Trang chủChính trịNgoại giaoVẫn "nghiện" Trung Quốc dù bị "giáng đòn đau", doanh nghiệp Mỹ...

Vẫn “nghiện” Trung Quốc dù bị “giáng đòn đau”, doanh nghiệp Mỹ gặt hái được gì từ thị trường không thể thiếu?


Đối với các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Tesla… Trung Quốc vẫn là thị trường không thể thiếu, dù căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không ngừng leo thang.

Căng thẳng leo thang, loạt 'ông lớn' công nghệ Mỹ vẫn 'nghiện' Trung Quốc
Các công ty công nghệ Mỹ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. (Nguồn: ABC News)

Lũ lượt đến Trung Quốc

Đầu năm nay, các nhà lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp công nghệ quyền lực nhất của Mỹ đã lũ lượt kéo đến Trung Quốc, sau khi nước này chấm dứt các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 và dần mở cửa trở lại. Bất chấp mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, các tập đoàn lớn Mỹ vẫn tăng cường tìm kiếm cơ hội ở thị trường tỷ dân.

Tháng 3, Tim Cook, Giám đốc điều hành của Apple tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh. Tại đây, ông phát biểu rằng: “Apple và Trung Quốc cùng nhau phát triển. Đây là một mối quan hệ cộng sinh”.

Tháng 4, Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger cũng đến thăm Bắc Kinh và gặp gỡ các quan chức Trung Quốc.

Cuối tháng 5, Elon Musk, đồng sáng lập công ty xe điện Tesla, đến thăm Trung Quốc. Doanh nhân nổi tiếng này đã gặp gỡ các quan chức chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh và sau đó đi thăm nhà máy Tesla tại Thượng Hải.

Và mới nhất, tháng 6/2023, Bill Gates, người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ khổng lồ Microsoft của Mỹ, được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp đón tại Bắc Kinh – một ngoại lệ gần như chưa từng có đối với một nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

“Ông là người bạn Mỹ đầu tiên mà tôi gặp trong năm nay”, Chủ tịch Trung Quốc nói với tỷ phú Mỹ.

Thị trường không thể thiếu

Sự chú ý của lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ Washington đối với Bắc Kinh chứng tỏ tầm quan trọng của quốc gia này với một số doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ.

Trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới nỗ lực thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ của Mỹ, các công ty công nghệ lớn nhất của Washington vẫn phụ thuộc rất nhiều thị trường tỷ dân.

Trên thực tế, dù đã 5 năm “tách rời”, nhưng sự phụ thuộc này hầu như không thay đổi.

Năm 2018, Washington bắt đầu chuyển dần sang trạng thái tách khỏi Bắc Kinh, dưới thời Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ – ông Donald Trump. Vị Tổng thống này đã áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu và đầu tư nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến của Mỹ.

Nhưng 5 năm sau, một phân tích dữ liệu tài chính của Nikkei Asia cho thấy, các công ty công nghệ Mỹ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc.

Tính theo tỷ lệ doanh số hàng năm, doanh số thu được của các thương hiệu công nghệ hàng đầu, chẳng hạn như Apple và Tesla, đã tăng hoặc hầu như không thay đổi kể từ năm 2018. Ngay cả các công ty trong lĩnh vực bán dẫn, vốn là mục tiêu cụ thể của chính phủ Mỹ cũng ít nhận thấy sự thay đổi trong doanh thu.

Số liệu của QUICK-FactSet cho thấy, Apple, công ty có giá trị nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, kiếm được nhiều tiền nhất ở Trung Quốc vào năm 2022, gần 70 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu của Qualcomm – một công ty chip lớn của Mỹ – cũng phụ thuộc vào Trung Quốc tới hơn 60%.

Qualcomm, Lam Research và 4 công ty khác của Mỹ trong ngành bán dẫn cho rằng, thị trường Trung Quốc là nguồn doanh thu lớn nhất của họ vào năm ngoái, vượt qua các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản.

Năm 2022, tổng thương mại song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt mức kỷ lục 690 tỷ USD. Xuất khẩu của Washington sang Bắc Kinh cũng tăng 28% trong giai đoạn 2018-2022.

Ông Fu Fangjian, Phó Giáo sư tài chính tại Trường Kinh doanh Lee Kong Chian, Đại học Quản lý Singapore nhận định: “Trung Quốc đã phát triển thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Đất nước này cũng là một thị trường duy nhất không thua kém nhiều so với Mỹ. Trong khi Washington cố gắng ngăn chặn việc tiếp cận công nghệ cao của Bắc Kinh thì các ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ khó rời xa thị trường quan trọng này”.

Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk tại Bắc Kinh ngày 31/5/2023. Nguồn: Nikkei Asia
Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk tại Bắc Kinh ngày 31/5. (Nguồn: Nikkei Asia)

Nỗ lực loại bỏ rủi ro

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, sự phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về doanh thu có thể khiến các doanh nghiệp công nghệ Mỹ tổn thương.

Ông Abishur Prakash, Giám đốc điều hành của The Geopolitan Business, một công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto (Canada) nhấn mạnh: “Rủi ro lớn nhất đối với các công ty công nghệ Mỹ là lệnh cấm hoàn toàn và mất khả năng bán hàng hoặc sản xuất tại Trung Quốc”.

Đối với Apple, Tesla và các nhà sản xuất chip cung cấp chất bán dẫn cho các nhà máy sản xuất thiết bị điện tử ở Trung Quốc, căng thẳng Mỹ-Trung có những tác động rất lớn.

Tháng 5, chính quyền Trung Quốc thông báo,”gã khổng lồ” chip nhớ Micron Technology của Mỹ đã không vượt qua được đánh giá bảo mật. Micron đã bị cấm bán sản phẩm cho các công ty nội địa của Trung Quốc.

Sanjay Mehrotra, Giám đốc điều hành của Micron cho biết: “Khoảng một nửa doanh thu của Micron tại Trung Quốc có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ‘Cơn gió ngược’ này đang ảnh hưởng đến triển vọng phát triển và làm chậm quá trình phục hồi của chúng tôi”.

Để giảm thiểu rủi ro địa chính trị, một số công ty trong ngành công nghệ Mỹ đã bắt đầu tổ chức lại hoạt động tại Trung Quốc, nhằm nỗ lực ngăn chặn thiệt hại tiềm ẩn từ các lệnh trừng phạt.

Vào tháng 5, LinkedIn, một nền tảng truyền thông xã hội thuộc sở hữu của Microsoft, đã tuyên bố sẽ đóng cửa các ứng dụng ở Trung Quốc và cắt giảm hơn 700 vị trí làm việc. LinkedIn trích dẫn: “Sự thay đổi trong hành vi của khách hàng và tăng trưởng doanh thu chậm hơn là lý do đằng sau quyết định này”.

Cuối tháng 5, Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã công bố kế hoạch bán cổ phần của H3C với giá 3,5 tỷ USD. H3C là doanh nghiệp bán phần cứng HPE tại Trung Quốc.

Giám đốc điều hành HPE, ông Antonio Neri cho hay: “Đây là kết quả tốt nhất cho khách hàng, nhân viên và cổ đông. Rõ ràng, hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp hơn. HPE sẽ chỉ có một sự hiện diện rất nhỏ ở Trung Quốc để hỗ trợ các khách hàng đa quốc gia và sẽ tiếp tục bán các dịch vụ HPE thông qua H3C”.

Đầu tháng 6, công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu của Mỹ – Sequoia Capital – cũng thông báo quyết định tách rời bộ phận tại Trung Quốc. Quyết định này nhằm tái cấu trúc cơ cấu, hướng tới mục tiêu đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của công ty.

Và trong tháng này, Amazon.com cũng tuyên bố sẽ chính thức đóng cửa hàng ứng dụng tại Trung Quốc.

Một hiện trạng mới đang hình thành

Theo đánh giá của Nikkei Asia, trước đây, các ‘nạn nhân’ trực tiếp của cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung hầu hết đều thuộc về phía Bắc Kinh.

Lệnh trừng phạt của Mỹ đã “giáng đòn mạnh” vào những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc, hạn chế họ tiếp cận các công nghệ quan trọng của Mỹ. Huawei và ZTE là hai doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.

Không chỉ thế, Washington và một số quốc gia phương Tây khác còn cấm sử dụng thiết bị 5G của Huawei và ZTE trong cơ sở hạ tầng truyền thông.

Song, giới chuyên gia nhận thấy, khi cuộc đối đầu Trung-Mỹ kéo dài và trở nên tồi tệ hơn, những hạn chế từ cả hai bên đang bắt đầu gây tổn hại cho ngành công nghiệp chủ chốt của Mỹ.

Qualcomm cho biết trong báo cáo thường niên rằng, “một phần đáng kể hoạt động kinh doanh của chúng tôi tập trung ở Trung Quốc và rủi ro của sự tập trung đó càng trầm trọng hơn do căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới”.

Trong khi Apple thì lưu ý: “Căng thẳng giữa Mỹ-Trung đã dẫn đến một loạt mức thuế quan mới và hạn chế kinh doanh được đưa ra. Thuế quan làm tăng giá thành các sản phẩm, linh kiện, nguyên liệu thô. Những chi phí gia này sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận của công ty bị sụt giảm”.

Các nhà phân tích nhận thấy, cuộc đối đầu công nghệ Mỹ-Trung sẽ không sớm kết thúc.

Ông Akira Minamikawa, Giám đốc tư vấn cấp cao của công ty nghiên cứu Omdia có trụ sở tại Anh dự đoán rằng, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chỉ rút lui khi khả năng cạnh tranh công nghệ của Trung Quốc giảm sút.

Còn theo ông Prakash: “Không có hướng đi dễ dàng dành cho các doanh nghiệp tìm cách đối phó với sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Chủ các doanh nghiệp phải chấp nhận rằng, một hiện trạng mới đang hình thành”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Tập gặp lãnh đạo của hơn 40 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với các lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy đầu tư và ứng phó căng thẳng địa chính trị. Lời trấn an trong giai đoạn nhạy...

Ông Trump “chịu chơi” hơn với những “cơn đau” của thị trường chứng khoán Mỹ

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, thị trường chứng khoán luôn là tâm điểm chú ý. Tuy vậy, hiện tại, câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Trung Quốc sẽ tăng cường đối phó với các tác động từ bên ngoài

(CLO) Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tác động từ bên ngoài có thể lớn hơn dự báo, đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng nhiều lĩnh vực kinh tế để thu hút các nhà đầu tư quốc tế, theo Thủ tướng Lý Cường tuyên...

Khi Việt Nam là đích đến của các nhà đầu tư nước ngoài

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là “đích đến”. Nhưng quan trọng là làm sao để các kế hoạch đó được hiện thực hóa, qua đó tiếp thêm động lực tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là “đích đến”. Nhưng quan trọng là làm sao để các kế hoạch đó được hiện thực hóa, qua đó tiếp thêm động lực tăng trưởng cho...

64 doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam, nhiều nhất từ trước đến nay

Đoàn doanh nghiệp Mỹ thuộc nhiều lĩnh vực đang có chuyến thăm 3 ngày đến Việt Nam. Đây là số lượng tham gia một phái đoàn nhiều nhất từ trước đến nay. Ngày 18-3 tại Hà Nội, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải quân Việt Nam-Thái Lan tuần tra chung lần thứ 51

Sáng 2/4, Biên đội tàu 263, 261 thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Bộ trưởng Pete Hegseth khẳng định “liên minh sắt đá” Mỹ-Philippines tại khu vực

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Philippines là cơ hội quan trọng để truyền tải chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump, định hình quan điểm can dự của Washington tại khu vực.

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Quyết chấm dứt nạn đói cho trẻ em châu Phi, AfDB phê duyệt lập quỹ hàng chục triệu USD

Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) đã phê duyệt việc thành lập một quỹ nhằm giúp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi đi học tại châu lục.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Bài đọc nhiều

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024

Sáng ngày 27/11, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến kết nối Hội nghị thông tin chuyên đề quý IV/2024 do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức.

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều ngày 31/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 dưới sự chủ trì của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Khen Mexico về phản ứng với sắc lệnh thuế quan, Mỹ tặng “phần quà” giá trị

Ngày 3/2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, chính quyền Mỹ đã đồng ý tạm dừng áp dụng thuế quan toàn diện đối với nước này trong 1 tháng trong khi hai bên đang đàm phán để đạt được thỏa thuận.

Khó “né” tác động thuế quan từ Mỹ, Trung Quốc có thể trả đũa mạnh hơn dự đoán nếu bị “dồn vào chân tường”

Mức thuế quan sắp áp dụng của Mỹ có thể sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn Trung Quốc. Chuyên gia nhận thấy, Bắc Kinh có nhiều công cụ để đáp trả mức thuế quan từ Washington.

Các nhà sản xuất chip Trung Quốc nhiệt tình ủng hộ DeepSeek

Thị trường AI Trung Quốc đang dần trở nên nóng hơn khi các nhà sản xuất chip và cung cấp dịch vụ đám mây “tất bật” hỗ trợ mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của DeepSeek, nhằm tạo ra một “thời khắc bước ngoặt” cho ngành.

Cùng chuyên mục

Thị trường trầm lắng, tâm lý găm hàng cao, lượng tiêu xuất khẩu thấp nhất trong 6 năm

Giá tiêu hôm nay 31/3/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 159.000 – 160.000 đồng/kg.

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Yangon, sẵn sàng hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại...

Đội cứu hộ của Việt Nam từ ngày mai sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại các nơi bị ảnh hưởng động đất ở Myanmar.

Thúc đẩy kinh tế tư nhân và bài học từ Mỹ (kỳ 1)

Mô hình America Inc. dưới thời chính quyền Trump 2.0 - coi chính phủ như một tập đoàn cần tái cấu trúc để hoạt động hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm - gồm 10 điểm nhấn chiến lược.

ASEAN chung tay khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan

Sáng 30/3, theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất xảy ra ngày 28/03 tại Myanmar và Thái Lan.

Tuyên bố không bận tâm nếu giá tăng sau ‘Ngày giải phóng’, ‘ván cược’ của Tổng thống Trump có đưa ngành sản xuất Mỹ...

Nhà Trắng đang chuẩn bị áp dụng mức thuế mới đối với nhiều mặt hàng tiêu dùng vào ngày 2/4, động thái vấp phải sự chỉ trích từ các nhà lãnh đạo quốc tế và lo ngại về khả năng giá cả tăng đối với người tiêu dùng. Tổng thống Donald Trump tuyên bố không bận tâm.

Mới nhất

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ, doanh thu tăng 22%, đột phá về AI

(Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 03 tháng 4 năm 2025) – Công ty Cổ phần VNG (VNG) vừa công bố kết quả tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính 2024. Trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động, công ty vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thuần ấn tượng 22%, đạt...

Mới nhất