Trang chủNewsNhân quyềnVì một Cộng đồng không còn bạo lực

Vì một Cộng đồng không còn bạo lực


Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.

Hội thảo quốc tế kết hợp trực tiếp và trực tuyến triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em
Các đại biểu chính thức ra mắt Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em. (Ảnh: Phạm Hằng)

Ngày 28/3 tại Quảng Ninh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tổ chức Hội thảo quốc tế kết hợp trực tiếp và trực tuyến triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bảo lực.

Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson, Trưởng đại diện UNICEF Rana Flowers, Trưởng Đại diện của UN Women tại Việt Nam Caroline T. Nyamayemombe, Quyền tham tán phát triển Đại sứ quán Australia Majdie Hordern, đại diện Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) của các nước ASEAN cùng đại biểu từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà đã nhấn mạnh quá trình để có được Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em. Theo đó, sau khi Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng được các Lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua vào năm 2020, Lộ trình thực hiện Tuyên bố tiếp tục được các Lãnh đạo ASEAN ghi nhận vào năm 2021. Điều này đã khẳng định cam kết của ASEAN trong việc đầu tư thúc đẩy và tăng cường vai trò của công tác xã hội, trong đó có nâng cao năng lực cho nhân viên công tác xã hội trong Cộng đồng ASEAN.

Với 7 lĩnh vực ưu tiên nhằm hiện thực hóa 11 cam kết của Lãnh đạo ASEAN, Lộ trình thực hiện Tuyên bố Hà Nội có ý nghĩa rất lớn đối với các nước thành viên ASEAN trong bối cảnh thực trạng công tác xã hội hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh mới của đại dịch, già hóa dân số và biến đổi khí hậu.

Hội thảo quốc tế kết hợp trực tiếp và trực tuyến triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Phạm Hằng)

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, trong khuôn khổ Kế hoạch công tác của Hiệp hội Nghề Công tác xã hội ASEAN giai đoạn 2021-2025 và Lộ trình thực cùa Tuyên bố, Bộ LĐTBXH, với vai trò là cơ quan đầu mối của Hiệp hội tại Việt Nam chủ trì xây dựng Hướng dẫn khu vực ASEAN: Tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực.

Hướng dẫn đã vừa được các Nhà Lãnh đạo cấp cao ASEAN ghi nhân tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 diễn ra vào tháng 9/2023 tại Jakarta, Indonesia. Từ đầu năm 2023, Bộ LĐTBXH, với vai trò là cơ quan chủ trì, đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN, các nước thành viên ASEAN và được sự hỗ trợ của UNICEF, UN Women, UNFPA thành lập một nhóm công tác để xây dựng, hoàn thiện Hướng dẫn.

Văn kiện này góp phần nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN thực hiện hiệu quả hơn Lộ trình; củng cố hệ thống công tác xã hội góp phần giải quyết và ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các cơ quan chuyên ngành liên quan thiết kế và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi bạo lực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam và ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em.

“Cùng với UNICEF và UN Women, UNFPA rất vui vì đã có cơ hội điều phối quá trình xây dựng hướng dẫn ASEAN này cũng như tài trợ cho các quốc gia dịch hướng dẫn sang ngôn ngữ của mình”, Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson chia sẻ.

Theo ông Matt Jackson, mục tiêu của Hướng dẫn ASEAN là hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và thành viên của lực lượng lao động dịch vụ xã hội và các thành phần liên quan ở các quốc gia thành viên ASEAN thiết kế và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực. Hướng dẫn nên được sử dụng như một điểm tham chiếu để xây dựng pháp luật, chính sách và công cụ để cung cấp các dịch vụ công tác xã hội chất lượng trong lĩnh vực này.

Hội thảo quốc tế kết hợp trực tiếp và trực tuyến triển khai Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em
Đại diện Lào chia sẻ trực tuyến về các kinh nghiệm của Lào tại Hội thảo. (Ảnh: Phạm Hằng)

Về những nỗ lực của Việt Nam, ông Matt Jackson đánh giá trong nhiều thập kỉ qua, Chính phủ Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc, cụ thể là UNFPA, UNICEF và UN Women nỗ lực chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đồng thời tăng cường các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực.

Việt Nam đã tham gia chương trình thí điểm quan trọng “Gói dịch vụ cơ bản hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực”, với 4 chương trình can thiệp về dịch vụ xã hội, y tế, chính sách, tư pháp và phối hợp. Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bị bạo lực giới và kết nối các dịch vụ khác.

Chương trình chung này vì thế nhấn mạnh các nguyên tắc và cách tiếp cận của hoạt động hỗ trợ công tác xã hội có chất lượng cao đó là tôn trọng phụ nữ và trẻ em bị bạo lực. Các cách tiếp cận trong công tác xã hội là thúc đẩy, phòng ngừa và ứng phó.

Với nỗ lực cải thiện ngành nghề công tác xã hội, Việt Nam cũng đã đưa ra Chương trình quốc gia phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 và Chương trình quốc gia về cải thiện và phát triển hệ thống hỗ trợ xã hội đến năm 2025. Mục đích là tăng cường số lượng nhân viên làm công tác xã hội và đảm bảo cung cấp các dịch vụ công tác xã hội có chất lượng cao.

Bày tỏ sự đồng tình với ông Matt Jackson, tại Hội thảo, Trưởng đại diện UNICEF Rana Flowers đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các nhân viên làm công tác xã hội, cho rằng đây là lực lượng nòng cốt nhằm đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Do đó, Việt Nam và các thành viên ASEAN nên có những chiến lược phù hợp trong việc đào tạo, đảm bảo quyền lợi của lực lượng làm công tác xã hội để họ an tâm thực hiện sứ mệnh quan trọng của mình.

Trong khuôn khổ Hội thảo còn có sự tham gia chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em của một số nước thành viên ASEAN, đưa ra các điển hình tốt về việc tận dụng những nỗ lực của khu vực vào những hoạt động thực tế tại từng quốc gia thành viên.

Theo UNFPA, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất trên thế giới mặc dù đã có nhiều nỗ lực chấm dứt bạo lực. Theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc thực hiện năm 2013 về bạo lực đối với phụ nữ ở châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ phụ nữ bị nam giới bạo hành dao động giữa các quốc gia từ 26% đến 80%.

Cũng theo UNFPA, phụ nữ thuộc các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm thiểu số có nguy cơ bị bạo lực cao hơn: Ví dụ như phụ nữ khuyết tật có nguy cơ bị bạo lực thể chất cao hơn phụ nữ không bị khuyết tật ít nhất là 1,5 lần. Ngoài ra, nghiên cứu của UNICEF ước tính tỷ lệ xâm hại thể chất ở trẻ em trai và trẻ em gái trong khu vực dao động từ 10% đến hơn 30%; xâm hại tình dục lên đến 11%; và ngược đãi cảm xúc từ 31% lên 68%.

Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam được thực hiện năm 2019 với sự hỗ trợ của UNFPA cho thấy cứ 3 phụ nữ thì gần 2 người đã từng phải chịu ít nhất một loại hình thức bạo lực do chồng hay bạn tình gây ra trong đời. Tuy nhiên, bạo lực phần lớn vẫn được giấu kín với hơn 90% phụ nữ đã không bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhân viên làm công tác xã hội hay chính quyền địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

ASEAN ra tuyên bố chung về động đất ở Myanmar, sẵn sàng cùng quốc tế hỗ trợ nhân đạo

Ngày 29/3, ngoại trưởng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra tuyên bố chung, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về viện trợ nhân đạo cho Myanmar sau trận động đất kinh hoàng và sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực phục hồi.

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil ngày càng đi vào chiều sâu

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3. Sáng 28/3, tại Phủ Chủ tịch, ngay sau Lễ đón chính thức diễn ra trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Lula...

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Anh lần thứ 4

Cuộc họp đánh giá cao ý nghĩa của các dự án và hoạt động hợp tác ASEAN-Anh trong các lĩnh vực như chuyển đổi xanh, hội nhập kinh tế...

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN

NDO - Chiều 17/3, tại Nhà Quốc hội, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt thân mật Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH). Cùng dự gặp mặt có bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội. NDO -...

Truyền thống, tương đồng là hành trang, phát triển bền vững và tương lai ASEAN là đích đến

Từng giữ vai trò Đại sứ Việt Nam tại Indonesia, Phó Tổng thư ký ASEAN, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho rằng chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Ban thư ký ASEAN và Indonesia lần này mang tính biểu tượng sâu sắc. Khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Indonesia là "trái ngọt" của hành trình gắn kết 7 thập kỷ, mở ra những chân trời hợp tác mới cho hai nước cùng mục tiêu phát triển, đích đến, có lợi cho nhân dân hai nước và cả ASEAN.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Đề nghị phía Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam

Chiều ngày 4/7, trả lời câu hỏi của phóng viên khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào trong danh sách theo dõi đặc biệt về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2023, theo báo cáo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết:

Không bao giờ được phép thất bại trước các nỗ lực vì quyền con người

Trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa họp lần thứ 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tại Geneva ngày 26/2, các nhà lãnh đạo LHQ nhấn mạnh những nỗ lực cấp thiết để đảm bảo quyền con người trước muôn vàn rủi ro hiện nay.

Hà Nội: Bảo đảm 100% trẻ mồ côi được chăm sóc, trợ giúp pháp lý khi cần

Trong giai đoạn 2023-2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đảm bảo 100% trẻ em mồ côi được quan tâm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. 336 trẻ mồ côi do dịch Covid-19 tại TP.HCM được “Chắp cánh ước mơ” Tổ chức Zeno (Nhật Bản) hỗ trợ người khuyết tật, trẻ...

Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại Khóa họp 55...

Biến đổi khí hậu ngày càng gây khó khăn cho việc sản xuất và tiếp cận lương thực, đặc biệt là ở những khu vực dễ bị tổn thương.

Cùng chuyên mục

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Xây dựng không gian mạng an toàn cho sự phát triển lành mạnh của phụ nữ và trẻ em

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ Công an với sự hỗ trợ của UN Women và UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Bảo vệ phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng.

Mới nhất

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội vừa tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thận phải cho một bệnh nhân 40 tuổi do biến chứng của sỏi niệu quản. Trước đó, bệnh nhân đã chủ quan, không điều trị kịp thời, dẫn đến mất chức năng thận. ...

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Mới nhất