Trang chủDu lịchKhám pháVẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây



Xuất hiện từ thế kỉ thứ 17, người Cống tìm đến những ngọn núi và con suối xa xôi để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc trên lãnh thổ Việt Nam. Từ những trang phục sặc sỡ, duyên dáng, đến lễ hội…tất cả đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa ẩn mình giữa đại ngàn sương mây.

Dân tộc Cống hay còn gọi là dân tộc Xá, Màng… cư trú tập trung ở khu vực Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Lai ChâuĐiện Biên. Đây là một trong các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây
Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp bản sắc của người dân tộc Cống. (Ảnh: Trần Công Đạt)

Độc đáo ẩm thực, trang phục

Bữa ăn hàng ngày của dân tộc Cống chủ yếu là cơm tẻ hay cơm nếp, cùng với các loại thịt, rau giống như các dân tộc khác trên địa bàn. Ngoài ra, cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, các món ăn của dân tộc Cống cũng xuất phát từ tự nhiên. Những ngày lễ, tết mầm cơm cúng tổ tiên phải đầy đủ các món gồm có thit lợn, xôi, gà để nguyên con, bánh ngô và rượu.

Theo nghệ nhân Lý Thị Gióng ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, bánh ngô, bánh củ mài, bánh giày, các món cua nhồi ngô, cá sấy khô, thịt khô… là những ẩm thực đặc trưng của người Cống, nhất là trong các dịp lễ hội. Người Cống ai cũng biết làm các loại bánh này và mời thầy mo về cúng mỗi dịp lễ. Ngoài ra, món cha khả cha vàng cũng là món ăn phổ biến của người Cống. Được nấu từ tiết lợn với lá vón vén, rau đắng, món ăn này thường dùng để chữa bệnh dạ dày hay ăn khi bị đau bụng.

Cua đá cũng được người Cống xử lý khá đặc biệt. Do quan niệm cua là loài vật bảo vệ mùa màng, cua phải được bắt từ dòng suối trong, rửa sạch, tách đôi, moi hết thịt, sau đó nhồi bột ngô rồi ghép lại thành hình con cua như cũ, đem đồ chín bày lên mâm. Tháng 8 Âm lịch, lễ Tết cúng cơm mới, người Cống cũng thường buộc cua lên các vật dụng săn bắt hái lượm để thầy mo làm lễ cúng dụng cụ.

Trang phục truyền thống cũng là nét đẹp bản sắc của người dân tộc Cống. Nam giới mặc bộ màu chàm đen, cúc được thắt bằng nút vải. Nữ giới cầu kỳ hơn và kết hợp với cả phục sức. Phụ nữ chưa có chồng sẽ búi tóc ở phía sau, phụ nữ đã có chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trên búi cài trâm hai bên đối xứng, có đính những đồng bạc.

Khăn đội đầu của phụ nữ người Cống là chiếc khăn Piêu giống của người Thái Đen. Họ hay sử dụng trang sức bạc hoặc vàng để tăng thêm vẻ đẹp nữ tính và bảo vệ sức khỏe của mình. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo. Một loại dài bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Một loại cánh tay chỉ màu đen, áo xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Người Cống mặc áo kết hợp với váy hoa hoặc váy đen, hoa văn theo lối cổ.

Khi đến xã Nậm Khao, các cô gái nơi đây đều tự hào nhà nào cũng có chiếc Bem. Đây là vật dụng hồi môn của mẹ dành cho con gái đựng vải, quần áo và trang sức. Bem luôn được đặt dưới bàn thờ và không bao giờ được di chuyển. Bằng kỹ thuật đan lát giỏi của người Cống, chiếc Bem không hề mục nát hay ẩm mốc theo thời gian mà lúc nào cũng luôn dày dặn, tươi mới.

Nét văn hóa dân tộc đặc sắc

Ngoài lễ Tết cúng cơm mới, người Cống còn nhiều dịp lễ Tết đặc sắc khác. Lễ cúng bản, được tổ chức vào tháng Ba âm lịch, trước vụ gieo hạt, bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị một ngày không ai được vào bản. Lễ vật chỉ có cá, cua, cầu mong chim thú không phá hại, trồng vài khóm kiệu cầu xin lúa tốt, xanh tươi.

Cúng “ma rừng” hút thuốc, người Cống thường lấy thuốc lào đặt trên lá rồi cho lên một tảng đá, cúng xong rồi mới tắm. Theo tín ngưỡng của người Cống “ma rừng” là con ma mạnh nhất hay làm hại người. Khi được mời hút thuốc ma rừng vui sẽ không làm hại người nữa. Ngày xưa nhà ai có người ốm đau cũng sẽ cúng ma rừng. Bị bệnh gì sẽ con vật tương ứng theo chỉ định bệnh đó.

Tết Ngô (cuối tháng 5 đầu tháng 6 Âm lịch) khi mùa ngô đã được thu hoạch. Ngô là cây lương thực chính của người Cống từ hàng trăm năm qua, bởi vậy đồ lễ chính trong Tết Ngô hầu hết đều được chế biến từ ngô.

Ngày xưa người Cống có tục ở rể 8-12 năm để chăm sóc bố mẹ vợ như thể hiện lòng biết ơn sinh thành, ngày nay rút lại còn 2-3 năm, thậm chí không còn tục ở rể nữa. Lễ cưới được tổ chức vào mùa nông nhàn, khoảng tháng 11, 12 Am lịch. Cô dâu được bố mẹ cho của hồi môn gồm: chăn, đệm, quần áo, dao, cuốc, thuổng, một con lợn, một con gà mái.

Vẻ đẹp văn hóa của người Cống giữa đại ngàn sương mây
Ngoài lễ Tết cúng cơm mới, người Cống còn nhiều dịp lễ Tết đặc sắc khác. (Nguồn: Báo Lai Châu)

Người Cống đặc biệt coi trọng phần nghi lễ: Làm lý. Trước khi tiễn con gái về nhà chồng, nhà gái sẽ làm lý với những nghi thức trang trọng và thiêng liêng nhất. Ý nghĩa chính của việc làm lý ở nhà gái là “cắt hóng” cô gái khỏi bàn thờ của gia đình nhà gái (tức là cô gái không còn thuộc bàn thờ tổ tiên, gia đình nữa). Sau khi đón con dâu về, nhà trai cũng phải làm lý “nhập hóng” để “nhập” cô dâu vào bàn thờ gia đình, tổ tiên nhà chú rể…

Sinh ra từ vạt rừng, lớn lên từ khe núi, vì thế người Cống Nậm Khao, huyện Mường Tè, có kho tàng văn hóa mang đậm màu sắc của núi rừng, của cỏ cây, hoa lá, chim muông. Họ mượn lời ca tiếng hát để giải tỏa nỗi mệt nhọc trong lao động, để chia sẻ sự quan tâm quý mến nhau, để bày tỏ tình cảm với người mình yêu thuơng. Kết hợp với các điệu dân ca Cống là các điệu múa dân gian như như điệu múa Py Luym, múa vòng, hòa nhập giữa các thành viên với cộng đồng, giữa các thành viên với nhau, từ đó có sức cuốn hút kỳ lạ.

Trải qua tiến trình lịch sử, người Cống (Mường Tè, Lai Châu) đã và đang phát huy những giá trị bản sắc dân tộc để “hòa nhập mà không hòa tan”, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Hiện nay 100% các hộ đều có đất canh tác và được Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, học nghề mây, tre, đan xuất khẩu nước ngoài; buôn bán các mặt hàng đặc thù dân tộc như lương thực, thuốc gia truyền, nhờ đó rút ngắn được khoảng cách với các dân tộc khác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tết sum vầy – Niềm vui khôn xiết

(NB&CL) Tết đến, Xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại công việc, bao bộn bề lo toan trong cuộc sống, để những người con xa quê có cơ hội về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên gia đình, người thân của mình và cùng nhau đón chào...

Lò bánh tét 4 đời nức tiếng xứ Tây Đô đỏ lửa ngày đêm

Nhu cầu khách đặt bánh tét tăng gấp nhiều lần ngày thường, cao điểm nhất gần 1.000 đòn bánh tét/ngày trước Tết. Nguồn: https://tuoitre.vn/lo-banh-tet-4-doi-nuc-tieng-xu-tay-do-do-lua-ngay-dem-20250119125611099.htm

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Chương trình "Chào năm mới 2025" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đang diễn ra từ ngày 31/12 -1/1/2025, trong đó có hoạt động "Phiên chợ vùng cao" với hoạt cảnh không gian chợ, cùng hơn 50 gian hàng, các tiết mục...

Độc đáo hội thi ẩm thực du lịch “có một không hai” tại Quảng Bình

(NLĐO) - Hội thi ẩm thực du lịch không chỉ là sân chơi của đầu bếp tài năng mà còn khẳng định vị thế ẩm thực của Quảng Bình trong lòng du khách. ...

Booking.com gợi ý cách du lịch tiết kiệm vào ngày Tết, từ đặt vé máy bay đến lựa chọn nơi lưu trú

(Tổ Quốc) - Tết Nguyên Đán là thời điểm lý tưởng để gia đình sum vầy, nghỉ ngơi và tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ bên người thân. Tết cũng là dịp để mọi người khám phá các điểm du lịch, từ vùng nhiệt đới, xứ sở mùa đông đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng tăng vù vù sau hành động của ông Trump, tiến gần đỉnh cao nhất mọi thời đại, trong nước liên tục đi...

Giá vàng hôm nay 4/2/2025, Giá vàng tăng khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, lo ngại những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các diễn biến leo thang thuế quan hơn nữa có thể đẩy giá vàng lên 3.000 USD/ounce. Vàng trong nước thuận đà tăng giá.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình gặp mặt “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, chiều tối 3/2, Chính phủ tổ chức chương trình gặp mặt thân mật “Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ 2025”.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

Bài đọc nhiều

Nhộn nhịp khách quốc tế “xông đất” Đà Nẵng ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025

29/01/2025 11:34 (PLVN) - Trong ngày mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP Đà Nẵng đã chào đón hàng nghìn du khách quốc tế đến tham quan, du lịch. Nhiều du khách tỏ vẻ ngạc nhiên trước vẻ đẹp của sông Hàn và những cây cầu trong thành phố. Sáng 29/1 (mùng 1 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Sở Du lịch TP Đà Nẵng phối hợp Công ty CP Cảng Đà Nẵng, Ban chỉ...

Độc đáo phiên chợ mỗi năm họp chợ một lần lúc nửa đêm ở Quảng Trị

Nét độc đáo phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Quảng Trị là những sản vật “cây nhà lá vườn” người dân mang đến cốt để bán “lộc” cho người mua nên không nói thách, người mua vốn muốn mua “lộc” cầu may đầu năm nên không trả giá… ...

Năm điểm check-in nổi tiếng ở Bình Thuận

Du khách có thể đến thăm lầu ông Hoàng, tháp cổ của người Chăm Po Sah Inư hoặc hòa mình vào cuộc sống người dân làng chài Mũi Né. Lầu ông HoàngLầu ông Hoàng tọa lạc trên một ngọn đồi ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Du khách đến trung tâm thành phố Phan Thiết, đi thẳng vào đường Nguyễn Thông, đi hết con dốc mang tên lầu ông Hoàng, khách tham quan sẽ...

Họa tiết ‘chăn con công’ gây sốt mỗi dịp Tết đến Xuân về

Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các mẹ, các chị, các em nhỏ... lại nô nức diện áo dài họa tiết “chăn con công” để chụp hình thời trang. Dù chụp ngoại cảnh hay chụp trong studio, những thước hình của người mặc đều thể hiện sự rạng rỡ, vui tươi, hân hoan như cách đón chào Năm mới.

23 điểm đến tốt nhất để du lịch năm 2023

Khi mùa nghỉ lễ cao điểm sắp đến và thế giới gỡ bỏ hạn chế do Covid-19, các tín đồ du lịch không nên bỏ lỡ một số điểm đến hấp dẫn do CNN bình chọn. Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc, trong quý I/2023, du lịch quốc tế đã phục hồi 80% so với mức trước đại dịch Covid-19, với khoảng 235 triệu khách. Sau thời gian dài “cửa đóng,...

Cùng chuyên mục

6 ngày, ‘vũ trụ Vin’ đón hơn 11 triệu lượt khách

Chỉ trong 6 ngày cao điểm Tết Ất Tỵ (từ 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng), các “điểm cầu” Vingroupđã thu hút hơn 11 triệu lượt khách “đổ bộ”, thiết lập hàng loạt dấu ấn cho ngành du lịch Việt. Là một trong những điểm đến mở cửa xuyên Tết, Lễ hội Ánh sáng phương Đông tại Ocean City đã trở thành toạ độ du xuân hot nhất miền Bắc dịp Tết Ất Tỵ.  Ngay từ ngày mùng...

Hàng nghìn du khách ‘đội mưa’ đến ngôi chùa đẹp nhất xứ Nghệ

Trong ngày khai hội, hàng nghìn du khách 'đội mưa' lên chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thắp hương, vãn cảnh. Sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc tổ chức khai hội chùa Hương Tích - mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2025. Mặc dù trời mưa lạnh nhưng hàng nghìn du khách vẫn "đội mưa" đến chùa vãn cảnh, thắp hương, mong cầu năm mới...

Từ mũi khoan cách đây 27 năm, phát lộ thứ nước tạo giá trị nghìn tỷ đồng

Hơn 20 năm trước, người dân khoan giếng phát hiện nước từ lòng đất có những đặc tính khác lạ. Loại nước này đến nay đã tạo nguồn thu cho du lịch cả huyện lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nguồn nước mang lại giá trị nghìn tỷ Năm 1998, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) gặp trận hạn hán lớn, người dân khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Trong bối cảnh đó, ông Phan Ngọc Thành (SN 1960) đã...

Tăng cao lượng du khách đến Quảng Bình dịp Tết

02/02/2025 12:46 Du khách đến Phong Nha - Kẻ Bàng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025. (PLVN) - 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ (25/1 đến 2/2), lượng khách đến Quảng Bình ước đạt 163.400 lượt, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 158.615 lượt, tăng 10,1% so với cùng kỳ, khách quốc tế ước đạt 4.785 lượt, tăng 24,1% so với dịp Tết Giáp Thìn 2024. ...

‘Nâng bước’ phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xu hướng tất yếu Cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 50km, bao bọc xung quanh bởi hồ Đồng Mô, cùng những ngọn đồi tự nhiên thơ mộng, xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đang dần chuyển dịch từ một địa phương thuần nông sang kinh tế thương mại, dịch vụ, du lịch. Chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, ông Trần Long Vân...

Mới nhất

Bán lẻ công nghệ đồng loạt đóng nhiều cửa hàng dịp Tết, doanh thu vẫn tăng nhờ đâu?

Dự đoán nhu cầu không cao trong dịp Tết dài ngày, nhiều hệ thống bán lẻ công nghệ đã giảm số cửa hàng phục vụ nhằm giảm áp lực chi phí vận hành. ...

Hà Nội xảy ra động đất

Tối 3/2, đại diện Viện Vật lý địa cầu cho biết, vào lúc 19h52 tại khu vực huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 2,6 độ richter. Theo Viện Vật lý địa cầu, vị trí xảy ra động đất có tọa độ 20,860 độ vĩ Bắc, 105,582 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu...

Long Châu sẻ chia- Hành trình yêu thương thắp thêm hy vọng

Mang theo ngọn lửa yêu thương cùng tinh thần luôn kiên định với giá trị nhân văn cao cả, FPT Long Châu tiếp tục hành trình "Long Châu sẻ chia" năm thứ 5 để tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Đây không chỉ là một dự án thiện nguyện, mà còn là...

Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024

Quý 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 35.232 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023 (34.924 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.809 tỷ đồng, giảm 5% so với quý 4/2023 (2.969 tỷ đồng). Lũy kế cả năm 2024, Hòa Phát đạt 140.560 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với...

Mới nhất