạp chí phải nộp bản sao minh chứng phản biện (2 chiều, 1 chiều…) là để có căn cứ đánh giá chất lượng tạp chí. “VN có rất nhiều tạp chí khoa học với chất lượng rất khác nhau. Nhiều tạp chí công bố là có quy trình phản biện nhưng thực tế không thực hiện đúng như vậy. Nếu không yêu cầu cung cấp minh chứng là trong quy trình xuất bản có việc phản biện hay không thì hội đồng các cấp không có đủ cơ sở để đánh giá được chất lượng tạp chí”, PGS Trần Anh Tuấn nói.

Trước các ý kiến cho rằng các hệ thống ISI, Scopus… vẫn đánh giá, xếp hạng tạp chí mà không bắt các tạp chí nộp minh chứng về việc phản biện, PGS Trần Anh Tuấn nói: “Hệ thống tạp chí VN nếu đạt được chuẩn mực quốc tế thì sẽ là thuận lợi lớn trong việc đánh giá chất lượng tạp chí khoa học VN, thực tế cho thấy các tạp chí khoa học để được chỉ mục (index) trong các danh mục tạp chí quốc tế uy tín thì đã qua quá trình kiểm tra, đánh giá gắt gao về chất lượng. Ở VN chưa có hệ thống đánh giá chất lượng tạp chí như vậy. Đến như ACI (Asean Citation Index – hệ thống chỉ mục tạp chí khoa học của Đông Nam Á) Việt Nam cũng chỉ có trên 20 tạp chí vào được”.

PGS Trần Anh Tuấn cho biết thêm nếu chỉ tính điểm một số tạp chí đã được index quốc tế hay khu vực thì không phù hợp thực tiễn, chúng ta cần có cả các tạp chí khoa học VN trong danh mục tạp chí được tính điểm của HĐ GSNN. Trên thực tế, những tạp chí VN đã đạt chuẩn quốc tế và khu vực thì đương nhiên được vào danh mục với khung tính điểm tạp chí quốc tế. Yêu cầu trên chỉ dành cho tạp chí trong nước. Tuy nhiên, HĐ GSNN sẽ tiếp thu, ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học xung quanh vấn đề đánh giá, cho điểm các tạp chí trong nước nhằm cải tiến quy trình đánh giá chất lượng tạp chí khoa học hằng năm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng và phù hợp với thực tiễn. 




Nguồn: https://thanhnien.vn/yeu-cau-tap-chi-khoa-hoc-nop-minh-chung-phan-bien-vi-pham-tu-do-hoc-thuat-18524061421351284.htm

Cùng chủ đề

Nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị ung thư được Bộ GD-ĐT phê duyệt năm 2025

Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt Danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ GD-ĐT năm 2025 với 25 đề tài nghiên cứu của giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH. ...

Trường ĐH Bách khoa TP HCM bổ nhiệm 14 giáo sư, phó giáo sư

(NLĐO) - Đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Bách khoa TP HCM có hơn 600 người, trong đó 84% có trình độ tiến sĩ; 14 người là giáo sư, 131 phó giáo sư ...

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy có nữ Phó Giáo sư đầu tiên

Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy vừa tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh, nhiệm kỳ 2024-2029. Trung tướng, PGS, TS Lê Quang Bốn,...

2 nữ giảng viên Học viện Cảnh sát Nhân dân nhận quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư

Học viện Cảnh sát Nhân dân vừa công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư ngành Khoa học An ninh năm 2024, trong đó có 2 nữ giảng viên đạt chuẩn chức danh...

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học

Giảng viên dạy trình độ tiến sĩ và thạc sĩ phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học liên quan tới ngành đào tạo. Trong đó có yêu cầu cụ thể về số lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Cùng chuyên mục

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch Thất, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An, Hà Nội), Võ Tấn Phát (THPT Phan Bội Châu, Khánh...

Gợi ý của ban giám khảo về nội dung viết thư UPU lần thứ 54

Dưới đây là một số gợi ý của Ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025, các em học sinh có thể tham khảo để hoàn thiện bài dự thi của mình. Hàng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em, nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của...

Việt Nam đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Công nghệ trẻ châu Á

(NLĐO)- Tại vòng chung kết cuộc thi Công nghệ trẻ Châu Á - Youth Tech Asia Challenge (YTAC 2025), đoàn học sinh Việt Nam xuất sắc đem về 2 huy chương vàng ...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Từ cô bé bị ép học nhạc cụ đến tiến sĩ kèn suona đầu tiên của Trung Quốc

Từng bị bạn bè trêu chọc và phản đối việc cha mẹ ép học nhạc cụ, sau 30 năm, Liu Wenwen trở thành người đầu tiên có bằng tiến sÄ© về kèn suona tại Trung Quốc. Nghệ sĩ người Trung Quốc Liu Wenwen (34 tuổi) là người đầu tiên có bằng tiến sĩ về kèn suona tại xứ tỷ dân. Bên cạnh hoạt động biểu diễn, Liu còn là giảng viên tại Học viện Âm nhạc Thượng Hải (Trung Quốc)....

Mới nhất

Hai nhóm thanh niên lao vào hỗn chiến tại lễ hội

(NLĐO) - Cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ hỗn chiến khiến 2 thanh niên bị thương tại Lễ hội Mù Là ...

Thủ tướng: Hòa Phát phải sản xuất thép phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Thủ tướng nhắc lại yêu cầu Tập đoàn Hòa Phát phải tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, phục vụ các dự án đường sắt tới đây, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Trong chương trình công tác tại tỉnh Quảng Ngãi, chiều tối 9/2, thăm Khu liên...

Hàng trăm phụ nữ mặc áo dài, đầu đội mâm bánh chưng thể hiện lòng thành kính tại giỗ vua Mai Hắc Đế

Ngày 9/2 (12 tháng Giêng) hàng nghìn người dân xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) mặc áo dài, đội mâm bánh chưng tham gia hội thi tại ngày giỗ vua Mai Hắc Đế để thể hiện...

Độc đáo Lễ hội Lồng Tông 2025

(CLO) Ngày 9/2, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội Văn hóa các dân tộc Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Màn về đích nghẹt thở của 10X trường Bưởi giành vòng nguyệt quế Olympia

Nguyễn Duy Anh (THPT Chu Văn An - trường Bưởi, Hà Nội) giành chiến thắng trong trận thi tháng đầu tiên của quý II Đường lên đỉnh Olympia 25. Trận thi đấu tháng 1, quý II Đường lên đỉnh Olympia 25 diễn ra chiều nay chứng kiến màn so tài của bốn nhà leo núi: Nguyễn Trung Khánh (THPT Thạch...

Mới nhất