Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVật lộn tái cơ cấu nợ hậu phá sản, liệu Evergrande sẽ...

Vật lộn tái cơ cấu nợ hậu phá sản, liệu Evergrande sẽ trở thành Lehman Brothers của Trung Quốc?


Với việc tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc là Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản đã tác động mạnh đến thị trường, liệu lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể vượt qua được trở ngại này hay không?

Một số nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Trung Quốc đang gặp rắc rối và đang tìm cách tái cơ cấu các khoản nợ. Tuy nhiên, vấn đề ngày càng nghiêm trọng, với nhu cầu đang cạn kiệt trên thị trường bất động sản, và câu hỏi lớn hơn là nền kinh tế và lĩnh vực tài chính sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào nếu một số trong những “gã khổng lồ” bất động sản này sụp đổ.

Hiện tại mọi con mắt đều đổ dồn vào Evergrande, công ty mắc nợ lớn đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản ở New York, theo Chương 15 của Bộ luật phá sản của Mỹ. Evergrande đã và đang phải vật lộn để huy động sự hỗ trợ cho kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài của mình.

Việc xin bảo hộ phá sản sẽ giúp Evergrande có thêm thời gian. Động thái này sẽ tạm thời ngăn các chủ nợ thực hiện các biện pháp để thu hồi các khoản nợ của mình và đình chỉ bất kỳ tiến trình pháp lý nào chống lại tập đoàn đang phải đối mặt với hàng nghìn vụ kiện pháp lý và tổng số tiền yêu cầu lên tới 395 tỷ NDT.

Tập đoàn này hy vọng rằng bảo hộ phá sản có thể tạo ra một môi trường thuận lợi hơn để họ có được sự chấp thuận đối với kế hoạch tái cơ cấu nợ và tiếp tục kinh doanh như bình thường để hoàn thành các dự án còn dang dở.

Đã có tiền lệ cho việc này. Năm 2022, một tập đoàn phát triển bất động sản khác của Trung Quốc – Modern Land – đã nộp đơn và được công nhận theo Chương 15 về kế hoạch tái cơ cấu 1,34 tỷ USD trái phiếu mệnh giá bằng đồng USD ở nước ngoài.

Vật lộn tái cơ cấu nợ hậu phá sản, liệu Evergrande sẽ trở thành Lehman Brothers của Trung Quốc?
Liệu việc Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản có phải là trường hợp Lehman Brothers của Trung Quốc hay không?. (Nguồn: The Representative)

Tác động lan truyền?

Một câu hỏi được đặt ra là liệu việc Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản có phải là trường hợp Lehman Brothers của Trung Quốc hay không? Khi mà vấn đề của một công ty trở thành vấn đề của tất cả mọi người. Chính vụ phá sản của Lehman Brothers năm 2008 đã gây ra sự suy giảm của thị trường chứng khoán và buộc Chính quyền liên bang Mỹ phải bắt tay vào một chương trình cứu trợ khổng lồ để bảo vệ phần còn lại của ngành tài chính.

Bối cảnh bây giờ đã khác. Trước hết, quan điểm cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ khiến giá đất giảm mạnh là điều không thể tưởng tượng được, đặc biệt là do họ đã can dự sâu vào lĩnh vực bất động sản của đất nước. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, tình tiết này cho thấy vấn đề đang lan rộng ra ngoài Evergrande và khiến các nhà chức trách vô cùng lo lắng khi họ cố gắng đảm bảo nó không gây ra một sự lây lan.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2021 khi Evergrande – công ty có các khoản nợ hơn 300 tỷ USD – bắt đầu không trả được nợ. Kể từ đó, các nhà phát triển bất động sản chiếm 40% doanh số bán nhà của Trung Quốc cũng không trả được nợ. Phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp tư nhân.

Gần đây hơn, Country Garden, từng là nhà phát triển bất động sản lớn nhất của Trung Quốc tính theo doanh số hợp đồng, đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau khi đình chỉ giao dịch gần chục loại trái phiếu trong nước. Công ty này cũng có thể tìm cách tái cơ cấu khoản nợ của mình.

Những diễn biến tại Evergrande và Country Garden đã khiến các ngân hàng ít sẵn sàng hơn trong việc cung cấp tài chính cho các nhà phát triển bất động sản tư nhân. Có những lo ngại rằng điều này có thể gây tổn hại cho các nhà phát triển bất động sản không gặp khó khăn vào thời điểm mà các công ty bất động sản đang phải vật lộn với doanh số bán hàng yếu.

Nhu cầu yếu

Lãi suất thế chấp đã được nới lỏng và số tiền phải trả trước đã giảm, nhưng nhu cầu đối với nhà ở vẫn yếu ở Trung Quốc. Giá nhà mới đã giảm trong tháng Bảy sau khi ổn định trong vài tháng. Thị trường việc làm ngày càng trở nên tồi tệ và người dân không tự tin rằng những ngôi nhà mà họ đang tìm mua sẽ được giao. Không có gì ngạc nhiên khi người mua nhà thận trọng.

Doanh số bán nhà yếu đã gây áp lực lớn hơn cho các nhà phát triển bất động sản, đặc biệt là những công ty đang gặp vấn đề về thanh khoản. Evergrande báo cáo khoản lỗ tổng cộng là 812 tỷ NDT trong hai năm qua, và nợ ròng tăng từ 627 tỷ NDT năm 2021 lên 688 tỷ NDT vào năm 2022. Country Garden gần đây đã công bố khoản lỗ ròng ước tính 45-55 tỷ NDT trong nửa đầu năm 2023, với doanh thu giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022.

Cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực nhà ở đang lan sang các nhà phát triển bất động sản thuộc sở hữu nhà nước. Tập đoàn Sino-Ocean được nhà nước hậu thuẫn đã thông báo với các chủ nợ rằng họ đang hợp tác với các cổ đông lớn để quản lý gánh nặng nợ nần của mình. China Vanke đánh giá thị trường nhà ở của nước này hiện đang trở nên tồi tệ hơn dự kiến.

Ưu tiên của các nhà phát triển bất động sản là thực hiện các cam kết hiện có. Hầu hết các doanh nghiệp này hoặc không có khả năng hoặc không sẵn sàng mua đất và bắt đầu các dự án mới. Số lượng nhà mới xây dựng trong 7 tháng đầu năm 2023 giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi đầu tư bất động sản giảm 8,5% trong tháng Bảy.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc trong quý II/2023 đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành này và các lĩnh vực liên quan chiếm gần 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc sự sụt giảm trong lĩnh vực bất động sản đang là lực cản đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Nguy cơ cao

Vào đầu tháng Bảy vừa qua, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã gia hạn chương trình cho vay đặc biệt đến tháng 5/2024 nhằm giúp các nhà phát triển bất động sản hoàn thành các dự án còn dang dở của họ. Theo ngân hàng trung ương này, vào cuối tháng Sáu, gần 1/3 trong số 343 thành phố quy mô trung bình của nước này đã hạ lãi suất thế chấp cho người mua nhà lần đầu, trong khi lãi suất thế chấp trung bình cho các khoản vay giảm xuống 4,11% trong tháng Sáu, từ 4,62% cách đó một năm.

Tuy nhiên, thị trường nhà ở vẫn còn yếu và những rủi ro tài chính đang gia tăng – không chỉ đối với lĩnh vực bất động sản, mà còn đối với lĩnh vực ngân hàng và khu vực chính quyền địa phương đã và đang hỗ trợ nhà ở. Điều này khiến cho nhu cầu nới lỏng chính sách càng trở nên cấp thiết hơn.

Nguy cơ là rất cao. Các nhà chức trách Trung Quốc phải ổn định lĩnh vực bất động sản và ngăn chặn tình trạng “chảy máu” hơn nữa của các “ông lớn” trong lĩnh vực này. Nếu không khả năng kiểm soát rủi ro của chính họ có thể bị nghi ngờ.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Tập gặp lãnh đạo của hơn 40 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với các lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy đầu tư và ứng phó căng thẳng địa chính trị. Lời trấn an trong giai đoạn nhạy...

Trung Quốc sẽ tăng cường đối phó với các tác động từ bên ngoài

(CLO) Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tác động từ bên ngoài có thể lớn hơn dự báo, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực kinh tế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo Thủ tướng Lý Cường tuyên...

Tạo động lực tiếp tục cải cách

Kỳ họp “lưỡng hội”, tức Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân (CPPCC), được hy vọng tạo thêm động lực cho mục tiêu tiếp tục cải cách toàn diện và sâu sắc hơn của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình nói kinh tế Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận đất nước đang đứng trước nhiều khó khăn trong bài viết ngay trước kỳ họp lưỡng hội vào tuần sau. ...

Thị trường bất động sản Trung Quốc phục hồi mong manh, lo ngại về ‘Evergrande tiếp theo’

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang phục hồi nhờ các chính sách kích thích, nhưng các tập đoàn lớn như China Vanke và Country Garden vẫn trượt dài trong khủng hoảng tài chính. Ngày 20-1, Hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn thạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu rau quả năm 2024 dự báo tăng 20%

Ông Nguyễn Đình Tùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này. Năm 2023 khép lại, rau quả Việt ghi nhận những dấu ấn kỷ lục, ông có thể chia sẻ về điều này? Năm 2023 được đánh giá là năm thành công đối với rau quả Việt Nam khi đón nhận nhiều tín hiệu tích cực...

Liệu có phiên “bùng nổ” của dòng tiền?

(NLĐO) – Bất chấp VN-Index giảm điểm và khối ngoại bán ròng, thanh khoản vẫn gia tăng cho thấy dòng tiền đang chảy vào thị trường mạnh mẽ hơn ...

Công ty quản lý quỹ của MBBank vi phạm vụ trái phiếu, Chứng khoán Sen Vàng bị phạt nặng

Ủy ban Chứng khoán vừa xử phạt một số công ty chứng khoán, quản lý quỹ. Có đơn vị còn bị phạt nặng hơn do vi phạm nhiều lần. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt...

Nhiều địa phương đề xuất phát triển điện tái tạo

ANTD.VN -  Điện Biên, Bạc Liêu, Đắk Lắk… kiến nghị được tạo điều kiện, hướng dẫn phát triển điện tái tạo để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế địa phương. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo trong Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh Tại hội nghị trực tuyến với...

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn" vào các cổ phiếu nào?Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay,...

Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng

Sabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồngSabeco dự kiến trình lên cổ đông kế hoạch doanh thu giảm 1% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 8% trong năm 2025. Công ty cổ...

Tiết lộ thù lao lãnh đạo loạt ngân hàng, nơi lãi nhất hệ thống trả thu nhập sếp ra sao?

Nhiều ngân hàng công bố báo cáo tài chính năm 2024 qua kiểm toán. Báo cáo minh bạch các khoản thù lao, thu nhập lãnh đạo quản lý được nhận năm ngoái. Chủ tịch LPBank không nhận thù lao 2 năm liềnTại LPBank, ông...

Con trai chủ tịch Nguyễn Duy Hưng bán hết cổ phiếu SSI

Ông Nguyễn Duy Linh - con trai chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - đã bán ra toàn bộ số cổ phiếu SSI nắm giữ theo hình thức thỏa thuận. Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. 30/03/2025 21:29 (PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy mới ký ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT với những mục tiêu cụ thể về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam. ...

Mới nhất

Đề xuất xây tuyến cao tốc mới nối với sân bay Long Thành: Ấp nhỏ ven biển sắp “lên đời”

Ấp nhỏ ven biển sẽ là thủ phủ du lịch nghỉ dưỡng mới Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt vào ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khu vực Long Hải - Bình Châu sẽ trở thành khu du lịch quốc gia, trong...

HSG: Lợi nhuận sau thuế uớc lũy kế 07 tháng NĐTC 2024-2025 đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch đề ra

Ngày 02/04/2025, Hoa Kỳ đã công bố mức thuế quan đối ứng đến các...

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Cảng Hải Phòng chính thức khánh thành cảng container quốc tế số 3 và số 4...

Chiều 13/5, tại Khu bến cảng Lạch Huyện, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025) và 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (29/4/1995 – 29/4/2025), UBND thành phố Hải Phòng và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khánh thành bến cảng container...

VIMC kỷ niệm 30 năm, đón Huân chương Lao động hạng Nhì

Chiều ngày 10/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì – phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, ghi nhận những đóng góp quan trọng của VIMC trong...

VIMC cần tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Giữ vững vai trò doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực hàng hải Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã chúc mừng và biểu dương những nỗ lực, thành tích nổi bật của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) trong 30 năm qua. Ông nhấn mạnh, Huân chương Lao động hạng Nhì là sự ghi nhận...

Mới nhất

Hành trình Mới và Mở