Trang chủDi sảnVăn hóa Óc Eo không ngừng phát triển thông qua các hoạt...

Văn hóa Óc Eo không ngừng phát triển thông qua các hoạt động khảo cổ học trong nước và quốc tế


VHO – Ngày 30.9, tại tỉnh An Giang, BQL Di tích văn hóa Óc Eo tổ chức Hội thảo khoa học, với chủ đề: “Nền văn hóa Óc Eo – Những cung bậc lịch sử và định hình ngày truyền thống văn hóa Óc Eo Nam Bộ”.

Văn hóa Óc Eo không ngừng phát triển thông qua các hoạt động khảo cổ học trong nước và quốc tế - ảnh 1
Công tác bảo tồn – phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo mang lại những kết quả quan trọng

Phấn đấu hoàn thành hồ sơ và trình UNESCO vào năm 2026

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Giềng – Giám đốc BQL Di tích văn hoá Óc Eo, Trưởng BTC ôn lại lịch sử phát quật di tích khảo cổ Óc Eo.

Theo đó, mùa xuân năm 1944, Louis Malleret – một học giả người Pháp đã đến đây, để chủ trương phát quật một di tích khảo cổ trên cánh đồng hướng Đông núi Ba Thê. Vị trí đó ngày nay là thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Với kết quả quan trọng của cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên này, ông đã đặt tên cho gò đất đã khai quật là Gò Óc Eo, từ đó lan truyền ra khắp Nam Bộ – Việt Nam và thế giới, về một nền văn hóa Óc Eo cổ đại, thuộc Vương quốc Phù Nam, đã từng tồn tại và biến mất ở Đông Nam Á từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ VII.

Trải qua 80 năm, văn hóa Óc Eo ở ĐBSCL và Nam Bộ Việt Nam, đã không ngừng phát triển thông qua các hoạt động khảo cổ học trong nước và quốc tế.

Nếu tính từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, chỉ riêng tại tỉnh An Giang đã có hàng chục cuộc khai quật khảo cổ học, mà trong đó gần đây nhất là từ năm 2017-2020.

Theo đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức cuộc khai quật khảo cổ tại Khu di tích (KDT) Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê với quy mô lớn nhất, các chuyên gia khảo cổ học – giáo sư đầu ngành lớn nhất và nguồn kinh phí cũng lớn nhất dành cho văn hóa Óc Eo.

Kết quả của cuộc khai quật khảo cổ lần này, đã thu được nhiều giá trị mới trong di tích và di vật, bổ sung thêm nhiều luận cứ khoa học quan trọng, góp phần bảo tồn và xây dựng hồ sơ di sản văn hóa thế giới, cho KDT khảo cổ Óc Eo – Ba Thê.

“Lịch sử 80 năm văn hóa Óc Eo trên vùng đất An Giang, đặc biệt là từ khi BQL Di tích văn hóa Óc Eo, được UBND tỉnh An Giang quyết định thành lập vào 20.5.2013. Từ đó đến nay, Văn hóa Óc Eo An Giang cùng với Nam Bộ và cả nước, đã tăng cường nhiều hoạt động, mà tiêu biểu là bảo tồn – phát huy giá trị di tích, mang lại những kết quả quan trọng”, ông Nguyễn Hữu Giềng nhấn mạnh.

Đặc biệt, đến nay, hồ sơ di sản văn hóa thế giới đối với KDT khảo cổ Óc Eo – Ba Thê đã hoàn thành giai đoạn 1. Chủ đầu tư đang khẩn trương hoàn thành các hồ sơ thủ tục, để tổ chức đấu thầu rộng rãi, lựa chọn nhà thầu lập hồ sơ đề cử và kế hoạch quản lý KDT khảo cổ Óc Eo – Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Theo lộ trình, tỉnh An Giang đang phấn đấu hoàn thành toàn bộ hồ sơ và trình UNESCO vào năm 2026.

Văn hóa Óc Eo không ngừng phát triển thông qua các hoạt động khảo cổ học trong nước và quốc tế - ảnh 2
Các đại biểu tham dự hội thảo

Đề xuất lấy ngày 10.2 là Ngày truyền thống Văn hóa Óc Eo Nam Bộ

Tại hội thảo, các học giả, nhà quản lý, nhà khoa học đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng: Những nghiên cứu mới về văn hóa Óc Eo; bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch từ văn hóa Óc Eo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà…

Qua trao đổi và công bố các kết quà nghiên cứu, các đại biểu đã thảo luận, bổ sung, làm rõ thêm tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của KDT khảo cổ Óc Eo – Ba Thê.

Các giải pháp và kỹ thuật bảo tồn gốm, bảo tồn các hiện vật hữu cơ (nhất là hiện vật gỗ); các giải pháp để biến di tích, di vật văn hóa Óc Eo thành những sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà trong thời gian tới…

Một số tham luận của các tác giả đã làm rõ thêm về đời sống của cư dân Văn hóa Óc Eo qua những hiện vật và phát hiện như các bộ sưu tập vàng lá ở Đá Nổi, các bộ sưu tập huy chương – trang sức, đồ gốm, các hiện vật bằng gỗ và xương được khai quật phát hiện ở di tích Kinh cổ (Lung Lớn, Óc Eo – Ba Thê).

Mối quan hệ văn hóa giữa các địa điểm di tích Óc Eo với KDT Cát Tiên (Lâm Đồng) cũng được một số tác giả làm rõ thêm qua nghiên cứu so sánh các bộ sưu tập vàng lá cũng như mối quan hệ với các nền văn hóa trong khu vực, với văn minh Ấn Độ.

Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay trong bối cảnh chịu nhiều tác động của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Những ý kiến của chuyên gia, nhà quản lý đã cho thấy hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Óc Eo hiện nay gặp nhiều thách thức, bao gồm những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến di tích và di vật khảo cổ.

Các đại biểu cũng đã chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất ý kiến trong công tác quản lý, bảo tồn di tích. Nhiều giải pháp áp dụng công nghệ hiện đại cũng được gợi ý nhằm đưa vào thực hiện công việc phát huy, truyền thông quảng bá cho di sản Văn hóa Óc Eo.

Văn hóa Óc Eo không ngừng phát triển thông qua các hoạt động khảo cổ học trong nước và quốc tế - ảnh 3
Hoạt động trưng bày văn hóa Óc Eo

KDT khảo cổ Óc Eo – Ba Thê là một địa điểm được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát huy xây dựng thành các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch khảo cổ…

Lịch sử 80 năm qua, kể từ khi nhà khảo cổ học người Pháp tên Louis Malleret phát hiện, tổ chức khai quật khảo cổ và đặt tên đầu tiên cho nền văn hóa Óc Eo Nam Bộ, nhưng đến nay chưa có ngày truyền thống.

Tại Hội thảo, nhiều tham luận đã ghi nhận những đóng góp của Louis Malleret và nhiều thế hệ các nhà khoa học Việt Nam đối với lịch sử nghiên cứu Văn hóa Óc Eo.

Một số tác giả cũng đã đề xuất lấy ngày 10.2 (ngày 10.2.1944, Louis Mallaret thực hiện chương trình khai quật khảo cổ học di tích Văn hóa Óc Eo đầu tiên) hằng năm là Ngày truyền thống Văn hóa Óc Eo Nam Bộ.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/van-hoa-oc-eo-khong-ngung-phat-trien-thong-qua-cac-hoat-dong-khao-co-hoc-trong-nuoc-va-quoc-te-106829.html

Cùng chủ đề

Bàn giao nhà Nghĩa tình Mặt trận

Chiều 7/1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Long Xuyên (tỉnh An Giang) tổ chức lễ bàn giao nhà Nghĩa tình Mặt trận cho cán bộ Mặt trận cơ sở tại xã Mỹ Khánh. Căn nhà Nghĩa...

Phát triển bền vững các sản phẩm OCOP

Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... Qua đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao, góp phần đưa...

Kiến nghị chuyển hồ sơ điều tra vụ bán đấu giá 270 nền đất

Dự án khu dân cư trung tâm thương mại Vịnh Tre ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang được phê duyệt từ năm 2003 lộ ra hàng loạt sai phạm, thanh tra tỉnh kiến nghị chuyển một số nội dung sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự. ...

Chàng trai An Giang thu nhập vài chục triệu mỗi tháng nhờ đúc tượng gà vịt từ xi măng

Sau những giờ làm việc, buổi tối anh Dinh thư giãn bằng cách đúc tượng những con vật quen thuộc bằng xi măng và thích thú ngắm nhìn. Không ngờ, cơ may đã đến, những bức tượng động vật này giúp anh có thêm nguồn thu nhập vài chục triệu đồng/tháng. ...

Đào móng nhà, phát hiện bất ngờ có từ ngàn năm trước

(NLĐO)- Một hộ gia đình ở Ninh Bình, trong lúc đào móng nhà đã phát lộ 1 đoạn bờ đất đắp được cho là tường thành Hoa Lư, cách đây khoảng ngàn năm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Bảo tồn, phát huy giá trị chuẩn mực trong thực hành Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện những hiện tượng không đúng chuẩn mực, làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, các nhà quản lý, chuyên gia văn hóa, di sản cũng như các nghệ nhân uy tín, gắn bó lâu năm với di sản đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có những không gian, hoạt động thực hành chuẩn mực, góp phần tôn vinh giá trị di sản. Bảo...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – Những mốc son lịch sử“

VHO - Sáng nay 16.1 tại Hà Nội, trưng bày chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức đã khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương dự và cắt băng khai mạc trưng bày. Nhiều tài liệu, hiện vật quý, tiêu biểu trong phần nội dung này như các đồng chí Lãnh...

Tự hào nghề muối Sa Huỳnh

VHO - Nghề làm muối Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề này đã có lịch sử hàng trăm năm và trở thành một nghề truyền thống, văn hóa đặc trưng của địa phương. Hiện nay, đồng muối Sa Huỳnh có tổng diện tích khoảng 106 ha với hơn 560 hộ diêm dân thuộc 3 tổ dân...

Chuyện về ba chiếc xe ô tô từng phục vụ Bác Hồ được công nhận là Bảo vật quốc gia

VHO - Nhằm tôn vinh giá trị di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho quốc gia, dân tộc, vào ngày 19.1.2025, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sẽ trang trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia với ba chiếc xe ô tô đã từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh...

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine –...

Mới nhất