Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcVẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ!

Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ!


Loay hoay ứng phó với sự tồn tại

Chiều nay 5.11, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giáo dục 2023. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD-ĐT và ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức. Đây là hội thảo được tổ chức thường niên, chủ đề của hội thảo năm nay là “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục ĐH”.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dù giáo dục ĐH Việt Nam đang trong trạng thái phát triển (với quy mô trên toàn hệ thống khoảng trên 500.000 sinh viên) nhưng tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ! - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng nếu cứ loay hoay ứng phó với sự tồn tại thì câu chuyện chất lượng sẽ là vô cùng khó

Trong khi đó, Đảng, Nhà nước và người dân đang kỳ vọng đất nước có sự phát triển mạnh mẽ, bứt phá, một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Vì thế, cái chúng ta cần hệ thống giáo dục ĐH ở thời điểm này, ở thập kỷ này, bối cảnh này là một sự bứt phá.

“Thế nhưng, câu chuyện chúng ta bàn từ đầu đến giờ cảm giác vẫn đang loay hoay trong khung cảnh làm thế nào để các trường ĐH cùng đỡ khổ, đỡ khó, đỡ nghèo nhưng chưa nhìn thấy nhiều con đường để bứt phá”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đã bàn về vấn đề chất lượng thì phải bàn về vấn đề lớn hơn, làm thế nào để các trường ĐH phát triển bứt phá, chỉ có phát triển mới có chất lượng. Còn cứ loay hoay ứng phó với sự tồn tại thì câu chuyện chất lượng sẽ là vô cùng khó.

Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với hệ thống giáo dục công, dứt khoát muốn có sự cải thiện mang tính bứt phá thì vừa phải huy động từ phía xã hội, phía doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Cho nên cần nguồn lực đầu tư, cách thức đầu tư để tạo ra sự bứt phá của các trường ĐH.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Vẫn loay hoay bàn sao cho đại học đỡ nghèo, đỡ khổ! - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: “Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ ĐH”

Với chủ đề thể chế, thực sự cũng có một số vướng. Vướng ở thực thể tự chủ, quản trị với mô hình của đơn vị giáo dục ĐH. Tự chủ là một thuộc tính của ĐH, nó cần có và đương nhiên là phải có, các trường ĐH trên thế giới sẽ không thể hiểu tại sao lại phải bàn về điều đương nhiên đó. Nhưng phát triển ĐH ở Việt Nam có một hoàn cảnh riêng, quản lý nhà nước từ cơ chế kế hoạch hóa bao cấp chuyển sang thị trường. Nên giờ đây chúng ta mới có hệ thống quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ ĐH, nhưng hiện chưa có được sự đồng bộ và chia sẻ của hệ thống pháp luật khác.

Với một cơ sở giáo dục ĐH mà áp dụng các quy định tương tự các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để tự chủ. Chẳng hạn, các nhà khoa học trong các trường ĐH cũng là viên chức. Nhưng họ cần sự tự chủ rất cao để sáng tạo, để thể hiện hết trách nhiệm của mình. Nếu theo chế tài của luật Viên chức thì các nhà khoa học khó có được sự tự chủ.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác, như quản lý tài sản công, sở hữu trí tuệ… Để đảm bảo tuân thủ các luật khác thì tự khắc tạo ra sự xung đột trong việc tạo điều kiện cho tự chủ ĐH.

“Câu chuyện lúc này là phải tạo được hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để thực hiện được tự chủ ĐH đầy đủ, chiều sâu. Để tháo gỡ cho doanh nghiệp, để mở đường cho kinh tế, chúng ta đã thực hiện một luật sửa nhiều luật. Đây là việc bất đắc dĩ trong xây dựng luật pháp, nhưng rất cần thiết để tránh những chồng chéo. Nếu có thể đề xuất một luật như vậy thì nên lấy tâm điểm là tự chủ ĐH và rà soát những gì chồng chéo, cản trở, mâu thuẫn thì sửa đổi, để các luật khác, các quy định khác có thể mở đường cho tự chủ ĐH”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề xuất.

“Tôi chỉ nhấn mạnh điều này, còn những việc khác như mô hình quản trị, kiểm định chất lượng, quản lý theo mô hình doanh nghiệp hay không… sẽ có nhiều dịp để bàn. Hôm nay, tại diễn đàn này, tôi chỉ đề đạt một điều: Cần có đột phá về thể chế, mở đường cho tự chủ ĐH“.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn

 



Source link

Cùng chủ đề

Nghĩ về chấn hưng giáo dục

Sáng 12-10-2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến dự lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. ...

Ngôi trường trung học cổ nhất TP.HCM 150 tuổi

Ngày 18.1, Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đã tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm thành lập. Theo Từ điển thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh thì đây là trường trung học cổ nhất TP.HCM hiện nay và được...

10 trường đại học có điểm xếp hạng cao nhất 2025

Bảng xếp hạng đại học Việt Nam (VNUR) vừa công bố danh sách 100 cÆ¡ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2025, trên cÆ¡ sở rà soát 237 cÆ¡ sở giáo dục đại học của cả nước. Bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025 (VNUR-2025, Viet Nam's University Rankings) vừa được công bố với bất ngờ lớn nhất khi có gương mặt mới lọt top 10.Theo bảng xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM...

Dự kiến bỏ xét tuyển sớm

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết Ban soạn thảo quy chế tuyển sinh sẽ trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ xét tuyển sớm. ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo xây kho học liệu mở kết nối các trường đại học

Giai đoạn 1 đến năm 2026, kho học liệu sẽ có 300 giáo trình, tài liệu giảng dạy đại học. Ở giai đoạn 2, con số này sẽ tăng lên 600. Ở giai đoạn 2, nguồn dữ liệu cũng được mở rộng sang các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Chiến thắng’ đầu tiên của Tổng thống Trump trong cuộc chiến trục xuất di dân lậu

Trưa 27.1 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Mỹ ngừng tăng thuế quan và cấm vận sau khi Colombia đã nhượng bộ và cho phép các máy bay quân sự Mỹ chở di dân bất hợp pháp hạ cánh xuống nước này. ...

Rũ bỏ hình ảnh gợi cảm, Miss Grand Thái Lan hóa thân thành ‘nàng thơ’ với áo dài

Trong chuyến công tác nhằm quảng bá cho bộ phim Petrichor The Series tại Việt Nam, dàn diễn...

Chuyên gia chia sẻ mẹo hay giúp người bệnh thận ăn tết mà không lo lắng

Đối với người mắc bệnh thận mạn tính, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần để kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. ...

Bài đọc nhiều

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Hiệu trưởng trường THPT Lê Hồng Phong, THPT Gia Định và nhiều trường TP.HCM phải báo cáo, giải trình

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức kiểm điểm theo thông báo số 613/TB-SGDĐT ngày 16-2-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch này căn cứ thông báo số 613/TB-SGDĐT từ ngày 16-2-2023 của Sở...

Hơn 6.400 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu có môn tiếng Nhật

Năm nay là năm đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng phương thức vận chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ trên phạm vi toàn quốc. ...

Cùng chuyên mục

Lời chúc Tết 2025 hài hước nhất dành cho bạn trai cùng lớp

Thời khắc năm mới sắp đến, việc gửi lời chúc Tết hài hước nhất dành cho các bạn trai cùng lớp sẽ giúp tình bạn ngày càng thân thiết. Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến rồi, hãy gửi cho các bạn trai cùng lớp những lời chúc thật ý nghĩa và hài hước trong ngày quan trọng này. VietNamNet gợi ý những lời chúc để bạn dành tặng những người bạn trai cùng lớp trong dịp đầu năm mới cho tình...

Vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư tại Mỹ, nữ sinh Việt sở hữu thành tích ấn tượng

(NLĐO) - Kỳ thi thi sát hạch luật sư bang California kéo dài 2 ngày. Ngày đầu, thí sinh làm 6 bài luận, ngày thứ trả lời 200 câu trắc nghiệm trong vòng 6 giờ. ...

Bản thân em cũng gặp cám dỗ

Hoa khôi Trường Đại học Thương mại 2024 Trần Minh Thu rất giỏi giang và năng động. Song hành với việc học, cô tham gia các hoạt động, các sự kiện như một cách để tăng thêm trải nghiệm của bản thân. ...

Thưởng Tết cho giáo viên: Làm sao để nhà giáo ‘vui như Tết’?

Trải qua hơn 38 năm công tác, tôi chưa bao giờ biết tiền thưởng Tết là gì. Cũng có năm chúng tôi được phát tiền vào dịp Tết nhưng thực tế đó là tiền tiết kiệm chi trong ngân sách chi thường xuyên của các trường còn kết dư chia cho giáo viên. Tết Ất Tỵ 2025 lại đến. Những ngày này đến trường, nhiều thầy cô có cùng tâm sự: “Tết đến là thêm nhiều nỗi lo!". Có cô giáo...

Cùng con gìn giữ những giá trị của Tết xưa

Là người yêu Tết, luôn mong các con cảm nhận được những giá trị, ý nghĩa mà Tết mang lại, chị Lê Vân Anh (Hà Nội) luôn cố gắng giữ chút không khí Tết xưa cho các con...

Mới nhất

Thợ làng bánh đa xứ Nghệ nhộn nhịp luôn tay dịp Tết

TPO - Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, những cơ sở sản xuất bánh đa ở làng Tây Lân (xã Thịnh Trường, Nghi Lộc, Nghệ An) lại nhộn nhịp cảnh thợ luôn tay tráng bánh, nướng bánh hay đóng gói để kịp giao khách hàng ăn Tết. 27/01/2025 | 08:19 ...

TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quả

Công thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của TP.HCM là tiếp nhận và phân công cán bộ trong 1 ngày, phối hợp xử lý trong 3 ngày, tối đa là 7 ngày. TP.HCM siết việc áp dụng công thức 1-3-7 để giải ngân đầu tư công hiệu quảCông thức 1-3-7 trong giải ngân đầu tư công của...

Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bán

Ngày 23/1, Sở Xây dựng Đồng Nai ra văn bản thông báo xác nhận 422 căn nhà ở thấp tầng tại khu số 2, dự án Khu đô thị Aqua Riverside City thuộc đô thị Aqua City đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Trước Tết, dự án Aqua City có thêm 422 căn nhà đủ điều kiện mở bánNgày...

Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến vận hành cuối năm 2026

Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã và đang gấp rút thực hiện thủ tục pháp lý trình cấp có thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án Trung tâm giao dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng. Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem dự kiến...

Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt

Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Với nhiều vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, Chứng khoán APG bị phạt tổng cộng gần 1,5 tỷ đồng. Ngày 24/01/2025, Ủy ban Chứng...

Mới nhất