Trang chủKinh tếNông nghiệpVề nơi "đệ nhất danh trà" thưởng thức trà Ocop 5 sao

Về nơi “đệ nhất danh trà” thưởng thức trà Ocop 5 sao

Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.Nông dân Sằn Ỳ Sềnh, dân tộc Nùng là điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh Ninh Thuận. Anh nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu trên vùng đất nắng gió xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn. Anh vinh dự được Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.Chiều 26/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.Gần đây, suối Tà Má bỗng trở thành một điểm đến “hot” không chỉ của tỉnh Bình Định mà còn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Suối Tà Má thuộc làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, tựa như nàng công chúa ngủ quên trong rừng bỗng chợt bừng tỉnh, đánh thức cả núi rừng.Nằm cách thành phố Thái Nguyên 13km về phía Tây Nam, Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Vùng đất được mệnh danh “Đệ nhất danh trà” với nhiều sản phẩm trà ngon nức tiếng đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.Gần 50 năm qua, ông Phạm Văn Lậc (66 tuổi), người làng Mang Lùng, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đã lặng thầm thắp lửa để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hrê. Là người đánh chiêng Hrê hay nhất làng, ông Lậc am hiểu sâu sắc nhiều bài chiêng truyền thống như chiêng ba, chiêng năm. Ông đã góp phần giữ cho tiếng chiêng của người Hrê mãi vang vọng giữa đại ngàn.Với mong muốn giúp người nghèo, người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi có nhà ở, ổn định cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xóa nhà tạm, nhà đột nát cho Nhân dân. Theo đó, đã có 1.975 nhà được xây mới, 223 nhà được sửa chữa. Qua rà soát, hiện nay, toàn tỉnh còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa, tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp dồn toàn lực phấn đấu hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột vào 30/6/2025.Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ Lạng Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới” (NTM), Huyện đoàn Bắc Sơn đã và đang triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 25/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam ban hành chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Thánh đường cổ kính của Việt Nam được thay ngói mới. Tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo, nông dân vươn lên thành tỷ phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núI.Ngày 27/3, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng 200 xuất quà trị giá 200 triệu đồng cho các em học sinh vùng cao Lào Cai có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập. Dự buổi trao tặng có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.Nhằm phổ cập, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính số cho sinh viên, thanh niên, giúp sinh viên, thanh niên quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, ngày 26/3, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) triển khai Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2025 – 2028.Tại thôn Kon Rơ Bang 1, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, UBND xã Vinh Quang tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo hộ có khó khăn về nhà ở cho hộ gia đình ông A Nơch.Ngày 27/3, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi – Thực trạng và những đề xuất cho Dự thảo luật về Lĩnh vực dân tộc”.Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi và công tác tiêm chủng tại xã Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến
Tân Cương là vùng đất tạo ra các sản phẩm chè thơm ngon nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến

Dọc con đường từ thành phố Thái Nguyên đi vào xã Tân Cương là những đồi chè xanh mướt mát. Trên đồi chè thoai thoải, những đôi tay đang thoăn thoát hái những búp chè xuân tươi non. Ở nơi đây người dân đã gắn bó cả đời với cây chè.

Vừa nhanh tay hái chè, chị Nguyễn Thị Bảy, người dân xã Tân Cương cho biết: Mỗi một ngày công hái chè chị được khoảng 250 ngàn đồng. Cây chè đã tạo công ăn việc làm đều đặn cho gia đình chị và nhiều người dân nơi đây.

Nổi tiếng với những tán chè tươi tốt, hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội, không chỉ là niềm tự hào của người dân nơi đây, mà những đồi chè, sản phẩm trà Tân Cương đang là một phần không thể thiếu trong những chuyến du lịch trải nghiệm ở vùng đất này.

Đó là việc khi đến với vùng đất Tân Cương, du khách được thoải mái ngắm nhìn những đồi chè xanh tươi , được thăm quan, trải nghiệm các công đoạn sản xuất chè ra các thành phẩm, thưởng thức những chén trà thơm mát, dịu ngọt.

Dừng chân tại không gian văn hóa trà Hảo Đạt, là một trong những đơn vị tiên phong trong việc giữ gìn hương vị truyền thống và bản sắc văn hóa của đặc sản chè Thái Nguyên. Chè của Hợp tác xã chè Hảo Đạt được chăm bón hữu cơ, không sử dụng phân bón và thuốc hóa học, thực khách có thể an tâm để thưởng thức trọn vẹn tách trà sạch thơm.

Mô hình chè của HTX Hảo Đạt được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
Mô hình chè của HTX Hảo Đạt được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ

HTX Hảo Đạt có có ba dòng sản phẩm chính là: trà Đinh đinh, trà Tôm nõn và trà Móc câu. Đặc biệt nhất là trà tôm nõn đã được vinh danh là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên vào tháng 6/2021. Nước xanh sóng sánh màu lá mạ, hương thơm dịu mát,

Vừa pha trà, chị hướng dẫn viên của HTX Hảo Đạt vừa giới thiệu, nguyên liệu tạo nên trà Tôm Nõn là những búp chè non được hái theo kỹ thuật “một tôm và một lá non liền kề” vào lúc sáng sớm.

Búp chè Tôm Nõn sau khi diệt men, sẽ được chuyển qua giai đoạn vò để tạo hình cánh chè, Tiếp theo, nghệ nhân sẽ chuyển sang sao khô và lên hương chè – công đoạn cuối cùng để tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng của trà Tôm Nõn, có được một chén trà Tôm Nõn với hương thơm cốm non tươi mát, màu nước xanh vàng, sánh, vị chát dịu, hậu ngọt sâu lắng.

HTX chè Hảo Đạt đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
HTX chè Hảo Đạt đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường

Để có được 1kg chè Đinh khô, cần 20 người hái trong khoảng 2 tiếng đồng hồ từ 5-7h sáng khi giọt sương còn đọng lại trên búp chè. Chè sau khi thu hái sẽ trải qua quá trình sao tay truyền thống bởi các nghệ nhân sao chè giàu kinh nghiệm. Từ khâu chỉnh nhiệt độ để sao làm héo chè tới công đoạn vò để tạo hình cánh chè đinh, từ khâu sao khô tới khâu lên hương tạo hương vị thơm ngon.

Theo bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX trà Hảo Đạt, Hợp tác xã theo hướng bền vững, chú trọng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao, cũng như các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, không ngừng đổi mới quy trình chế biến và chú trọng đầu tư mẫu mã bao bì sản phẩm, có tem và mã vạch truy xuất nguồn gốc, tạo ấn tượng với khách hàng.

Sản phẩm chè Đinh của HTX chè Hảo Đạt, được tạo ra với một quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt: từ khâu chăm sóc, tưới nước, chăm bón, che phủ đất, …để tạo ra các búp chè chất lượng cao nhất. Việc thu hái búp chè Đinh, là cả một nghệ thuật, một mầm non nhọn nhất của búp chè được người hái lựa chọn kỹ lưỡng theo các quy chuẩn riêng.

HTX trà Hảo Đạt, Hợp tác xã theo hướng bền vững, chú trọng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao, cũng như các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm
HTX trà Hảo Đạt, Hợp tác xã theo hướng bền vững, chú trọng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu đạt chất lượng cao, cũng như các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm

HTX chè Hảo Đạt khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường, sản phẩm chè tôm nõn của đơn vị, là sản phẩm duy nhất của tỉnh đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, cùng với đó là 2 sản phẩm chè móc câu và chè đinh đạt OCOP 4 sao; thương hiệu chè Hảo Đạt vinh dự được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.

Được thành lập từ năm 2016, tiền thân là một tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh chè, với 41 thành viên. Nhưng đến nay HTX chè Hảo Đạt đã có được vùng nguyên liệu lên hơn 10ha, đầu tư dây chuyền sản xuất khép kín và tự động hóa đến 70% công đoạn, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 300 tấn chè búp khô. 

Từ năm 2019 đến nay, doanh số bán hàng của HTX trung bình đạt 5-6 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20-30 lao động với mức thu nhập bình quân 4,5-6 triệu đồng/người/tháng”.

Đáng nói hơn, HTX chè Hảo Đạt hiện nay đã quy tụ nhiều hộ gia đình từ chỗ sản xuất manh mún, thành một tập thể mạnh, sản xuất ra sản phẩm chất lượng, nâng tầm giá trị cho đất chè Thái Nguyên.

Ngoài ra, HTX Chè Hảo Đạt còn giúp đỡ các hộ dân trong xã về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trồng, chăm sóc, chế biến chè đặc sản. Hiện HTX có 50 thành viên và liên kết tiệu thụ sản phẩm cho hàng trăm hộ dân.

Du khách tham quan các sản phẩm chè Hảo Đạt tại khu trưng bày
Du khách tham quan các sản phẩm chè Hảo Đạt tại khu trưng bày

Ông Nguyễn Văn Hữu ở xóm Nam Đồng, xã Tân Cương cho biết: Trước đây, gia đình cùng nhiều hộ dân ở địa phương chủ yếu trồng và chế biến chè theo quy mô hộ, mạnh ai nấy làm nên giá bán bấp bênh, thu nhập không ổn định. Từ năm 2018, gia đình ông tham gia liên kết với HTX Chè Hảo Đạt và chuyển sang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP nên thu nhập tăng lên. Bình quân mỗi năm, 1ha chè ông Hữu thu về trên dưới 300 triệu đồng.

Nắm bắt xu hướng kết hợp giữa văn hoá truyền thống và du lịch trải nghiệm, năm 2021, Hợp tác xã Chè Hảo Đạt đưa chương trình du lịch sinh thái vào hoạt động như: Đưa khách hàng đến trải nghiệm không gian thanh bình của vùng chè đặc sản Tân Cương, tại đây ngoài được tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc cây chè, thăm quan quy trình trồng và chăm sóc chè, thăm quan đồi chè và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, khách du lịch được tự tay hái chè, sao chè bằng tay, pha trà, đóng chè…

Thương hiệu chè Hảo Đạt vinh dự được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023
Thương hiệu chè Hảo Đạt vinh dự được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

Đến với Tân Cương, nhấp một ngụm trà OCop 5 của HTX trà Hảo Đạt, ăn một miếng kẹo lạc với hương vị trà xanh rồi đi một vòng thăm quan, chiêm ngưỡng những nương chè, chụp ảnh và trải nghiệm thu hoạch, chế biến chè sẽ cảm nhận hết những hương vị tinh túy của những búp trà được tỉ mẩn trong từng công đoạn của những người làm trà. Từ sự nỗ lực và tình yêu của người Thái Nguyên, sẽ tạo nên “đệ nhất danh trà” ngày càng vươn xa hơn.

Đi ‘chữa lành’ nơi vùng chè cổ





Nguồn: https://baodantoc.vn/ve-noi-de-nhat-danh-tra-thuong-thuc-tra-ocop-5-sao-1742888376555.htm

Cùng chủ đề

Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái Nguyên

Ngoài mảng siêu thị, Lotte sẽ tiếp tục nghiên cứu và mong muốn được đầu tư thêm vào lĩnh vực xây dựng, phát triển địa ốc, tổ hợp thương mại dịch vụ tại Thái Nguyên Lotte Mart sẽ sớm triển khai dự án đại siêu thị tại Thái NguyênNgoài mảng siêu thị, Lotte sẽ tiếp tục nghiên cứu và mong muốn được đầu tư thêm vào lĩnh vực xây dựng, phát triển địa ốc, tổ hợp thương mại dịch vụ...

Đắm say chè Thái

Ở Thái Nguyên, chúng tôi đã rong ruổi từ Đồng Hỷ lên Đại Từ, rồi ngoặt về Phú Bình, Sông Công… Nhưng đắm say nhất, hẳn là chuyến điền dã ở Tân Cương - một vùng đất góp phần làm nên Đệ nhất danh trà.Nằm cách Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc khoảng hơn 50 km, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân tọa lạc tại Km20, Quốc lộ 3, phường Cải Đan, thành phố...

Về Thái Nguyên thăm khu vườn ngập tràn “kỳ hoa, dị thảo”

Nằm cách Thủ đô Hà Nội về phía Đông Bắc khoảng hơn 50 km, Trung tâm Thương mại và Du lịch Dũng Tân tọa lạc tại Km20, Quốc lộ 3, phường Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên được giới chuyên môn đánh giá là một khu du lịch sân vườn sinh thái đẳng cấp Quốc tế. Đến với Dũng Tân du khách được tận hưởng không khí trong lành, hòa mình vào khung cảnh ấn tượng...

Phát hiện mộ “Công chúa Đỏ” bí ẩn bên Con đường tơ lụa

(NLĐO) - "Công chúa Đỏ" sống khoảng hơn 2.000 năm trước và không giống bất kỳ di hài nào từng được phát hiện trước đó tại Trung Quốc. ...

Một ngày ở Sông Công

Chính xác hơn là một buổi. Nhưng chính quyền, doanh nghiệp và người dân thành phố Sông Công đã cho thấy một cách làm du lịch đầy chuyên nghiệp, lịch thiệp, hào hoa. Đó cũng chính là kết quả không cần phải giải thích cho những khu du lịch tiềm năng đang nở rộ trên địa bàn.Làng nghề đóng tàu vỏ gỗ Cống Mương đã tồn tại hơn 600 năm, từng là niềm tự hào của người dân phường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.Từ mô hình trồng thử nghiệm của Người có uy tín Hồ Đức...

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho vùng có...

Bài đọc nhiều

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi

Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ. Theo những người cao niên...

Tập huấn kỹ thuật trồng sầu riêng hướng hữu cơ cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại

Từ ngày 16-19/11/2024, Trung tâm Khuyến nông và Giống nông, lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 60 học viên là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, nông dân, chủ trang trại, thành viên HTX về kỹ thuật thâm...

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội xuống đồng lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày do người cao tuổi trong làng thực hiện, theo sau là các thôn nữ đi gieo hạt giống. Đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông đã được ghi danh là Di sản văn...

Sâu trong vườn quốc gia Bù Gia Mập, có hang Dơi ít người biết, bên trong có hồ nước chưa cạn bao giờ

Được biết đến là vườn quốc gia rộng lớn, “lá phổi xanh” trong khu vực Đông Nam Bộ, với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Không chỉ vậy, nơi đây còn có một số di tích lịch sử, công trình tạo hóa...

Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.Với đặc trưng là địa phương có nhiều...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Những bước đi mạnh mẽ của Cảng Hải Phòng trên hành trình hội nhập quốc tế – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Việc bắt tay cùng tập đoàn vận tải biển hàng đầu thế giới MSC để triển khai các tuyến vận tải thương mại tại cụm cảng nước sâu Lạch Huyện cho thấy Cảng Hải Phòng đang có những bước tiến dài hướng ra thị trường toàn cầu. Chiều 16/4, tàu container mang tên MSC MAKALU III thuộc tuyến vận...

KỲ VỌNG KCN DỐC ĐÁ TRẮNG – DẤU MỐC MỚI CHO KHU KINH TẾ VÂN PHONG – Tổng công ty Viglacera

“Kỳ vọng vào KCN Dốc Đá Trắng”, “KCN Dốc Đá Trắng: Phát huy lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa”, “Sắp có dự án khu công nghiệp hơn 1.807 tỷ đồng tại Khu kinh tế Vân Phong”, là nhan đề chính của hàng loạt bài báo của các cơ quan báo chí trung ương...

Nâng tầm thẩm mỹ với ứng dụng kính siêu trắng cho thiết kế mặt dựng – Tổng công ty Viglacera

Là loại vật liệu đón ánh sáng, tạo nên các không gian kiến trúc đa dạng, kính siêu trắng góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng. Với những ưu điểm nổi bật, kính siêu trắng ứng dụng ngày càng rộng rãi...

BÌNH THUẬN ĐÓN 85.000 LƯỢT KHÁCH TRONG DỊP GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Trong 3 ngày nghỉ lễ (5 – 7.4), Bình Thuận đã đón khoảng 85.000 lượt khách, trong đó có 3.500 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch ước đạt khoảng 237 tỷ đồng. Nhờ kỳ nghỉ kéo dài, hạ tầng giao thông thuận tiện và loạt sự kiện hấp dẫn, Bình Thuận tiếp tục khẳng định vị...

Tập đoàn Vietravel – Dấu ấn 30 năm vững vàng hội nhập, đồng hành phát triển Bình Định trở thành điểm đến kinh tế

Hội nghị là dịp quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu, những nhà hoạch định chính sách và chuyên gia giàu tâm huyết nhằm cùng chung tay định hướng tương lai phát triển bền vững cho Bình Định - vùng đất hội tụ tinh hoa văn hóa, tài nguyên du lịch đặc sắc và tiềm năng kinh tế vượt...

Mới nhất